TUẦN 1: KỂ CHUYỆN
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
- HS kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện (nếu còn thời gian).
2. Kĩ năng:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh họa cho truyện (tranh phóng to)
- Học sinh: SGK
Ngày dạy: / / TUẦN 1: KỂ CHUYỆN LÝ TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. - HS kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện (nếu còn thời gian). 2. Kĩ năng: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh minh họa cho truyện (tranh phóng to) - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG : TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1’ 1. Khởi động: Hát 4’ 2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện về anh “Lý Tự Trọng”. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - GV kể chuyện ( 2 hoặc 3 lần) - Học sinh lắng nghe và quan sát tranh * lần 1: không sử dụng tranh - Nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt - Giải nghĩa một số từ khó Sáng dạ - Mít tinh - Luật sư - Thành niên - Quốc tế ca * Lần 2: sử dụng tranh * Hoạt động 2: - Hướng dẫn học sinh kể a) Yêu cầu 1 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh - Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh. - GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6 tranh - Cả lớp nhận xét b) Yêu cầu 2 - HS kể chuyện (HS trung bình kể từng đoạn) - Học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. - Cả lớp nhận xét - GV lưu ý học sinh: khi thay lời nhân vật thì vào phần mở bài các em phải giới thiệu ngay nhân vật em sẽ nhập vai. - Học sinh khá giỏi có thể dùng thay lời nhân vật để kể. - GV nhận xét- tuyên dương * Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức nhóm - Nhóm trưởng phân các bạn tìm ý nghĩa rồi nộp lại cho nhóm trưởng. - Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét chốt lại. - Các nhóm khác nhận xét. Người anh hùng dám quên mình vì đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Là thanh niên phải có lý tưởng. Củng cố: - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện -> lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò - Về nhà tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”. - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 2 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta . I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thưc: - Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý. - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động (nếu còn thời gian). 2. Kĩ năng: Hiểu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - Thầy - trò : Tài liệu về các anh hùng danh nhân của đất nước III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét - cho điểm (giọng kể - thái độ). - 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện về anh Lý Tự Trọng. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Các em đã được nghe, được đọc các câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước. Hôm nay, các em hãy kể câu chuyện mà em yêu thích nhất về các vị ấy. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện - Hoạt động lớp Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. - 2 học sinh lần lượt đọc đề bài. - Học sinh phân tích đề. - Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, anh hùng danh nhân của nước ta. - Yêu cầu học sinh giải nghĩa. - Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi muôn đời ghi nhớ. - 1, 2 học sinh đọc đề bài và gợi ý. - Lần lượt học sinh nêu tên câu chuyện em đã chọn. - Dự kiến: bác sĩ Tôn Thất Tùng, Lương Thế Vinh. * Hoạt động 2: - Hoạt động cá nhân, lớp - Học sinh kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. - Học sinh giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn. - 2, 3 học sinh khá giỏi giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn, nêu tên câu chuyện nhân vật - kể diễn biến một hai câu. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Từng học sinh kể câu chuyện của mình cho nhau nghe - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS kể trước lớp - Đại diện nhóm kể câu chuyện. - Giáo viên nhận xét ghi điểm - Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện. * Hoạt động 3: Củng cố - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Nhắc lại một số câu chuyện. - Mỗi dãy đề cử ra 1 bạn kể chuyện ® Lớp nhận xét để chọn ra bạn kể hay nhất. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Tìm thêm truyện về các anh hùng, danh nhân. - Chuẩn bị: Kể một việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 3: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể. 2. Kĩ năng: Kể rõ ràng, tự nhiên. 3. Thái độ: Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương. II. CHUẨN BỊ: -Thầy: Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. - Trò : SGK III. CÁC HOẠT ĐÔNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia” Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài. - 1 học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh phân tích đề - Lưu ý câu chuyện học sinh kể là câu chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm. - Học sinh vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ quan trọng. - HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK. - Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của bản thân. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm thía cho mình. - Học sinh có thể trao đổi những việc làm khác. - Lần lượt học sinh nêu đề tài em chọn kể. - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?). - Học sinh đọc thầm ý 3. * Hoạt động 2: T.hành, luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp b) Thực hành kể chuyện trong nhóm. - Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc). - Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện của mình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Giáo viên theo dõi từng nhóm để uốn nắn - sửa chữa. c)Thực hành kể chuyện trước lớp. - Đại diện nhóm kể câu chuyện của mình. - Giáo viên theo dõi chấm điểm - Cả lớp theo dõi * Hoạt động 3: Củng cố - Khen ngợi, tuyên dương - Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Tập kể lại câu chuyện - Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 4 : KỂ CHUYỆN TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Dựa vào lời kể của giáo viên, những hình ảnh minh họa và lời tuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 2. Kĩ năng: Kể chuyện rõ ràng, tự nhiên. 3. Thái độ: Ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình; GDBVMT: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em , cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, hủy diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, ) - Kĩ năng sống -Thể hiện sự cảm thông(cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri -Phản hồi/lắng nghe tích cực) II. CHUẨN BỊ: -Thầy: Các hình ảnh minh họa bằng phim trong. - Trò : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 10’ * Hoạt động 1: - Giáo viên kể chuyện 1 lần - HS lắng nghe - Viết lên bảng tên các nhân vật trong phim: + Mai-cơ: cựu chiến binh + Tôm-xơn: chỉ huy đội bay + Côn-bơn: xạ thủ súng máy + An-drê-ốt-ta: cơ trưởng + Hơ-bớt: anh lính da đen + Rô-nan: một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát. - Giáo viên kể lần 2 - Minh họa và giới thiệu tranh và giải nghĩa từ. 12’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - 1 học sinh đọc yêu cầu - Từng nhóm tiếp nhau trình bày lời thuyết minh cho mỗi hình. - Cho HS kể chuyện - Cả lớp nhận xét - Cho HS thi kể - 2-4 HS thi kể - GV nhận xét tuyên dương - HS nhận xét 5’ * Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - Nhóm đôi - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - GDBVMT: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em , cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, hủy diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, ) - Các nhóm bàn bạc, thảo luận nêu ý nghĩa của câu chuyện. - GDKNS Thể hiện sự cảm thông (cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri - Chọn ý đúng nhất. 3’ * Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức thi đua - Các tổ thi đua tìm bài thơ, bài hát hay truyện đọc nói về ước vọng hòa bình. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Về nhà tập kể lại chuyện - Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 5 : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ HỌC Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình , chống chiến tranh. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết kể bằng lời nói của ... ểu đúng yêu cầu của đề. - Hoạt động lớp - Gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng phụ). - Đọc đề bài Đề: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Nêu các yêu cầu. - Đọc gợi ý trong SGK/79 - Hướng dẫn để học sinh tìm đúng câu chuyện. - Cả lớp đọc thầm gợi ý và tìm cho mình câu chuyện đúng đề tài, sắp xếp lại các tình tiết cho đúng với diễn biến trong truyện. - Nhận xét chuyện các em chọn có đúng đề tài không? - Lần lượt học sinh nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện sẽ kể. * Gợi ý: - Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện (tên nhân vật trong chuyện) em chọn kể; em đã nghe, đã đọc câu chuyện đó ở đâu, vào dịp nào. - Kể diễn biến câu chuyện - Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện. * Chú ý kể tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động. 10’ * Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện. - Hoạt động nhóm, lớp - Nêu yêu cầu: Kể chuyện trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Đại diện nhóm kể chuyện hoặc chọn câu chuyện hay nhất cho nhóm sắm vai kể lại trước lớp. - Học sinh kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa của truyện. - Nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. - Trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện sau khi kể xong. - Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể. - Lớp trao đổi, tranh luận 10’ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm đôi, lớp - Lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong giờ học. - Lớp bình chọn - Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? - GV chốt lại- GDBVMT Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện trả lời - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Nhận xét, bổ sung 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Tập kể chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác. - Nhận xét tiết học. ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 9 : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Đề bài : Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương (hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - Lời kể rành mạch, rõ ý. Bước đầu biết lựa chọn từ ngữ chính xác, có hình ảnh và cảm xúc để diễn tả nội dung. 3. Thái độ: - Yêu quê hương – đất nước từ yêu những cảnh đẹp quê hương. II. CHUẨN BỊ: + GV: Sưu tầm những cảnh đẹp của địa phương. + HS: Sưu tầm những cảnh đẹp của địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1’ 4’ 1’ 30’ 7’ 15’ 8’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Kể lại chuyện em đã được nghe, được đọc nói về mối quan hệ giữa con người với con người. Giáo viên nhận xét – ghi điểm (giọng kể – thái độ). 3. Giới thiệu bài mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. Đề bài: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài. v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện. Giáo viên sẽ xếp các em theo nhóm. Nhóm cảnh biển. Đồng quê. Cao nguyên (Đà lạt). Giáo viên chốt lại bằng dàn ý sơ lược. 1/ Giới thiệu chuyến đi đến nơi nào? Ở đâu? 2/ Diễn biến của chuyến đi. + Chuẩn bị lên đường. + Cảnh nổi bật ở nơi đến. + Tả lại vẻ đẹp và sự hấp dẫn của cảnh. + Kể hành động của những nhân vật trong chuyến đi chơi (hào hứng, sinh hoạt). 3/ Kết thúc: Suy nghĩ và cảm xúc của em. v Hoạt động 3: Củng cố. Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Nhận xét, tuyuên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh viết vào vở bài kể chuyện đã nói ở lớp. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học. Hát 2 HS lần lượt kể 1 học sinh đọc đề bài – Phân tích đề bài. một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác. Học sinh lần lượt nêu cảnh đẹp đó là gì? Cảnh đẹp đó ở địa phương em hay ở nơi nào? Học sinh lần lượt nêu lên cảnh đẹp mà em đã đến – Hoặc em có thể giới thiệu qua tranh. Học sinh ngồi theo nhóm từng cảnh đẹp. Thảo luận theo câu hỏi a, câu hỏi b Đại diện trình bày (đặc điểm). Cả lớp nhận xét (theo nội dung câu a và b). Lần lượt học sinh kể lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em đã chọn (dựa vào dàn ý đã gợi ý sau khi nêu đặc điểm). Có thể yêu cầu học sinh kể từng đoạn. - Chia 2 nhóm. Nhóm hội ý chọn ra 1 bạn kể chuyện. Lớp nhận xét, bình chọn. ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 10: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GHKI Ngày dạy: / / TUẦN 11 : KỂ CHUYỆN NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý(BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lý(BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Vẻ đẹp của con nai dưới ánh trăng có sức cảm hóa mạnh mẽ đối với người đi săn, khiến anh phải hạ súng, không nỡ bắn nai. 2. Kĩ năng: - Chỉ dựa vào tranh minh họa và lời chú thích dưới tranh học sinh kể lại nội dung từng đoạn chính yếu của câu chuyện phỏng đoán kết thúc câu chuyện. - Dựa vào lới kể của giáo viên , tranh minh họa và lời chú thích dưới tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. 3. Thái độ: GDBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: + GV: Bộ tranh phóng to trong SGK. + HS: Tranh trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 10’ 5’ 10’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Cho 1-2 HS kể lại chuyện một lần đi thăm cảnh đẹp Giáo viên nhận xét- ghi điểm 3. Giới thiệu bài mới: Người đi săn và con nai. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nghe thầy (cô) kể lại toàn bộ câu chuyện(Nội dung câu chuyện trong SGV/219) Giáo viên kể lần 1: Giọng chậm rãi, bộc lộ cảm xúc tự nhiên. Giáo viên kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh họa ,chỉ kể 4 đoạn ứng với 4 tranh, đề lại đoạn 5 HS tự phỏng đoán v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK/107 - Cho HS kể theo nhóm 4 - Gọi 4 HS của nhóm lên kể - GV nhận xét tuyên dương - Cho HS kể lần 2 Gv nhận xét- T/d GV nêu:Các em vừa xem tranh kể 4 đoạn cạu chuyện, chưa kết thúc.Vậy kết thúc câu chuyện như thế nào các em đọc y/c 2 + Hỏi: Thấy con nai đẹp quá người đi săn có bắn nai không? Chuyện gì xảy ra sau đó? Hãy kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của mình GV nhận xét GV kể tiếp đoạn 5 Cho HS kể toàn bộ câu chuyện GV nhận xét Cho 2 HS thi kể không nhìn tranh GV nhận xét –T/d v Hoạt động3: Củng cố - Hỏi rút ra ý nghĩa câu chuyện Vì sao người đi săn không bắn con nai? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? GDBVMT Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. 5. Tổng kết – dặn dò: - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe Chuẩn bị: Kể một câu chuyện đã đọc đã nghe có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Nhận xét tiết học. Hát Vài HS kể Học sinh lắng nghe. Hoạt động lớp, cá nhân. Hoạt động lớp, nhóm. 1 HS đọc to. - HS kể - 4 HS lên kể nối tiếp theo tranh - Lớp lắng nghe nhận xét - Đại diện 2 HS lên kể - Lớp theo dõi nhận xét HS lắng nghe Vài HS phát biểu 2HS kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán - HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS nhận xét - Mỗi dãy 1 HS thi kể - Theo dõi nhận xét Thảo luận nhóm đôi. Đại diện trả lời. Nhận xét, bổ sung. ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG Ngày dạy: / / TUẦN 12: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE HOẶC ĐÃ ĐỌC Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường . I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể lại được câu chuyện đã nghe và đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 2. Kĩ năng: - Biết kể câu chuyện rõ ràng, rành mạch. Biết nêu ý kiến trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện. 3. Thái độ: GDBVMT: HS kể lại được câu chuyện đã nghe và đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: + Học sinh chuẩn bị câu chuyện với nội dung bảo vệ môi trường. Có thể vẽ tranh minh họa cho câu chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 10’ 15’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét – ghi điểm (giọng kể – thái độ). 3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. - Giáo viên hướng dẫn học sinh gạch dưới ý trọng tâm của đề bài. -Giáo viên quan sát cách làm việc của từng nhóm. Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện (thảo luận nhóm, dựng hoạt cảnh). - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 3: Củng cố. Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa giáo dục của câu chuyện. Nhận xét, Giáo dục (Bảo vệ môi trường). Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Đi thăm cảnh đẹp của quê em”. Nhận xét tiết học. Hát 2 học sinh lần lượt kể lại chuyện. Lớp nhận xét. Học sinh lắng nghe. Hoạt động lớp. 1 học sinh đọc đề bài. Học sinh phân tích đề bài, gạch chân trọng tâm. Học sinh đọc gợi ý 1 và 2. Học sinh suy nghĩ chọn nhanh nội dung câu chuyện. Học sinh nêu tên câu chuyện vừa chọn. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc gợi ý 3 và 4. Học sinh lập dàn ý. Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh tập kể. Học sinh tập kể theo từng nhóm. Nhóm có thể hỏi thêm về chi tiết, diễn biến, hay ý nghĩa cần thảo luận. Cả lớp nhận xét. Mỗi nhóm cử lần lượt các bạn thi đua kể (kết hợp động tác, điệu bộ). Các nhóm khác nhận xét cách kể và nội dung câu chuyện. Cả lớp chọn câu chuyện có nội dung hay nhất. Nhận xét nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Học sinh nêu lên ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. Cả lớp nhận xét. Thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm nêu ý nghĩa của câu chuyện. Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: