Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tiết: kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Trường TH Hứa Tạo

Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tiết: kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Trường TH Hứa Tạo

Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 Kể được một câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã học) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.

IIĐồ dùng dạy- học: Một số sách báo, tranh ảnh.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tiết: kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Trường TH Hứa Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	Kể được một câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã học) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.
IIĐồ dùng dạy- học:	Một số sách báo, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- 1 HS kể lại câu chuyện đã đọc hoặc nghe kể về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
-2 HS kể.
B. Bài mới : GV giới thiệu bài.
1. Hoạt động1. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà
GV nhắc nhở:
- Cần kể chuyện có mở đầu, diễn biến và có kết thúc.Có thể viết ra nháp dàn ý chuyện sắp kể để tránh sa đà.
2. Hoạt động 2. Thực hành kể chuyện.
*Cho HS kể chuyện cho nhau nghe câu chuyện đã tìm được. 
- Ý nghĩa của câu chuyện.
- Cho HS trao đổi trong nhóm để biết câu chuyện nói về nhân vật chính nào và ý nghĩa câu chuyện ra sao?
* Gọi vài HS thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện mình đã kể.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, nêu câu hỏi thú vị nhất.
C. Củng cố, dặn dò:
*GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS kể tốt.
- GV dặn xem trước bài : Cây cỏ nước Nam
- HS đọc đề.
 HS đọc gợi ý 1,2 SGK.
- Vài HS nêu tên chuyện mình kể.
 -HS lập dàn ý câu chuyện định kể.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
 (Cần giới thiệu, nêu tên câu chuyện, tên nhân vật, diễn biến của câu chuyện).
- Trao đổi, đặt câu hỏi trong nhóm để tìm nội dung chính và ý nghĩa câu chuyện.
- Xung phong kể trước lớp.
- Nhận xét và bình chọn.
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011
Kể chuyện:
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK
 - Vật thật: cây đinh lăng, ngải cứu....
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- HS kể lại câu chuyện của tiết trước.
B. Bài mới : 
* GV giới thiệu danh y Tuệ Tĩnh, là người tu hành và là người thầy thuốc nổi tiếng.
1. Hoạt động 1.GV kể chuyện.
- GV kể lần 1: chậm rãi.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- GV ghi lên bảng tên những cây thuốc nam và cho HS xem một số cây thuốc nam.
- Giải nghĩa 1 số từ khó trong chuyện.
2. Hoạt động 2.Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị tìm đọc chuyện kể về quan hệ giữa con người với thiên nhiên để kể ở tiết sau.
- HS kể chuyện 
- HS theo dõi để nắm nội dung câu chuyện.
HS kể chuyện trong nhóm.
- Kể từng đoạn, đảm bảo các nội dung sau: 1.Tuệ Tĩnh đang giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.
2. Quân dân nhà Trần chuẩn bị tập luyện chống quân Nguyên.
3. Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
4. Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
5. Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho quân sĩ khoẻ mạnh.
6. Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
+Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp 
- Bầu chọn bạn kể hay nhất.
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- HS kể1đoạn câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
B. Bài mới : - GV nêu mục tiêu tiết học.
1.Hoạt động 1.Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- GV gạch chân các từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Gọi 1 HS đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu một số HS nêu tên câu chuyện sẽ kể.
2.Hoạt động2.-Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm .
- GV theo dõi giúp đỡ và gợi ý thêm cho các nhóm.
3. Hoạt động 3.
+Tổ chức thi kể chuyện trước lớp.
- Ghi các tiêu chuẩn nhận xét.
- Cho HS nhận xét, bổ sung và bầu chọn cá nhân kể chuyện hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò:
 * Thảo luận: Con người cần làm gì để thiên nhiên luôn tươi đẹp?
* GV nhận xét tiết học.
* Dặn: Chuẩn bị bài sau: 
Kể về một lần em đi thăm cảnh đẹp quê hương.
- 2 HS kể chuyện.
- HS tìm hiểu đề bài.
HS đọc đề bài
- Học sinh đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu tên câu chuyện sẽ kể
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
-Trao đổi về nội dung truyện.
- Thi kể chuyện.
-Trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Bầu chọn.
+ Trồng cây, trồng rừng, giữ vệ sinh môi trường. 
+ Không phá rừng, không khai thác tài nguyên
thiên nhiên bừa bãi, bảo vệ động vật, .

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen.doc