Giáo án Hoạt động tập thể lớp 5 (chi tiết)

Giáo án Hoạt động tập thể lớp 5 (chi tiết)

Hoạt động tập thể:

PTBM BÀI 2: CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG AN TOÀN

I.Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được rằng chúng ta có thể sống an toàn với môi trường xung quanh nếu biết cách phòng tránh tai nạn.

II. Lên lớp:

CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

A. Bài cũ:

- MT: Giúp HS củng cố lại bài cũ.

- PP: Dùng lời. - 1HS nói lại những điều em đã tuyên truyền cho mọi người về sự nguy hiểm của bom mìn.

- GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động tập thể lớp 5 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động tập thể:
PTBM BÀI 2: CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG AN TOÀN
I.Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được rằng chúng ta có thể sống an toàn với môi trường xung quanh nếu biết cách phòng tránh tai nạn.
II. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài cũ:
- MT: Giúp HS củng cố lại bài cũ.
- PP: Dùng lời.
- 1HS nói lại những điều em đã tuyên truyền cho mọi người về sự nguy hiểm của bom mìn.
- GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1 : Nguyên nhân gây tai nạn bom mìn
- MT: HS nắm những nguyên nhân xảy ra tai nạn bom mìn, vật liệu chưa nổ thường gặp đối với trẻ em.
- PP: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, dùng lời.
* GV nêu MĐ – YC của giờ học.
- GV yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn.
- HS nêu lên đáp án của mình và giải thích tại sao. Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
HĐ2: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai
- MT: HS nắm được những việc làm nào đúng, việc làm nào sai để có thể bảo vệ mình khỏi tai nạn bom mìn.
- PP: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, dùng lời.
- HS làm việc cá nhân điền Đ, S vào sách học bằng bút chì.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
HĐ3: Đọc truyện " Đi chăn trâu " và trả lời câu hỏi
- MT: HS biết được khi đi chăn trâu, bò không chạy theo trâu, bò vào những nơi nghi có bom mìn và vật liệu chưa nổ.
- PP: Hỏi đáp, dùng lời.
- HS đọc thầm bài " Đi chăn trâu ".
- Một số em đọc to trước lớp.
- HS suy nghĩ, trả lới các câu hỏi trong sách học sinh.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận.
HĐ4: Đọc truyện " Đi chăn trâu " và trả lời câu hỏi
- MT: HS có kĩ năng kiên định từ chối và ngăn cản những hành vi không an toàn.
- PP: Hỏi đáp, sắm vai, dùng lời.
- HS đọc tình huống trong sách.
- HS xung phong lên sắm vai.
- GV kết luận.
HĐ5: Cách phòng tránh tai nạn bom mìn
- MT: HS biết cách phòng tai nạn bom mìn.
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,
- ĐD: Tranh vẽ ở sách học sinh.
- PP: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, dùng lời.
- HS quan sát tranh, đặt lời cho mỗi bức tranh và trao đổi với các bạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV chốt lại.
C. Củng cố, dặn dò:
- MT: Củng cố lại nội dung bài học.
- PP: Dùng lời.
- 2HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ nội dung bài học.
Hoạt động tập thể:
PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 2: LŨ LỤT
I.Mục tiêu: 
- HS biết được khái niệm về lũ, lụt; nguyên nhân, tác hại của lũ lụt; các loại lũ chính và những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có lũ, lụt.
II. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài.
- PP: Dùng lời.
* GV nêu MĐ - YC của giờ học.
HĐ2: Khái niệm lũ, lụt
- MT: HS nắm được khái niệm về lũ, lụt.
- PP: Dùng lời, động não. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu khái niệm về lũ, lụt.
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV nhận xét, kiết luận.
HĐ3: Nguyên nhân và tác hại của lũ, lụt
- MT: HS nắm được nguyên nhân, tác hại của lũ lụt.
- PP: Dùng lời, động não, thảo luận nhóm. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK, dựa vào những hiểu biết của mình, thảo luận nhóm 4 để tìm nguyên nhân, tác hại của lũ lụt.
- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến.
- Nhóm khác nhân xét, GV kết luận.
HĐ4: Các loại lũ chính
- MT: HS nắm các loại lũ chính thường xảy ra trên nước ta.
- PP: Dùng lời, động não, hỏi đáp.
- ĐD: Tranh vẽ 3, 4, 5 ở SGK.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp quan sát tranh 3, 4, 5 SGK, nêu các loại lũ chính thường xảy ra ở nước ta.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
HĐ5: Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình 
- MT: HS biết được những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có lũ, lụt xảy ra.
- PP: Dùng lời, động não, nhóm, hỏi đáp.
- ĐD: Tranh vẽ 6 đến 13 ở SGK.
- GV cho các nhóm đọc SGK, kết hợp quan sát các tranh vẽ ở SGK, thảo luận về những việc cần làm trước khi lũ lụt xảy ra, trong thời gian có lũ, lụt, sau lũ, lụt. – GV phát giấy khổ to cho các nhóm làm bài rồi dán bài trên bảng lớp, trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
B. Củng cố, dặn dò:
- MT: Củng cố nội dung bài học.
- PP: Dùng lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại nội dung bài học.
Hoạt động tập thể:
KÍNH YÊU THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I.Mục tiêu: 
- HS trình bày những bài hát, múa, bài thơ, truyện kể, ... về thầy, cô giáo.
- Giáo dục HS kính yêu thầy cô giáo.
II. Lên lớp:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Phần mở đầu 
- MT: Giới thiệu tiết SHTT.
- PP: Dùng lời.
- GV giới thiệu MĐ – YC của tiết SHTT.
HĐ2: Trình bày năng khiếu 
- MT: Trình bày những bài hát, thơ, truyện kể,... về thầy, cô giáo.
- PP: Dùng lời, nhóm,...
- HS hoạt động theo nhóm 6, thảo luận, tập duyệt những bài hát, thơ, hò, vè, truyện kể ,... về thầy, cô giáo.
- GV gợi ý HS có thể trình bày cá nhân hoặc song ca, tốp ca, ....
- GV cho HS các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi.
HĐ3: Liên hệ, giáo dục
- MT: HS nói lên suy nghĩ của mình về ngày 20 / 11.
- PP: Dùng lời.
- GV gọi HS nói lên suy nghĩ của mình về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 /11...
- GV nhắc nhở HS phải biết nhớ ơn thầy, cô giáo, những người đã có công dạy dỗ các em nên người....
- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài " Những bông hoa, những bài ca ".
Hoạt động tập thể:
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ 
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu: - HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố.
- Giúp HS lựa chọn con đường an toàn để đến trường.
II. Lên lớp: 
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài cũ:
- MT: Giúp HS củng cố lại bài cũ.
- PP: Dùng lời.
- Gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường ?
+ Nêu những điều cấm khi đi xe đạp ?
- Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài.
- PP: Dùng lời.
- GV giới thiệu bài.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố
- MT: Giúp HS biết được đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn và những đường phố chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
- PP: Thảo luận nhóm, động não, quan sát, dùng lời.
- ĐD: Tranh minh họa SGK.
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình, thảo luận nhóm đôi để TLCH: Đường phố được xem là đẹp, đủ điều kiện an toàn khi nào ? Những đường phố như thế nào thì chưa đủ điều kiện an toàn ?
- Gọi một số nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Đường phố đẹp, đủ điều kiện an toàn khi: Đường trải nhựa hoặc bê tông. Đường rộng có nhiều làn xe, có giải phân cách. Đường có đèn chiếu sáng....
Đường phố chưa đủ điều kiện an toàn: Đường dốc, không phẳng, không thẳng; đường hẹp, không có vỉa hè hoặc vỉa hè có nhiều vật cản ; đường hai chiều, lòng đường hẹp, ...
HĐ3: Lựa chọn con đường đến trường
- MT: Giúp HS biết lựa chọn con đường an toàn để đến trường.
- PP: Thảo luận nhóm, quan sát, động não,dùng lời.
- ĐD: Mô hình SGK.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 6 với nội dung: Em đi theo đường nào từ A đến B ? GV phát giấy khổ to đã vẽ sẵn mô hình như trong SGK, yêu cầu HS dùng bút đánh dấu mũi tên chỉ con đường an toàn em đi đến trường.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:
- MT: Củng cố nội dung bài 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ bài học.
Hoạt động tập thể:
PHÒNG TRÁNH BOM MÌN
BÀI 3: BOM MÌN, VẬT LIỆU CHƯA NỔ 
CẢN TRỞ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục tiêu: - HS thấy được bom mìn, vật liệu chưa nổ cản trở lao động sản xuất và đe dọa cuộc sống của con người.
II. Lên lớp: 
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài cũ:
- MT: Giúp HS củng cố lại bài học.
- PP: Dùng lời.
- 1HS nêu các cách phòng tránh tai nạn bom mìn.
- Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- MT: HS hiểu được rằng ở Quảng Trị vẫn còn nhiều vùng đất chưa được sử dụng vì lượng bom mìn, vật liệu chưa nổ còn sót lại...
- PP: Dùng lời, hỏi đáp.
* GV nêu MĐ – YC của giờ học.
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong sách học.
- GV đọc và nhấn mạnh những từ và ý cơ bản.
- Từng HS chuẩn bị ý kiến trả lời câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Nghe kể chuyện về hậu quả tai nạn bom mìn
- MT: HS hiểu thêm được bom mìn và vật liệu chưa nổ đã cản trở sản xuất và đe dọa cuộc sống của con người.
- PP: Dùng lời, kể chuyện, hỏi đáp.
- GV kể từng câu chuyện như trong SGV.
- Yêu cầu HS phân tích: bom mìn và vật liệu chưa nổ đã gây tác động gì đối với đời sống, sản xuất của con người ?
- HS trả lời câu hỏi đã đặt ra. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3: Tập kể chuyện về hậu quả của tai nạn bom mìn
- MT: HS biết cách tuyên truyền, vận động mọi người đề phòng tai nạn bom mìn.
- PP: Dùng lời, thảo luận nhóm, hỏi đáp.
- Các nhóm chuẩn bị những điều sẽ nói với gia đình và cộng đồng về hậu quả của tai nạn bom mìn.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận.
- GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:
- MT: Củng cố lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nói những điều đã biết về bom mìn cho người thân nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
PHÒNG NGỪA THẢM HỌA:
Bài 3: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ BÃO
I. Mục tiêu: - HS biết khái niệm về áp thấp nhiệt đới và bão; nguyên nhân, tác hại ; những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có áp thấp nhiệt đới và bão.
II. Lên lớp: 
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài cũ:
- MT: Giúp HS củng cố lại bài cũ.
- PP: Dùng lời.
- Một em nêu tóm tắt những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình trước, trong và sau khi lũ lụt xảy ra.
- Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: * Giới thiệu bài 
HĐ1: Áp thấp nhiệt đới và bão là gì ?
- MT: HS biết được áp thấp nhiệt đới và bão là gì ?
- PP: Dùng lời.
* GV nêu MĐ-YC của giờ học.
* GV yêu cầu 1HS đọc khái niệm về áp thấp nhiệt đới và bão ở SGK trang 21-22. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV kết luận và ghi bảng.
HĐ2: Nguyên nhân, tác hại của áp thấp nhiệt đới và bão
-MT: HS biết được nguyên nhân, tác hại của áp thấp nhiệt đới và bão.
- PP: Động não , dùng lời, hỏi
đáp.
- ĐD: Tranh 15 của tài liệu.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và TLCH:
+ Nêu nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới và bão ?
+ Nêu tác hại của áp thấp nhiệt đới và bão ?
- HS tiếp nói nhau trả lời. HS khác nhận xét. GV kết luận.
HĐ3: Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có áp thấp nhiệt đới và bão
-MT: HS biết những việc cần làm để  ... - MT: HS biết lốc và mưa đá là gì? Hỏa hoạn xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, tác hại của lốc, mưa đá, hỏa hoạn. Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình.
- PP: Dùng lời, thảo luận nhóm, 
- ĐD: Giấy khổ to và bút dạ để các nhóm làm bài.
* GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo nội dung:
- Nhóm 1: Lốc là gì? Nguyên nhân, tác hại của lốc ? Các em cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình nếu có lốc xuất hiện ?
- Nhóm 2: Mưa đá là gì? Nguyên nhân, tác hại của mưa đá ? Các em cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình nếu có mưa đá xuất hiện ?
- Nhóm 3: Hỏa hoạn xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, tác hại của hỏa hoạn ? Các em cần làm gì để ngăn ngừa hỏa hoạn ?
- Nhóm 4:Các em cần làm gì nếu bị mắc kẹt ở trong một ngôi nhà đáng cháy ? Các em cần làm gì nếu quần áo bị bốc lửa ? Các em cần làm gì nếu nhìn thấy ai đó nghịch lửa ?
- Đạ diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:
- MT: Giúp HS củng cố bài học
- PP: Dùng lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ bài học. 
Hoạt động tập thể:
PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 6: CÁC HIỂM HỌA KHÁC
I. Mục tiêu: Giúp HS biết: 
- Có rất nhiều hiểm họa khác ảnh hưởng đến nước ta.
- Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình.
II. Lên lớp: 
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài cũ:
- MT: Giúp HS củng cố bài cũ.
- PP: Dùng lời.
- Gọi 1HS nêu những việc trước, trong và sau khi có hạn hán xảy ra.
- GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 HĐ1: Giông và sét
- MT: HS biết giông và sét xảy ra khi nào. Tác hại của giông và sét. Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình.
- PP: Dùng lời, nhóm, hỏi đáp, động não.
- ĐD: Tài liệu.
* GV nêu MĐ- YC của giờ học.
* GV yêu cầu HS đọc tài liệu, kết hợp với vốn hiểu biết của mình về giông và sét, thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
- Giông và sét xảy ra khi nào ? Tác hại của giông và sét?
- Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có giông, sét ?
* Đại diện một số nhóm trình bày nội dung thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
HĐ2: Lốc, mưa đá, hỏa hoạn
- MT: HS biết lốc và mưa đá là gì? Hỏa hoạn xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, tác hại của lốc, mưa đá, hỏa hoạn. Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình.
- PP: Dùng lời, thảo luận nhóm, 
- ĐD: Giấy khổ to và bút dạ để các nhóm làm bài.
* GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo nội dung:
- Nhóm 1: Lốc là gì? Nguyên nhân, tác hại của lốc ? Các em cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình nếu có lốc xuất hiện ?
- Nhóm 2: Mưa đá là gì? Nguyên nhân, tác hại của mưa đá ? Các em cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình nếu có mưa đá xuất hiện ?
- Nhóm 3: Hỏa hoạn xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, tác hại của hỏa hoạn ? Các em cần làm gì để ngăn ngừa hỏa hoạn ?
- Nhóm 4:Các em cần làm gì nếu bị mắc kẹt ở trong một ngôi nhà đáng cháy ? Các em cần làm gì nếu quần áo bị bốc lửa ? Các em cần làm gì nếu nhìn thấy ai đó nghịch lửa ?
- Đạ diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:
- MT: Giúp HS củng cố bài học
- PP: Dùng lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ bài học. 
Hoạt động tập thể:
GÌN GIỮ TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA DÂN TỘC
I. Mục tiêu: 
- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
- Giáo dục HS biết gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc.
II. Lên lớp: 
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HĐ1: Tìm hiểu về một số trò chơi dân gian
- MT: HS kể tên được một số trò chơi dân gian.
- PP: Dùng lời, hỏi đáp.
- GV cho cả lớp ra sân tập trung theo đội hình vòng tròn. 
- GV giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt tập thể.
- GV hỏi HS: Em hãy kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết ? 
- GV nhận xét, cung cấp thêm cho HS tên một số trò chơi dân gian mà các em chưa biết.
HĐ2: Trò chơi
- MT: Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
- PP: Dùng lời, trò chơi, nhóm.
- GV tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê, vật cùi,  Tổ chức cho HS chơi theo nhóm, có thi đua giữa các nhóm.
- Kết thúc các trò chơi, GV hỏi các em: 
+ Em có yêu thích các trò chơi này không ?
HĐ3: Dặn dò
- MT: Giúp HS ghi nhớ bài học.
- PP: Dùng lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thường xuyên chơi các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi hoặc những khi rảnh rỗi.
Tiết 3: Hoạt động tập thể:
GÌN GIỮ TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA DÂN TỘC
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu thế nào là truyền thống văn hóa dân tộc.
HS biết tên những lễ hội và phong tục tập quán ở địa phương nói riêng và đất nước ta nói chung.
- Giáo dục HS biết giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
II. Lên lớp: 
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HĐ1: Thế nào là truyền thống văn hóa dân tộc ?
- MT: Giúp HS hiểu thế nào là truyền thống văn hóa dân tộc?
- PP: Dùng lời, thảo luận nhóm, động não...
- GV nêu câu hỏi: Thế nào là truyền thống văn hóa dân tộc ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trên.
- Gọi một số HS phát biểu ý kiến.
- GV và HS khác nhận xét, kết luận.
HĐ2: Lễ hội và phong tục tập quán 
- MT: HS biết tên những lễ hội và phong tục tập quán ở địa phương nói riêng và đất nước ta nói chung.
- PP: Dùng lời, thảo luận nhóm, động não...
- GV yêu cầu HS kể tên những lễ hội và phong tục tập quán ở địa phương, của các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam.
- GV: Mỗi địa phương, mỗi đất nước đều có một phong tục tập quán riêng. Mỗi dân tộc có một trang phục truyền thống tiêu biểu, Đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc.
HĐ3: Liên hệ, giáo dục
- MT: Giáo dục HS biết giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
- PP: Dùng lời, hỏi đáp, động não...
- GV yêu cầu HS nói lên suy nghĩ của bản thân về phong tục tập quán của địa phương mình, của đất nước mình.
+ Em có yêu thích lễ hội, phong tục tập quán ở địa phương mình không ?
+ Chúng ta nên làm gì để góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc ?
HĐ4: Dặn dò
- MT: Giúp HS ghi nhớ bài học.
- PP: Dùng lời.
- HS nhắc lại những điều các em biết được qua tiết HĐTT này.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ bài học.
Hoạt động tập thể:
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
I.Mục tiêu: 
- HS nêu những việc làm thể hiện tình cảm về mẹ, cô giáo.
- Tiếp tục thi học tập tốt, làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3.
- Giáo dục HS biết yêu quý mẹ và cô giáo.
II. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HĐ1 : Giới thiệu bài
- PP: Dùng lời.
* GV nêu MĐ – YC của giờ học.
HĐ2: Hoạt động cá nhân
- MT: HS nêu những việc làm thể hiện tình cảm về mẹ , cô giáo.
- PP: Dùng lời, thảo luận.
- GV tổ chức cho HS nói với nhau về tình cảm của mình với mẹ và cô giáo.
- GV gọi một số HS nói lên tình cảm của mình với mẹ và cô giáo trước lớp.
- GV yêu cầu HS nói lên những việc làm của mình để thể hiện tình cảm với mẹ và cô giáo.
HĐ3: Hoạt động cả lớp
- MT: Nâng cao ý thức học tập tốt, làm nhiều việc tốt.
- PP: Dùng lời.
- GV yêu cầu HS cả lớp tiếp tục thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3.
Hoạt động tập thể:
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
I.Mục tiêu: 
- Giáo dục an toàn giao thông cho HS.
II. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HĐ1 : Giới thiệu bài
- PP: Dùng lời.
* GV nêu MĐ – YC của giờ học.
HĐ2: Hoạt động nhóm đôi
- MT: HS thảo luận về việc chấp hành giao thông đường bộ của bản thân như thế nào. Từ đó giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho HS.
- PP: Dùng lời, thảo luận, hỏi đáp.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi về việc chấp hành giao thông đường bộ của bản thân như thế nào theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Em thường đi học bằng phương tiện gì ?
+ Khi đi trên đường, em thường đi bên nào của đường ?
+ Nếu đang đi mà em muốn qua đường thì em phải làm gì ?
+ Em thấy những trường hợp nào sau đây không chấp hành luật giao thông đường bộ ?:
a) Đi xe đạp hàng 2, hàng 3 trên đường.
b) Đi bộ giữa lòng đường.
c) Đi bên phải lề đường.
d) Chạy xe đánh võng.
- GV kết luận.
HĐ3: Hoạt động cả lớp
- MT: Củng cố bài học cho HS.
- PP: Dùng lời, thực hành.
- GV yêu cầu HS ra sân thực hành những điều đã học ( đi xe đạp, đi bộ đúng luật giao thông ).
Hoạt động tập thể:
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
I.Mục tiêu:
- HS sưu tầm được một số tranh, ảnh về đề tài thiếu nhi trong nước cũng như trên thế giới.
- Biết được một số hoạt động bổ ích dành cho thiếu nhi.
- Xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
II. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HĐ1: Giới thiệu bài 
- PP: Dùng lời.
* GV nêu MĐ – YC của giờ học.
HĐ2: Giới thiệu tranh về thiếu nhi
- MT: HS sưu tầm được một số tranh, ảnh về đề tài thiếu nhi trong nước cũng như trên thế giới.
- PP: Dùng lời, trực quan, thuyết trình,...
- GV yêu cầu HS cascv nhóm dán tranh sưu tầm được của các nhóm vào giấy khổ to.
- HS trình bày kết hợp thuyết trình trước lớp.
- HS nhóm khác nhận xét.
HĐ3: Thảo luận
- MT: HS biết được một số hoạt động bổ ích dành cho thiếu nhi. Xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
- PP: Dùng lời, trực quan, thuyết trình,...
- GV nêu câu hỏi:
+ Kể tên một số hoạt động bổ ích dành cho thiếu nhi ?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xây dựng tình hữu nghị với thiếu nhi các nước ?
- GV kết luận.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- MT: HS hát múa về thiếu nhi.
- PP: Dùng lời,...
- GV tổ chức cho HS hát, múa những bài hát về thiếu nhi.
- HS lên trình diễn trước lớp.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể:
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
I.Mục tiêu:
- Văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và ngày 1/ 5.
- Giúp HS biết ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5.
- Giao lưu về quyền và bổn phận của trẻ em.
II. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HĐ1: Giới thiệu bài 
- PP: Dùng lời.
* GV nêu MĐ – YC của giờ học.
HĐ2: Hoạt động cả lớp
- MT: HS cả lớp tham gia văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và ngày 1/ 5.
- PP: Dùng lời.
- GV nói cho HS biết ý nghĩa của ngày 30/4 và ngày 1/5.
- Cả lớp tham gia văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
HĐ3: Thảo luận
- MT: HS nói về quyền và bổn phận của trẻ em.
- PP: Dùng lời, thảo luận, hỏi đáp.
- GV cho HS cả lớp thảo luận về quyền và bổn phận của trẻ em.
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc “ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ”( Sách Tiếng Việt 5, tập 2/trang145 – 146 ).
HĐ3: Dặn dò
- PP: Dùng lời.
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5; ghi nhớ quyền và bổn phận của trẻ em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHOAT DONG TAP THE.doc