Giáo án Kể chuyện - Học kì I

Giáo án Kể chuyện - Học kì I

I / Mục đích , yêu cầu :

 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1 – 2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ , nét mặt một cách tự nhiên .

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Lý Tự Trong giàu lòng yêu nước , dũng cảm bảo vệ đồng chí , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù .

 II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh .

III / Các hoạt động dạy - học :

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chu thÞ soa- gv tr­êng th thÞ trÊn
 yªn thµnh, nghƯ an
 Bài : LÝ TỰ TRỌNG
I / Mục đích , yêu cầu :
	 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1 – 2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ , nét mặt một cách tự nhiên .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Lý Tự Trong giàu lòng yêu nước , dũng cảm bảo vệ đồng chí , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù .
	II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh .
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1/ Giới thiệu bài : Trong tiết KC mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta , các em sẽ được kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc VN: anh Lý Tự Trọng .Anh Trọng tham gia CM khi mới 13 tuổi .Để bảo vệ đồng chí của mình , anh đã dám bắn chết một tên mật thám Pháp . Anh hy sinh khi mới 17 tuổi .
2 / GV kể chuyện : 
-GV kể lần 1; GV viết lên bảng các nhân vật trong truyện : Lý Tự Trọng , tên đội Tây , mật thám Lơ –grăng , luật sư . GV gỉai nghĩa từ khó : sáng dạ , mít tinh , luật sư , thanh niên , Quốc tế ca.
-GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ .
3 / HS tập kể chuyện :
a/Hướng dẫn HS tìm hiểu lời thuyết minh .
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-Cho HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh .
-GV nhận xét và treo bảng phụ có sẵn lời thuyết minh .
-Cho HS nhắc lại lời thuyết minh từng tranh .
b / HS kể chuyện :
-Cho HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sáu, sau đó kể toàn bộ câu chuyện .
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp .
-GV nhận xét , tuyên dương các HS kể hay .
4 / Cho HS tìm hiểu nội dung , ý nghĩa câu chuyện :
GV gợi ý : -Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “ Ôâng Nhỏ” ? 
 -Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ? 
5 / Củng cố dăn dò :GV nhận xét tiết học .Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . Chuẩn bị trước bài kể chuyện trong SGK , tuần 2 : tìm một câu chuyện ( đoạn chuyện ) em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi nhữnh anh hùng , danh nhân của nước ta.Đọc kĩ để tiết sau kể trước lớp .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và theo dõi trên bảng đen .
-HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể .
- HS trao đổi nhóm đôi .
- HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh 
-Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại lời thuyết minh từng tranh .
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sáu, sau đó kể toàn bộ câu chuyện .
- HS thi kể chuyện trước lớp,lớp nhận xét ,bình chọn các bạn kể hay.
-HS trả lời câu hỏi, các bạn khác nhận xét bổ sung .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
 CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài: Hãy kể một câu em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng , danh nhân của nước ta.
I / Mục đích , yêu cầu :
	-Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chyện đã nghe ,đã đọc nói về các anh hùng , danh nhân của đất nước .
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện ; biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện .
	II / Đồ dùng dạy học: GV : Truyện cổ tích , truyện danh nhân , truyện thiếu nhi , báo Thiếu nhi tiền phong.
	 -Bảng phụ viết sẵn gợi ý 3 SGK; tiêu chuẩn đánh giá về kể chuyện .
	 HS : Truyện cổ tích , truyện danh nhân , truyện thiếu nhi , báo Thiếu nhi tiền phong.
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra 02 HS. 
 Hỏi :Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
B / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài :Tuần trước qua lời kể của cô , các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng .Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng , danh nhân khác của đất nứơc .
2 / Hướng dẫn HS kể chuyện :
a / Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
-Mời 01 HS đọc đề bài .
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng , danh nhân của nước ta .
-GV giải thích từ danh nhân.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK .
-GV nhắc HS :+Một số truyện được nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã học . 
 + HS lớp 5,Các em cần tìm các truyện ngoài SGK. Không tìm được , mới kể 1 câu chuyện đã học 
-Cho HS lần lượt nêu tên câu chuyện các em sẽ kể .Nói rõ đó là truyện về anh hùng hoặc danh nhân nào ?
b / HS thực hành kể chuyện :
-Cho HS đọc lại gợi ý 3.
-Cho HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Cho HS thi kể trước lớp .
-GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
-GV nhận xét tuyên dương .
3/ Củng cố dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân ; đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK( Bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 3 về 1 người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương.
-HS kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi .
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài .
-HS nêu .
-HS chú ý những từ ngữ GV gạch chân .
-HS lắng nghe.
-04 HS đọc nối tiếp gợi ý 1 ,2 3 GK.
-HS lắng nghe.
-HS lần lượt nêu tên câu chuyện mà mình đã chọn.
-Từng HS đọc lại trình tự kể chuyện .
- HS kể chuyện trong nhóm theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Đại diện các nhóm thi kể .
-Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay, nêu ý nghĩa câu chuyện đúng , hay nhất .
-HS lắng nghe.
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước .
I / Mục đích , yêu cầu :
	-HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước .Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện .Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện .
-Kể chuyện tự nhiên , chân thực .
	II / Đồ dùng dạy học: GV và HS tranh ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước ; bảng phụ viết tóm tắt gợi ý 3 về 2 cách kể chuyện .	 	
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra 02 HS kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng , danh nhân của nước ta.
B / Bài mới :
 1/ Giới thiệu bài : Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu người tốt . Họ đã làm được nhiều việc tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước.Tiết học hôm nay , các em sẽ kể cho nhau nghe về 1 việc làm tốt của 1 người mà em biết.
2 / Hướng dẫn HS kể chuyện :
a / Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề bài .
-GV gạch chân các từ ngữ quan trọng : Kể 1 việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương ,đất nước .
-GV nhắc HS lưu ý : Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách , báo; mà phải làø những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi ; cũng có thể là câu chuyện của chính em . 
b / Gợi ý kể chuyện :
-Cho 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK .
-GV nhắc HS lưu ý về 2 cách kể chuyện trong gợi ý 3.
-Cho HS nói về đề tài mình kể ; có thể cho HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể .
c / HS thực hành kể chuyện :
-Kể chuyện theo cặp.GV đến từng nhóm nghe kể, giúp đỡ
-Thi kể chuyện trước lớp :HS nối tiếp nhau thi kể và tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện , hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi.
3/ Củng cố dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân ; chuẩn bị trước để học tốt tiết kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai : Đọc trước yêu cầu của tiết học , xem một số hình ảnh có kèm lời gợi ý trong SGK .
-02 HS lần lượt 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng , danh nhân của nước ta.
-HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
-HS chú ý theo dõi trên bảng .
-HS lắng nghe.
-Lần lượt 3 HS đọc gợi ý .
- HS lưu ý về 2 cách kể chuyện.
-HS nêu đề tài của mình kể , làm dàn ý .
-HS kể theo cặp .
-Đại diện nhóm thi kể và nêu suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện , trả lời câu hỏi.
--HS lắng nghe.
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI .
I / Mục đích , yêu cầu :
	-Dựa vào lời kể của GV , những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh , kể lại được câu chuyên Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai .
-Kết hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , cử chỉ một cách tự nhiên .
	-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN .
II / Đồ dùng dạy học: GV : Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK , bảng phụ viết sẵn ngày tháng năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ ( 16 /03 /1968) ,tên những người Mỹ trong câu chuyện .	 	III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A/ Kiểm tra bài cũ :
1 HS kể lại 1 việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước của 1 người mà em biết.
B / Bài mới :
1/ Giới thiệu truyện phim:Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ , đoạt giải Con Hạc vàng tại Liên hoan phim Châu Á , Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc .Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ ở thôn Mỹ Lai sáng ngày 16/03/196 và hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn ,tố cáo vụ thảm sát man rợ của quân đội Mỹ ra trước công luận.
2 / GV kể chuyện :
-GV kể lần 1và kết hợp các dòng chữ ghi ngày, tháng ,tên riêng kèm chức vụ , công việc của lính Mỹ .
-GV kể lần 2 kết hợp giới thie ... iến ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao . 
	II / Đồ dùng dạy học: GV : Tranh minh hoạ SGK; bảng phụ viết sẵn tên riêng , từ mượn nước ngoài , ngày tháng đáng nhớ và HS chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A/ Kiểm tra bài cũ :
1 HS kể lại 1 việc làm tốt ( Hoặc 1 hành động dũng cảm ) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến .
B / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài :Câu chuyện Pa-xto và em bé giúp các em biết tấm gương lao động quên mình , vì hạnh phúc con người của nhà khoa học Lu – I Pa-xtơ .Ôâng đã có công tìm ra loại vắc – xin cứu loài người thoát khỏi 1 căn bệnh nguy hiểm mà từ rất lâu mà con người bất lực không tìm được cách chữa trị: Bệnh dại.
 2 / GV kể chuyện :
-GV kể lần 1 – GV treo bảng phụ phụ viết sẵn tên riêng , từ mượn nước ngoài , ngày tháng đáng nhớ: Bác sỹ Lu-I Pa-xtơ , cậu bé Giô – dép, thuốc Vắc –xin , ngày 6/7/1885(ngày Giô-dép được đưa đến gặp bác sỹ Lu-I Pa-xtơ) , 7/7/1885 ( ngày những giọt vắc –xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người)
-GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh hoạ.
3 / HS kể chuyện: Các em nhớ vào lời cô đã kể , quan sát vào các tranh, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện . 
-Cho HS kể từng đoạn trong nhóm.
--Cho HS thi kể chuyện toàn bộ câu chuyện trước lớp .
4 / Hướng dẫn HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : 
-Cho HS trao đổi nhóm 6 để trả lời câu hỏi:
+Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc –xin cho Giô-dep?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
-GV nhận xét , tuyên dương.
5 / Củng cố dặn dò : Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị tiết kể chuyện hôm sau: nhớ lại 1 câu chuyện đã nghe, tìm đọc 1 câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân .
- HS kể lại 1 việc làm tốt ( Hoặc 1 hành động dũng cảm ) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và theo dõi trên bảng .
-HS vừa nghe vừa kết hợp nhìn tranh .
-Mỗi em trong nhóm kể 3 tranh sau kể hết câu chuyện.
- HS thi kể câu chuyện trước lớp.
-HS thảo luận để tìm hiểu câu chuyện .
-Lớp nhận xét bạn kể hay , hiểu câu chuyện nhất .
-HS lắng nghe
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc của nhân dân .
I / Mục đích , yêu cầu :
	-Biết tìm và kể được câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài .
 -Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện .
	II / Đồ dùng dạy học: GV và HS: Một số sách ,truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu . 
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện .
B / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài :Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đãbiết về tấm lòng nhân hâu , tinh thần trách nhiệm cao với con người của bác sỹ Pa-xtơ – nhà khoa học đã có công giúp loài người thoát khoải bệnh dại .Hôm nay,các em sẽ kểnhững câu chuyện đã nghe đã đọc về những người có công chống lại đói nghèo , lạc hậu .
 2 / Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề :
-Cho 1 Hs đọc đề bài .
-Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
-GV gạch dưới những chữ quan trọng : đã nghe , đã đọc , chống lại đói nghèo , l;ạc hậu , vì hạnh phúc 
-Cho HS đọc gợi ý 1.
-Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể .
-Cho HS dựa vào gợi ý 2 ,lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể .
-GV kiểm tra giúp đỡ .
3 / HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
-Cho HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện .
GV quan sát cách kể chuyện của HS , uốn nắn, giúp đỡ HS.
-Thi kể chuyện trước lớp , đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
-GV nhận xét , tuyên dương.
4 / Củng cố dặn dò: Về nhà kể chuyện cho người thân , chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau – kể chuyện về 1 buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
- HS nối tiếp nhau kể chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghia của câu chuyện .
-HS lắng nghe.
- Hs đọc đề bài .
- HS nêu yêu cầu của đề bài .
-HS theo dõi trên bảng .
- HS đọc gợi ý 1.
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể .
- HS dựa vào gợi ý 2 ,lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể .
- HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện .
- HS thi kể chuyện trước lớp , đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
-Lớp nhận xét , bình chọn .
-HS lắng nghe.
	 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài : Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
I / Mục đích , yêu cầu :
-Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình ; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó .
II / Đồ dùng dạy học: 
 -GV :Một số tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình , bảng phụ viết sẵn tóm tắt nội dung gợi ý 1,2,3,4 trong SGK .
 -HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.	 	
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1)Ô n định tổ chức :
2)Kiểm tra bài cũ : 
 HS kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hay đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân .
3) Bài mới :
 A/ Giới thiệu bài 
-GV giới thiệu –ghi đề lên bảng 
B/ Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài :
GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
-Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài ?.
GV nhắc HS : Câu chuyện các em kể phải là chuyện tận mắt em chứng kiến về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
-Cho HS đọc gợi ý 1 , 2 ,3,4 SGK.
-Cho HS giới thiệu câu chuyện các em sẽ kể : Đó là buổi sum họp của gia đình ai ? Và thời gian nào ?
-Cho cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện 
C)HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
-Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
-GV giúp đỡ các nhóm.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp .
-GV nhận xét và tuyên dương những HS kể hay , nêu đúng ý nghĩa câu chuyện . 
4 / Củng cố -dặn dò : 
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .Chuẩn bị trước cho tiết kể chuyện : Tìm một câu chuyện ( mẫu chuyện ) em đã được nghe , được đọc nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho những người xung quanh .
-Hát
- HS kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hay đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc 
-Kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
-4HS đọc nối tiếp
.-HS lắng nghe.
- HS đọc thầm gợi ý 1 , 2 , 3, 4 SGK.
--Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình , cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp .
-Lớp nhận xét , bình chọn câu chuyện hay nhất , người kể hay nhất .
-HS lắng nghe.
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác 
I / Mục tiêu:
 -Biết tìm và kể được câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp , biết 
 mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho những người xung quanh . .
 -Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện .
II / Đồ dùng dạy học: 
 - Một số sách ,truyện , bài báo có nội dung viết về những người nói về những người biết sống 
 đẹp , biết mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho những người xung quanh .
III / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1/Ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
 -Gọi 2 HS kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
-GV nhận xét ghi điểm.
3 / Bài mới :
A/ Giới thiệu bài : 
GV giới thiệu - ghi đề lên bảng
B / Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề :
-Cho 1 HS đọc đề bài .
-Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài ?
-GVgạch dưới nhữngchữ quan trọng:đã nghe ,đã đọc , biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác . 
-Cho HS đọc gợi ý SGK.
-Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể .
-Cho HS dựa vào gợi ý ,lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể .
-GV kiểm tra giúp đỡ .
C / HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
-Cho HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện .
GV quan sát cách kể chuyện của HS , uốn nắn, giúp đỡ HS.
-Thi kể chuyện trước lớp , đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
-GV nhận xét , tuyên dương.
4 / Củng cố - dặn dò:
-GV nhận xét tiết học 
- Về nhà kể chuyện cho người thân , chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau : Chiếc đồng hồ .
-Hát
-2 HS kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình . 
-HS lắng nghe.
- Hs đọc đề bài .
- HS nêu yêu cầu của đề bài .
- HS theo dõi trên bảng .
- HS đọc gợi ý .
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể - HS dựa vào gợi ý ,lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể .
-HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện .
-HS thi kể chuyện trước lớp , đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
-Lớp nhận xét , bình chọn .
-HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN KE CHUYEN LOP 5 HKI.doc