Giáo án Kể chuyện lớp 5: Vì muôn dân

Giáo án Kể chuyện lớp 5: Vì muôn dân

Lớp 5: KỂ CHUYỆN

VÌ MUÔN DÂN

 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1/KT,KN :

 - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

 - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư sử vì đại nghĩa.

 2/TĐ:HS tự hào và biết giữ gìn về một truyền thống tốt đẹp cua dân tộc – truyền thống đoàn kết.

 II.CHUẨN BỊ :

 Tranh minh họa trong SGK

 Bảng lớp viết những từ chú giải.

Giấy khổ to vẽ sơ đồ gia tộc.

 

doc 6 trang Người đăng nkhien Lượt xem 4233Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 5: Vì muôn dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Lớp 5: KỂ CHUYỆN
VÌ MUÔN DÂN
 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1/KT,KN : 
 - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
 - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư sử vì đại nghĩa.
 2/TĐ:HS tự hào và biết giữ gìn về một truyền thống tốt đẹp cua dân tộc – truyền thống đoàn kết. 
 II.CHUẨN BỊ :
 Tranh minh họa trong SGK 
 Bảng lớp viết những từ chú giải.
Giấy khổ to vẽ sơ đồ gia tộc.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐHT
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
 Kiểm tra 2 HS
 Nhận xét, cho điểm
- Kể một việc làm tốt 
HS khá
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b.Các hoạt động:
HĐ 3:GV kể chuyện 
 GV kể chuyện lần 1:
HS lắng nghe
- GV kể to, rõ ràng
- Giải nghĩa một số từ khó: Tị hiềm, Quốc công Tiết chế, sát thát,
GV dán tờ phiếu về quan hệ gia tộc lên bảng và giảng giải
-Lắng nghe
- Quan sát lược đồ + lắng nghe
GV kể chuyện lần 2: (kết hợp chỉ tranh minh họa) 
Treo tranh + vừa chỉ tranh, vừa kể chuyện 
- Quan sát tranh + lắng nghe
HĐ 4: HS kể chuyện + nêu ý nghĩa câu chuyện
Cả lớp
 Cho HS kể chuyện trong nhóm:
- Kể theo nhóm 4 + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
 Cho HS thi kể chuyện 
Nhận xét + chốt lại ý nghĩa câu chuyện 
- HS thi kể theo theo tranh (mỗi tốp 3 HS kể)
Nêu ý nghĩa của chuyện
2HS kể toàn bộ câu chuyện
- Lớp nhận xét
HS khá, giỏi
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 2-3’
 Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện TUẦN 26 
- HS nói về ý nghĩa câu chuyện 
HSTB
Thứ tư ngày 02 tháng 03 năm 2011
 Lớp 5 : TẬP ĐỌC
CỬA SÔNG
 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1/KT,KN : 
 - Đọc trôi trảy, lưu loát; biết đọc diễn cảm bài thơ: với giọng đọc tha thiết, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, biết nhớ cội nguồn.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ)
 2/ TĐ : Biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 II.CHUẨN BỊ :
 - Bản đồ VN.
 - Bảng phụ ghi phần luyện đọc
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐHT
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
 Kiểm tra 2 HS
 Nhận xét, cho điểm
- HS đọc bài + trả lời câu hỏi 
HS TB
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b. Các hoạt động:
- HS lắng nghe
HĐ 3:Luyện đọc : 10—12’
- 1HS đọc toàn bài 
HS lắng nghe
HS khá. Giỏi
Treo bản đồ chỉ một số của sông và giải thích  
Quan sát + lắng nghe
- HS đọc khổ nối tiếp 
Cả lớp
- HD đọc các từ ngữ khó :tôm rảo, lấp loá, cần mẫn, then khoá
 +Đọc các từ ngữ khó 
+ HS đọc chú giải 
- HS đọc trong nhóm
- 2HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
HĐ 4:Tìm hiểu bài :8-10’
Khổ 1: Cho HS đọc
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
Lớp đọc thầm + TLCH
*Là cửa, nhưng không then khoá/ Cũng không khép lại bao giờ.Bằng cách ấy, tg làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất quen thuộc.
Khổ 2 + 3 + 4 + 5: Cho HS đọc
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
*Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi cá tôm tụ hội, nơi tiễn đưa người ra khơi,...
Khổ 6: Cho HS đọc 
+ Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Dành cho HSKG
* Hình ảnh nhân hoá: Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng ... một vùng núi non.Phép nhân hoá giúp tg nói được “ tấm lòng” của sông không quên cội nguồn.
HS khá, giỏi
HĐ 5: Đọc diễn cảm : 7-8’
-3HS nối tiếp đọc
Cả lớp
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3+4
- Đọc theo hướng dẫn GV 
- Cho HS đọc thuộc lòng + thi đọc
- HS TB thuộc 3,4 khổ thơ, HSKG thuộc cả bài.
- Đọc thuộc lòng + thi đọc 
Nhận xét + khen những HS đọc thuộc, hay
- Lớp nhận xét 
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2-3’
Nhận xét tiết học
HS nhắc lại nội dung của bài
HSTB
TẬP LÀM VĂN
TẢ ĐỒ VẬT
( KIỂM TRA VIẾT )
 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1/KT,KN : 
 - HS viết được 1 bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý; dùng từ, đặt câu đúng; lời văn tự nhiên.
 2/TĐ : Biết giữ gìn và bảo vệ đồ vật 
 II.CHUẨN BỊ:
 -Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐHT
HĐ1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học:1’
HĐ 2. HDHS làm bài: 2-3’
- Viết 5 đề bài lên bảng
1HS đọc 5 đề bài, lớp đọc thầm
2,3 HS đọc lại dàn ý bài văn
Cả lớp
-Dặn HS một số điều càn lưu ý trước khi làm bài.
HĐ 3.HS làm bài : 29-30’
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2-3’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Tập viết đoạn đối thoại để chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS làm bài
TOÁN
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
 I. MỤC TIÊU:
 1/KT, KN : Biết 
 -Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
 -Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐHT	
HĐ 1.Bài cũ : 4-5'
HĐ 2: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 3:Thực hiện phép cộng số đo thời gian:12-14’
- 2HS lên làm BT2a
HS TB
Ví dụ 1:
GV nêu bài toán trong ví dụ 1 (SGK), cho HS nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính:
Cả lớp
+
3 giờ 15 phút
- Quan sát
2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
Vậy: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
Ví dụ 2:
GV nêu bài toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng.
HS nêu phép tính tương ứng.
GV cho HS đặt tính và tính
+
22 giờ 58 phút
23 giờ 25 phút
45 giờ 83 phút
 HS nhận xét rồi đổi 
83 giây = 1 phút 23 giây
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây
Vậy: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
 = 46 phút 23 giây
- HS nhận xét:
Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 phút thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
HĐ 3. Luyện tập : 13-14’
Cả lớp
Bài 1: (dòng 1,2)
Bài 1(dòng 1,2): HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
GV hướng dẫn những HS yếu về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 2: GV cho HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán.
Bài 2: HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán.
Sau đó HS tự tính và viết lời giải. Một HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét. 
Bài giải:
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
Đáp số: 2 giờ 55 phút
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
- Nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
HSTB
ĐỊA LÍ
CHÂU PHI
 I.MỤC TIÊU :
 1/ KT,KN : 
Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi :
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu :
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ.
 2/ TĐ : Thích tìm hiểu về địa lí châu Phi
 II.CHUẨN BỊ : 
 - Bản đồ Tự nhiên châu Phi.
 - Quả Địa cầu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐHT
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ: 4-5’
HĐ 2 : Giới thiệu bài : 1’
1. Vị trí địa lí, giới hạn
- 2HS trả lời
HSTB
HĐ 3 : Làm việc theo cặp) : 12-13’
- HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Phi :
-Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
Cả lớp
- GV chỉ trên quả Địa cầu vị trí địa lí của châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy rõ châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa 2 chí tuyến.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
HS khá, giỏi
Kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
2. Đặc điểm tự nhiên
HĐ 4 : Làm việc theo nhóm : 11-13’
- Thảo luận nhóm 4
- HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh, để trả lời các câu hỏi GV đưa ra:
Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
- Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
- Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
- 2HS lên chỉ bản đồ hoang mạc Xa-ha-ra.
- HSQS & trình bày đặc điểm của hoang mạc và xa-van, 
Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? 
- Khí hậu nóng , khô bậc nhất thế giới.
Vì sao?
* HSKG trả lời : Vì châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 4-5’
Cả lớp
- GV đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên.
- HS thi chơi tiếp sức : 
- HS điền tiếp các nội dung vào sơ đồ hoặc đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho hợp lí.
- Nhắc lại nội dung chính
HSTB
- Dặn chuẩn bị tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docD D Toan lop 3 thu 3t25 va lop 5 thu 4T25.doc