I. Mục tiêu:
- Giúp HS :
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có âm đầu l - n.
- Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l - n
- Kích thích sự hứng thú trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị bài có những tiếng, từ, câu có chứa âm đầu l / n.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Ổn định tổ chức: Lớp hát một bài.
Hướng dẫn học LUYỆN PHÁT ÂM VÀ VIẾT ĐÚNG HAI PHỤ ÂM L - N I. Mục tiêu: - Giúp HS : - Đọc và viết đúng các từ ngữ có âm đầu l - n. - Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp. - Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l - n - Kích thích sự hứng thú trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị bài có những tiếng, từ, câu có chứa âm đầu l / n. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Ổn định tổ chức: Lớp hát một bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS B.Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. C.Nội dung: 1.Luyện đọc: GV đưa bài : Ngày lễ Ngày 8 tháng 3 hằng năm là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày 1 tháng 5 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Còn ngày 1 tháng 10 được lấy làm Ngày Quốc tế Người cao tuổi. - Đọc mẫu toàn bài. - Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l - n. - Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l ? - GV chốt: là, lao, lấy, làm. - Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào? - Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l. - Yêu cầu HS tìm trong bài những tiếng có phụ âm đầu n? - GV chốt: năm, nữ. - Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào? - Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n. *Lưu ý: Nếu HS đọc sai, GV cho dừng lại và sửa luôn, khuyến khích cho HS nhận xét và sửa cho bạn. *Luyện đọc từ, cụm từ, câu: Cho HS luyện đọc các cụm từ: hằng năm, phụ nữ, lao động. - HS luyện đọc nối tiếp câu. - GV nhận xét. *Luyện đọc cả bài: - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Nêu những ngày lễ trong năm có trong đoạn văn? - Vậy để làm nổi rõ ND của đoạn thơ chúng ta cần lưu ý gì? - GV nhận xét chốt cách đọc: Đọc chậm, nhấn gọng ở từ ngữ nói về ngày lễ. - Gọi HS đọc bài. 2.Luyện viết: GV đưa nội dung BT: Điền l hay n vào chỗ chấm: o sợ, ăn o, hoa an, thuyền an. - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - Bài tập yêu cầu gì? - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức. - Chữa bài, tổng kết trò chơi. * Đố vui: - GV hướng dẫn HS cách chơi: - Tổ chức cho HS chơi. (trong mỗi câu đố, GV chốt và có phân biệt nghĩa, cách viết các từ.) - Muốn viết đúng chúng ta phải hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra còn phải phân biệt được qua cách phát âm. 3.Luyện nghe, nói: - GV hướng dẫn HS nói câu: Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc. - HD HS nói câu. + Luyện nói câu trong nhóm 2. + HS nói trước lớp. + GV hướng dẫn tương tự câu: Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. *Đố vui: HD tương tự như trên (phần đáp án HS trả lời bằng miệng) - Nghe. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm, gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l - n. - HS nêu. - Lớp nhận xét., bổ sung - HSTL. - HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, nhóm. - HS nêu. - HSTL. - HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, nhóm. - HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ. - HS đọc nối tiếp. - 1 HS đọc cả bài. - HSTL. - 2 HS đọc bài. - 1 HS đọc. - HS TL - 3 tổ tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi. - HS quan sát - HS luyện nói cá nhân. - HS luyện nói trong nhóm - Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét. - HS tham gia giải đố. D.Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung. - Về nhà: luyện đúng những tiếng có phụ âm đầu l - n. - Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn ; các ví dụ điển hình có tiếng chứa âm đầu l / n để luyện tập cho giừ sau.
Tài liệu đính kèm: