Giáo án Khoa học 5 - Tiết học 29: Thuỷ tinh

Giáo án Khoa học 5 - Tiết học 29: Thuỷ tinh

I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

 - Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.

 - Nêu được công dụng của thuỷ tinh.

 - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.

-Liên hệ việc khai thác nguyên liệu để sản xuất thủy tinh không hợp lí sẽ làm thay đổi cảnh quan môi trường; quá trình sản xuất TT làm ô nhiễm không khí, nước

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK, một số cốc và bình hoa bằng thuỷ tinh

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Tiết học 29: Thuỷ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khoa hoïc - Tieát 29 
 THUỶ TINH
I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh : 
	- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
	- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
	- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
-Liên hệ việc khai thác nguyên liệu để sản xuất thủy tinh không hợp lí sẽ làm thay đổi cảnh quan môi trường; quá trình sản xuất TT làm ô nhiễm không khí, nước
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK, một số cốc và bình hoa bằng thuỷ tinh 
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
3'
1. Kiểm tra bài cũ : 
+KT nội dung bài Xi măng
Vài HS.
1’
2. Bài mới : 
a/Giới thiệu bài: nêu MĐYC tiết học
b/HĐ tìm hiểu bài:
Lắng nghe, xác định nhiệm vụ.
15'
* Hoạt động 1 :
Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh
-GV nêu y/c: Trong số những đồ dùng của gi.đình we có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết ?
- Tiếp nối nhau kể : Các đồ dùng bằng thuỷ tinh : mắt tính, bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li ...
+ Dựa vào những kinh nghiệm thực tế em đã sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì ? 
+ Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ.
+ Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi : nếu cô thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ? tại sao ?
+ Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ.
+ Kết luận : Như SGK.
14'
* Hoạt động 2 :
Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng
- Tổ chức HS hoạt động nhóm : 
- 4 HS ngồi 2 bàn tạo thành 1 nhóm
+ Phát cho từng nhóm 1t số dụng cụ :
 . 1 bóng đèn
 . 1 lọ hoa đẹp bằng thuỷ tinh chất lượng cao hoặc dụng cụ thí nghiệm
 . Giấy khổ to, bút dạ
+ Nhận đồ dùng học tập và trao đổi, thảo luận theo yêu cầu.
+ Yêu cầu HS q sát vật thật, đọc thông tin trong SGK / 61. Sau đó x định vật nào là thuỷ tinh, vật nào là thuỷ tinh chất lượng cao và nêu căn cứ x định.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát
- HS trình bày kết quả thảo luận 
Thuỷ tinh thường
Thuỷ tinh chất lượng cao
Bóng điện : 
-Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ
-Không: cháy, hút ẩm, bị axit ăn mòn
Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm :
-Rất trong
-Chịu được nóng, lạnh
-Bền, khó vỡ 
- GV yêu cầu : Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao ? 
+ Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thường : cốc, chén, mắt kính, chai, lọ...
+ Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chất lượng ca : chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, ống nhòm ...
- Kết luận : Thuỷ tinh được làm từ cát trắng, đá vôi và một số chất khác. Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng rất dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị axít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ, dùng để chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, một số đồ dùng nhà bếp như nồi, bát, đĩa ...
- Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không ?
+ GV giảng giải.
+ Người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách đun nóng chảy cát trắng, và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn.
3'
* Hoạt động 3 :
C¸ch b¶o qu¶n
- Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thuỷ tinh ?
- HS trao đổi ý kiến và trả lời trước lớp : Các cách để bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh. 
2'
3Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học
+ Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về thuỷ tinh và tìm hiểu về cao su, mỗi nhóm mang đến lớp 1 quả bóng cao su hoặc 1 đoạn dây chun.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHoa hoc - tiet 29.doc