Giáo án Kể chuyện 5 - Tuần 13 đến tuần 18

Giáo án Kể chuyện 5 - Tuần 13 đến tuần 18

TUẦN 13 KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. Mục tiêu:

- Kể được một việc làm tốt hoăc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .

-Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài. Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Chăm chú nghe lời bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn, Biết KC một cách tự nhiên chân thực.

 BVMT: Cả 2 đề bài (kể về việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường/kể về 1 hành động dũng cảm bảo vệ môi trường đều có tác dụng giáo dục HS về ý thức BVMT.

II. Chuẩn bị ;

+GV;bảng lớp viết sẵn 2 đề bài trong SGK

+ Học sinh: Soạn câu chuyện theo đề bài.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 5 - Tuần 13 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /
TUẦN 13 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
- Kể được một việc làm tốt hoăc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .
-Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài. Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Chăm chú nghe lời bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn, Biết KC một cách tự nhiên chân thực.
	BVMT: Cả 2 đề bài (kể về việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường/kể về 1 hành động dũng cảm bảo vệ môi trường đều có tác dụng giáo dục HS về ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị ;
+GV;bảng lớp viết sẵn 2 đề bài trong SGK
+ Học sinh: Soạn câu chuyện theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
30’
7’
7
10
6’
1’
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe hoăc đã đọc :
Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
3. Dạy bài mới ;
Giới thiệu bài HDHS kể chuyện:“Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
a/ . HDHS tìm hiểu yêu cầu đề bài
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mình.
Đề bài 1: Kể lại việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
Đề bài 2: Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu học sinh xác định dạng bài kể chuyện
- Yêu cầu học sinh đọc đề và phân tích.
- Yêu cầu học sinh tìm ra câu chuyện của mình.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xây dụng cốt truyện, dàn ý.
Chốt lại dàn ý.
GDHS: Có ý thức BVMT cụ thể như không săn bắn thú rừng huỷ diệt các loài vật quý hiếm, bảo vệ cây cối không chặt phá bừa bãi.
b/ HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện . 
	Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện
 Nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 4: Củng cố.
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Quan sát tranh kể chuyện”.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh kể lại những mẫu chuyện về bảo vệ môi trường.
Học sinh làm viêc cà lớp
Học sinh lần lượt đọc từng đề bài.
Học sinh đọc lần lượt gợi ý 1 và gợi ý 2.
Có thể học sinh kể những câu chuyện làm phá hoại môi trường.
Học sinh lần lượt nêu đề bài.
Học sinh tự chuẩn bị dàn ý.
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Diễn biến chính của câu chuyện.
 (tả cảnh nơi diễn ra theo câu chuyện)
Kể từng hành động của nhân vật trong cảnh – em có những hành động như thế nào trong việc bảo vệ môi trường.
+ Kết luận:
Học sinh khá giỏi trình bày.
Trình bày dàn ý câu chuyện của mình.
Thực hành kể dựa vào dàn ý.
Học sinh kể lại mẫu chuyện theo nhóm (Học sinh giỏi – khá – trung bình).
Đại diện nhóm tham gia thi kể.
Cả lớp nhận xét.
Hs cả lớp bình chọn .
Ngày dạy: / /
TUẦN 14 KỂ CHUYỆN 
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
 1 MỤC TIÊU 
 - Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa, học sinh kể lại được từng đoạn kểnối tiếp toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 - HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện .
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến cho ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC;
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
30’
10’
17’
3’
 1’
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
Giáo viên nhận xét – cho điểm 
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài “Pa-xtơ và em bé”.
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh.
Đề bài 1: Kể lại câu chuyện theo tranh: “Pa-xtơ và em bé”. 
- Giáo viên kể chuyện lần 1. Y/ C học sinh đọc tên nhân vật 
 -Viết lên bảng tên riêng từ mượn tiếng nước ngoài: Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc-xin,
- Giáo viên kể chuyện lần 2.
Kể lại từng đoạn của câu chuyện, chỉ dựa vào tranh.
	Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
Và nêu nội dung chính của mỗi tranh .
-Kể trước lớp ;
 -Yêu cầu mỗi nhóm hai ba em nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh .
-Hai học sinh đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện –mỗi em kể câu chuyên .
 - Câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Em nghĩ gì về ông Lu-i Pa-xtơ?
+ Nếu em là ông Lu-i Pa-xtơ, em có cảm giác như thế nào khi cứu sống em bé?
+ Nếu em là em bé được ông cứu sống em nghĩ gì về ông?
	Hoạt động 3: Củng cố. 
Câu chuyên giúp em hiểu được điềù gì.?
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Nhận xét, tuyên dương. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị: “Chuẩn bị kể lại câu chuyện em đã đọc, đã nghe”.
Nhận xét tiết học. 
2 học sinh 
HS lắng nghe 
 HS Lắng nghe và quan sát 
HS nghe và ghi lại tên các nhân vật; Giô –dép ,Lu –i –Pa-xtơ ,người mẹ .
-2HS đọc tên nhân vật Giô –dép,L u –I Pa-xtơ,thuốc vắc-xin
 HS lắng nghe và quan sát tranh
HS kể trong nhóm theo 2 vòng
-Vòng 1; mỗi bạn kể một tranh hoặc hai tranh .
-Vòng 2 ;kể cả câu chuyện trong nhóm .
-Sau đó cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- HS 2 nhóm thi kể từng nội dung bức tranh .
 -2. HS kể toàn bộ câu chuyện 
Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu - thương con người hết mực của bác sĩ Pa xtơ đã khiến cho ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao .
-Là người tài năng và lòng nhân hậu.
 - Tự hào khi cứu sống em bé . 
 -Cảm phục –biết ơn .
- HS nêu
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Lắng nghe thực hiện
Ngày dạy: / /
TUẦN 15 : KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE HOẶC ĐÃ ĐỌC 
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân .
I. MỤC TIÊU : 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn..
- H S khá giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK 
II. CHUẨN BI : 
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
+ Học sinh: Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III.CÁ C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
30’
5’
 7’
15
3’
1 Ổn định.
2. Bài cũ: 
2 học sinh lần lượt kể lại các đoạn trong câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm 
3. Dạy bài mới: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
Đề bài 1: Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích.
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài – Có thể là chuyện: Ông Lương Định Của, thầy bói xem voi: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
 Hoạt động 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
 -Giáo viên chốt lại:
- Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
+ Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện. 
Nhận xét về nhân vật.
	Hoạt động 3: Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý 3 và 4
-Yêu cầu HS kể chuyện 
-HS thi kể chuyện 
-Yêu cầu bình chọn bạn kể hay nhất .
Nhận xét, cho điểm.
® Giáo dục: Góp sức nhỏ bé của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 
 Hoạt động 4: Củng cố.
Nhận xét – Tuyên dương.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Nhận xét tiết học. 
Cả lớp nhận xét.
HS Lắng nghe xác đinh trọng tâm đề bài
1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
Đọc gợi ý 1.
Học sinh lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2 (lập dàn ý cho câu chuyện) – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh lập dàn ý.
Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Đọc gợi ý 3, 4.
Học sinh lần lượt kể chuyện.
Lớp nhận xét.
Nhóm đôi trao đổi nội dung câu chuyện.
Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
 Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Ngày dạy: / /
Tiết 16 : KỂ CHUYỆN
ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
Đề bài : Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm gia đình .
 I MỤC TIÊU :
 - Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. Theo gợi ý SGK
-Chăm chú nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn .
II. CHUẨN BỊ: 
+ Giáo viên: Bảng lớp viết đề bài tóm tắt nội dung ý 1, 2, 3 ,4 
+ Học sinh: Một số ảnh về cảnh những gia đình hạnh phúc, câu chuyện kể về một gia đình hạnh phúc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1’
4’
30’
1’
5’
7’
16’
5
1 
1.: Ổn định.
2. Bài cũ: 
-Kể chuyện đã nghe đã dọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu 
GV Nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
3 Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài 1: Kể chuyện về một gia dình hạnh phúc.
- Lưu ý học sinh: câu chuyện em kể là em phải tận mắt chứng kiến hoặc tham gia.
- Giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện, dàn ý. Phân tích, thuyết trình.
Yêu cầu 1 học sinh đọc gợi ý 3.
- Giáo viên chốt lại dàn ý mỗi phần, giáo viên hướng các em nhận xét và rút ra ý chung.
- Giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình.
-Nhận xét.
	Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Tuyên dương.
 Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo dục tình yêu hạnh phúc của gia đình.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc ”.
Nhận xét tiết học. 
2 học sinh lần lượt kể lại câu chuyện.
 Cả lớp nhận xét.
HS lắng nghe 
-1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh đọc trong SGK gợi ý 1 và 2 và trả lời.
Học sinh đọc thầm suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
Học sinh lần lượt trình bày đề tài.
-Học sinh đọc.
Học sinh làm việc cá nhân (dựa vào bài soạn) tự lập dàn ý cho mình.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc – Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ – Việc làm của em và mọi người xung quanh – Kết thúc câu chuyện.
3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
Học sinh khá giỏi lần lượt đọc dàn ý.
- Học sinh thực hiện kể theo nhóm đôi.
- Các bạn trong nhóm kể cho nhau nghe -Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện kể - Cả lớp nhận xét.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Lắng nghe
Ngày dạy: / /
TUẦN 17 : KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người em biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. 
I. MỤC TIÊU: 
 -Chọn được một chuyện nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng , đủ ý 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- GDBVMT
Gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết BVMT ( trồng cây gây rừng quét dọn vệ sinh đường phố chống lại hành vi phá hoại môi trường phá rừng ,đốt rùng ) để giữ gìn cuộc sống bình yên,đem lại niềm vui cho người khác.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
+ Học sinh: Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
 5’
 7’
15’
3’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: 
2 học sinh lần lượt kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia .
Giáo viên nhận xét – cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
* Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài – Có thể là chuyện : Phần thưởng, Nhà ảo thuật , Chuỗi ngọc lam.
 Hoạt động 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
- Giáo viên chốt lại:
- Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
+ Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện. 
Nhận xét về nhân vật.
	Hoạt động 3: Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm.
® Giáo dục:
 Trồng cây gây rừng quét dọn vệ sinh đường phố chống lại hành vi phá hoại môi trường phá rừng ,đốt rừng , để giữ gìn cuộc sống bình yên,đem lại niềm vui cho người khác.
 Hoạt động 4: Củng cố.
Nhận xét – Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Ôn tập ”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
- 1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
Đọc gợi ý 1.
Học sinh lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2 (lập dàn ý cho câu chuyện) – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh lập dàn ý.
Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
- Đọc gợi ý 1, 2, 3
Học sinh lần lượt kể chuyện.
Lớp nhận xét.
Nhóm đôi trao đổi nội dung câu chuyện.
Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Ngày dạy: / /
TUẦN 18 Kể chuyện:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
DUYỆT CỦA TỔ CM DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA KC5_T13-18.doc