Giáo án Kể chuyện khối lớp 4

Giáo án Kể chuyện khối lớp 4

Kể chuyện

SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

I- MỤC TIÊU

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Giải thích sự hình thành Hồ Ba bể. Qua đó, ca ngợi những ncon người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đên đáp xứng đáng.

- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn .

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiên).

- Các tranh cảnh về Hồ Ba bể hiện nay.

III- TRỌNG TÂM

- HS Nhớ và kể lại toàn bộ câu chuyện.

 

doc 72 trang Người đăng hang30 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2005
Tuần 1
Kể chuyện
Sự tích hồ ba bể
I- Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Giải thích sự hình thành Hồ Ba bể. Qua đó, ca ngợi những ncon người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đên đáp xứng đáng.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn .
ii- đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiên).
- Các tranh cảnh về Hồ Ba bể hiện nay.
iii- trọng tâm
- HS nhớ và kể lại toàn bộ câu chuyện.
IV- các hoạt động dạy học chủ yếu
a. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sách, vở của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
2. Kể chuyện
- Giáo viên kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm về hình dáng khổ sở của bà lão ăn xin, sự xuất hiện của con giao long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà goá, nỗi kinh hoàng của mọi người khi đất dưới chân dung chuyển, nhà của, mọi vật đều chìm nghỉm dưới nước
- Giáo viên kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: Cầu phúc, giao long, bà goá, làm việc thiện, bâng quơ. Nếu HS không hiểu, giáo viên có thể giải thích.
- Giải nghĩa từ theo ý của mình.
- Dựa vào tranh minh hoạ, để HS nắm được cốt truyện: 
- HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
+ Bà không biết từ đâu đến. Trông bà gớm ghiếp, người gầy còm, lở loét, xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng kêu đói.
+ Mọi người đối xử với bà ra sao?
+ Mọi người đều xua đuổi bà.
+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ?
+ Mẹ con bà goá đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại.
+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?
+ Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn.
+ Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì?
+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà goá một gói tro và hai mảnh vỏ trấu.
+ Trong đêm lễ hội truyện gò đã xảy ra?
+ Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm.
+ Mẹ con bà goá đã làm gì?
+ Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn.
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
+ Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ.
3. Hướng dẫn kể từng đoạn
- Chia nhóm HS rồi yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe
- Chia nhóm 4 HS, lần lượt kể từng em kể từng đoạn.
Khi một HS kể các em khác lắng nghe, gợi ý, nhận xét lời kể của bạn.
- Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ kể một trang.
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.
+ Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: kể đúng nội dung, đúng trình tự không? Lời kể đã tự nhiên chưa?
	4. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ truyện trong nhóm.
- Kể trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- 2 đến 3 HS thi kể.
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp.
- Nhận xét.
- GV cho điểm HS kể tốt.
c. Củng cố dặn dò 
- GV kết luận: Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạ nạn. Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể cho người thân nghe.
- Dặn HS luôn có lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người nếu mình có thể.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2007
Tuần 2
Kể chuyện
kể CHUYệN đã nghe, đã đọc
I- Mục tiêu
- Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình truyện thơ Nàng tiên ốc.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp với lời kể điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể ch phù hợp với nội dung truyện.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ câu chuyện trang 18 SGK.
III- Trọng tâm
- Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình truyện thơ Nàng tiên ốc. 
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể.
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu
Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện cổ tích bằng thơ Nàng tiên ốc bằng lời của mình.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Tìm hiểu câu chuyện
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
- Lắng nghe.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ. 1 HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Bà già nghèo làm gì để sống? 
+ Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Con ốc bà bắt được có gì lạ?
 + Nó rất xinh, vỏ biêng biếc xanh, không giống như ốc khác.
+ Bà lão làm gì khi bắt được con ốc?
+ Thấy ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 
+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã quét dọn sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã được nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi:
+ Khi rình xem, bà lão thấy điều gì kì lạ?
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
+ Khi đó bà lão đã làm gì?
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con.
	b. Hướng dẫn kể chuyện
+ Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em?
+ Kể câu chuyện bằng lời của em là em đóng vai người kể kể lại câu chuyện, với câu chuyện cổ tích bằng thơ này, em dựa vào nội dung truyện thơ kể lại chứ không phải đọc lại từng câu thơ.
- 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi.
- Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu kể lại từng đoạn cho các bạn nghe.
- HS kể trong nhóm.
- Kể lại trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diẹn lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm kể một đoạn.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
	c. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.	
- Kể trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- 5 đến 7 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất.
- Nhận xét.
- Cho điểm HS kể tốt.
	d. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa câu chuyện.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS phát biểu.
- 3 đến 5 HS trình bày.
Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc. Bà lão thương ốc không muốn bán. ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà.
 C- Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học,
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu.
- Nhắc HS luôn ham đọc sách.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006
Kể chuyện
kể CHUYệN đã nghe, đã đọc
I- Mục tiêu
- HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu: Câu chuyện phải có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.
- Hiểu được ý nghĩa của chuyện các bạn kể.
- Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Giáo dục HS ham đọc sách.
II- Đồ dùng dạy học
- Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.
III- Trọng tâm
- HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọcvề lòng nhân hậu và hiểu được ý nghĩa của chuyện các bạn kể.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại truyện thơ Nàng tiên ốc.
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu
- GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ của tiết học.
- GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào, gọi 1 số HS giới thiệu những truyện các em mang đến lớp.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.
- 2 HS đọc.
- Gọi 4 HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS đọc.
+ Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết.
- Biểu hiện của lòng nhân hậu.
+ Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người: Nàng công chúa nhân hậu, Chú Cuội, 
+ Cảm thông sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn: Bạn Lương, Dế Mèn, 
+ Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống: Hai cây non, chiếc rễ đa tròn,
+ Tính tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm và làm đau lòng người khác.
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
+ Em đọc trên báo, trong truyện cổ tích, trong sách đạo đức, trong truyện đọc, em xem ti vi,
- Những truyện ngoài SGK được cộng thêm 1 điểm.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.
- Đọc.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm.
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
+ Cách kể hay, có phối hợp giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 1 điểm.
+ Trả lời được câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
	b. Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 6 HS.
- 6 HS ngồi thành 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3.
Gợi ý cho HS các câu hỏi
HS kể hỏi: 
	+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
	+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?
	+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
HS nghe kể hỏi:
	+ Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì?
	+ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện?
	c. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét bạn kể.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào?
- Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Bình chọn.
-Tuyên dương HS vừa đoạt giải.
 C- Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học,
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu.
- Dặn HS về nhà xem trước tranh minh hoạ và bài tập ở tiết kể chuyện tuần 4.
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006
Kể chuyện
kể CHUYệN Một nhà thơ chân chính
I- Mục tiêu
- Dựa vào lời kể giáo viên và tranh minh hoạ trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu  ... thi kể.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tinnhf tiết nội dung truyện, hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện.
- GV ghi tên HS kể, tên truyện, nội dung, ý nghĩa để HS nhận xét bạn cho khách quan.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Cho điểm HS kể tốt.
	4. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học.
	 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 18 tháng 3 năm 2007
Tuần 31
Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục đích yêu cầu
	- Kể được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý.
- Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể.
	- Lời kể chân thật, sinh động, tự nhiên, giàu hình ảnh và sáng tạo.
	- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
	II- Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2.
	 Iii- Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ 	
	- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện các em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
	- Gọi 1 em nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
	- Gọi HS nhận xét bạn kể.
	- Nhận xét- cho điểm học sinh.
2. Giới thiệu bài mới
	 - Hàng năm, trường mình thường tổ chức cho HS đi tham quan hay cắm trại. Các em cũng đã được đi du lịch với gia đình người thân. Giờ học hôm nay các em sẽ kể cho các bạn nghe về mọt cuộc du lịch hay cắm trại mà em nhớ nhất.
	3. Hướng dẫn kể chuyện
	a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài tiết kể chuyện.
- 2 HS đọc.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: du lịch, cắm trại, em được tham gia.
- Theo dõi GV phân tích đề.
- Gọi 2 HS đọc 2 gợi ý trong SGK.
- 2 HS đọc.
+ Nội dung câu chuyện làgì?sss
+ Nội dung câu chuyện là kể về một chuyến du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Khi kể xhuyện xưng hô tôi với mình.
+ Hãy giới thiệu với các bạn câu chuyện em sẽ kể.
 Ví dụ:
+ Em muốn kể cho các bạn nghe chuyến du lịch Sa Pa của gia đình em vào mùa hè năm ngoái.
+ Em muốn kể cho các bạn nghe buổi cắm trại của lớp ở sân trường.
+ Em xin kể câu chuyện về chuyến nghỉ hè của gia đình em ở Huế
- Gợi ý: Khi kể chuyện các em lưu ý kể có đầu có cuối. Trong câu chuyện phải kể được điểm hấp dẫn, mới lạ của nơi mình đến. Kết hợp xen kẽ kể về phong cảnh và hoạt động của mọi người.
- Lắng nghe.
	b. Kể trong nhóm
- GV chia mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em trong nhóm kể lại chuyến đi du lịch hay cắm trại mà mình nhớ nhất cho các bạn nghe.
- Hoạt động trong nhóm.
- Khi 1 HS kể, các em lắng nghe, hỏi lại bạn về phong cảnh các hoạt động vui chơi, giải trí ở đó và ấn tượng, cảm nghĩ của bạn khi đi đến đó.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn HS sôi nổi trao đổi, giúp đỡ bạn.
	c. Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV ghi nhanh lên bảng tên HS, nội dung truyện.
- 5 đến 7 HS tham gia thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể, GV khuyến khích HS dưới lớp hỏi bạn kể về phong cảnh, những đặc sản, hoạt động vui chơi, giải trí, cảm nghĩ của bạn sau chuyến đi.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét nội dung truyện và cách kể chuyện của bạn.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể lại chuyến đi ấn tượng nhất.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học.
	 - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vừa kể vào vở và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2007
Tuần 32
Kể chuyện
Khát vọng sống
I- Mục đích yêu cầu
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Khát vọng sống.	
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thù dữ, chiến thắng cái chết.
	- Lời kể chân thật, sinh động, tự nhiên, giàu hình ảnh và sáng tạo.
	- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
	II- Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ trang 136, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
	Iii- Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ 	
	- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện các em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
	- Gọi 1 em nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
	- Gọi HS nhận xét bạn kể.
	- Nhận xét- cho điểm học sinh.
 	2. Giới thiệu bài mới
	- Giắc Lơn - đơn là một nhà văn nổi tiếng người Mĩ. Người đọc biết đến ông với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã, khát vọng sống. Giờ học hôm nay các em cùng nghe kể một đoạn trích từ truyện Khát vọng sống. Khát vọng sống của một con người mãnh liệt như thế nào? Các em hãy lắng nghe cô kể chuyện.
 	3. Hướng dẫn kể chuyện
	a. Giáo viên kể chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc nội dung mỗi bức tranh.
- Quan sát đọc nội dung.
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời dưới mỗi tranh.
- Nếu thấy HS chưa nắm được nội dung truyện, GV có thể kể lần 3 hoặc dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS nắm được câu chuyện.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi đến khi có câu trả lời đúng.
+ Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?
+ Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương, anh mệt mỏi vì những ngày gian khổ đã qua.
+ Chi tiết nào cho em thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ.
+ Giôn gọi bạn như một người tuyệt vọng.
+ Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy?
+ Anh ăn quả dại, cá sống để sống qua ngày.
+ Anh phải chịu những đau đớn và khổ cực như thế nào?
+ Anh bị con chim đâm vào mặt, đói xé ruột gan làm cho đầu óc mụ mẫm. Anh phải ăn cá sống.
+ Anh đã làm gì khi bị gầu tấn công?
+ Anh không chạy mà đứng im bị biết rằng chạy gấu sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh đã thoát chết.
+ Tại sao anh không bị sói ăn thịt?
+ Vì nó cũng đói lả, bị bệnh và yếu ớt.
+ Nhờ đâu Giôn đã chiến thắng được con sói?
+ Nhờ nỗ lực, anh dùng chút sức lực còn lại của mình để bóp lấy hàm con sói.
+ Anh được cứu sống trong tình cảnh như thế nào?
+ Anh được cứu sống khi chỉ có thể bò được trên mặtđất như một con sâu.
+ Theo em, nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót?
+ Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm được sự sống.
	b. Kể trong nhóm
- GV chia mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em trong nhóm kể lại và nêu ý nghĩa của truyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . đảm bảo HS nào cũng được tham gia kể. 
- 4 HS tạo thành một nhóm. HS kể tiếp nối trong nhóm. Mỗi HS kể nội dung 1 tranh.
	c. Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể tiếp nối.
- 2 lượt HS thi kể. Mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- Gọi HS kể toàn chuyện.
- 3 HS kể chuyện.
- GV gợi ý, khuyến khích HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện.
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn xúc động?
+ Vì sao Giôn lại có thể chiến thắng được mọi khó khăn?
+ Bạn học tập được ở anh Giôn điều gì?
+ Câu chuyện muốn nói gì với mọi người?
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, cho điểm những HS đạt yêu cầu.
4. Củng cố dặn dò
	- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
	- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
	- Nhận xét tiết học.
	 - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vừa kể vào vở và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2007
Tuần 33
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
	I- Mục đích yêu cầu
- Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời. Yêu cầu truyện phải có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người. 
- Hiểu ý nghĩa truyện, tính cách, hành động của nhân vật trong mỗi truyện bạn kể.
- Lời kể chân thật, sinh động, giàu hình ảnh, sáng tạo.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Giáo dục HS ham đọc truyện.
	II- Đồ dùng dạy học
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. 
- HS chuẩn bị những câu chuyện viết về những người có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời, có khiếu hài hước trong mọi hoàn cảnh.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng kể tiếp nối, 1 HS kể toàn truyện Khát vọng sống và 1 HS nêu ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận bạn kể và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.	
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện nói về lòng dũng cảm của con người.
2. Giới thiệu Bài mới
	Trong cuộc sống, tinh thần lạc quan, yêu đời giúp chúng ta có ý chí kiên trì nhẫn nại, biết vươn lên, hy vọng ở tương lai. Các em đã từng đọc trong truyện, sách báo về những người có tinh thần lạc quan, yêu đời đã chiến thắng số phận, hoàn cảnh. Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em cùng kể cho cô và các bạn nghe về những câu chuyện đó. 
	3. Hướng dẫn kể chuyện
	a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ ngữ: được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Lắng nghe.
- Gọi HS đọc phần gợi ý của bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng phần gợi ý trong SGK.
- Gợi ý: Trong SGK đã nêu những truyện: Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng hay Giôn trong truyện Khát vọng sống, hay những người yêu văn nghệ, thể thao. Trong thực tế còn rất nhiều câu chuyện về những con người thật hay những tấm gương từ xưa và nay để nói về tinh thần lạc quan. Các em hãy kể những chuyện mà mình biết về một nhân vật nào đó. Những câu chuyện ngoài SGK luôn được hoan nghênh và cộng điểm thêm.
- GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết.
+ Em xin kể câu chuyện về vua hề Sác - lô. Lên 5 ông đã lên sân khấu, mang niềm vui đến cho mọi người.
+ Em xin kể câu chuyện Hai bàn tay chiến sĩ.
+ Em xin kể câu chuyện Trạng Quỳnh
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 3 trên bảng.
- 2 HS đọc.
	b. Kể chuyện trong nhóm
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS kể lại truyện trong nhóm.
- 4 HS tạo thành nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Càn phải thấy được ý nghĩa truyện, ý nghĩa hành động của nhân vật.
+ Kể chuyện theo lối mở rộng.
	c. Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đó.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn những câu hỏi về nội dung truyện để tao không khí sôi nổi trong giờ học.
- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- HS cả lớp cùng bình chọn.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
4. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học.
	 - Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docKeChuyen.doc