Giáo án Kể chuyện 5 - Tiết 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Giáo án Kể chuyện 5 - Tiết 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

KỂ CHUYỆN Tiết 6 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. Mục tiêu:

Kể được câu chuyện ( được chứng kiến , tham gia hoặc một đẫ nghe ,đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh .

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh, ảnh nói về tính hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước để gợi ý cho HS kể chuyện.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 01 HS

- Kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 5 - Tiết 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011 
KỂ CHUYỆN Tiết 6 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
Kể được câu chuyện ( được chứng kiến , tham gia hoặc một đẫ nghe ,đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh .
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh nói về tính hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước để gợi ý cho HS kể chuyện. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 01 HS
- Kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu được yêu cầu của đề bài. 
- Gọi HS đọc đề bài/57. 
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. 
- Gọi 2 HS đọc gợi ý 1 và 2 SGK/57. 
- Gọi HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. 
- Yêu cầu HS lập dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp. 
- Hướng dẫn HS thảo luận ý nghĩa câu chuyện. 
- Tiến hành cho HS thi kể chuyện trước lớp. 
+ Gọi 1 HS khá kể về câu chuyện của mình. 
- Yêu cầu các nhóm cử các bạn có trình độ tương đương thi kể. Sau khi kể xong, nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất trong tiết học. 
3. Củng cố- dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị trước câu chuyện Cây cỏ nước Nam. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
Đề 1 : Kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Đề 2 : Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh ... 
- Đọc phần gợi ý trong SGK.
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. 
- Làm việc theo nhóm đôi. 
- HS thi kể chuyện. 
TUẦN 7 Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011 
KỂ CHUYỆN Tiết 7 CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng nói:
 - Dựa vào tranh minh hoạ trong SGK, kể lại từng đoạn và bước đầu kể được câu chuyện . 
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn , hiểu ý nghĩa câu chuyện : Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. 
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chú ý nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. 
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phóng to tranh (nếu có thể). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 01 HS
- Gọi HS kể lại câu chuyện trong tiết kể chuyện tuần trước. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: GV kể chuyện. 
- GV kể chuyện lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. 
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ. 
- GV viết lên bảng tên một số cây thuốc quý, giúp HS hiểu một số từ ngữ khó. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc 3 yêu cầu của bài tập SGK/68. 
- Kể chuyện theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh. 
- Thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Trao đổi với nhau về nội dung chính của từng bức tranh. 
- Trao đổi và rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
- Gọi 2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
3. Củng cố- dặn dò:
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS nhắc lại đề. 
- HS lắng nghe. 
- Cây đinh lăng, ngải cứu, tía tô,...
- danh y , nổi tiếng , cẩn trọng .
- Kể chuyện N2 
- Thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh.
1.Tuệ Tĩnh đang giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.
2. Quân dân nhà Trần chuẩn bị tập luyện chống quân Nguyên.
3. Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
4. Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
5. Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho quân sĩ khoẻ mạnh.
6. Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Bầu chọn cá nhân kể hay nhất.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
TUẦN 8 Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011 
KỂ CHUYỆN Tiết 8 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với các bạn về trách nhiệm của con người với thiên nhiên ; biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên; truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5 (nếu có). 
- Bảng lớp viết đề bài. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS
- Gọi 2 HS lần lượt kể câu chuyện Cây cỏ nước Nam. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động1:GV hướng dẫn HS kể chuyện. 
- GV gọi 1 HS đọc đề. 
- GV gạch chân dưới những từ ngữ cần thiết. 
- Gọih 2 HS lần lượt đọc các gợi ý trong SGK/79. 
- Gọi 1 số HS nói tên câu chuyện sẽ kể. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- GV nhắc HS chú ý kể câu chuyện một cách tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật chi tiết, ý nghĩa chuyện. GV quan sát cách kể chuện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. Yêu cầu các em trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- Con người cần làm gì để thiên nhiên luôn tươi đẹp?
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất. 
3. Củng cố- dặn dò:- Về nhà chuẩn bị nội dung tiết kể chuyện tuần 9. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 2 HS đọc gợi ý. 
- 1 HS đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm..
- Nêu tên câu chuyện sẽ kể.
- Kể theo nhóm - N2
- Thi kể chuyện trước lớp.
 + Trồng cây, trồng rừng, giữ vệ sinh .
 + Không phá rừng, không khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, bảo vệ động vật, .
TUẦN 9 Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 
KỂ CHUYỆN :Tiết 9 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp của địa phương mình hoặc nơi ở khác; kể rõ địa điểm , diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh về một số cảnh đẹp của địa phương. 
- Bảng lớp viết đề bài. 
- Bảng lớp viết vắn tắt gợi ý 2. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 01 HS
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết kể chuyện tuần 8. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: 
 GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài. 
- Gọi HS đọc đề và gợi ý 1- 2 trong SGK/88. 
- GV mở bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2b. 
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học. 
- Gọi một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- Cho HS kể chuyện theo cặp. GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn về chuyến đi. 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. 
- GV và HS nhận xét cách kể, dùng từ, đặt câu. 
*Liên hệ: Khi đến các nơi đó , chúng ta phải làm gì để có thể giữ gìn mãi mãi vẻ đẹp của cảnh?
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà chuẩn bị, xem trước yêu cầu của bài kể chuyện Người đi săn và con nai ở tuần 11. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- Đọc đề , nêu yêu cầu .
- Kể chuyện về 1 lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
- Quan sát , nhận xét .
- 1 HS đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. 
- Kể chuyện theo nhóm N2 
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung và bầu chọn cá nhân kể chuyện hay nhất.
- Không viết vẽ bậy , không leo trèo không ném đá , vứt rác bừa bãi ......

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN LOP 5 TUAN 69.doc