Giáo án Khoa học 5 - Tiết học 31: Chất dẻo

Giáo án Khoa học 5 - Tiết học 31: Chất dẻo

CHẤT DẺO

 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

 - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.

 - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa

 - Hình minh hoạ trang 64, 65 SGK

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

TG Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn Ho¹t ®éng cña häc sinh

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Tiết học 31: Chất dẻo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học – Tiết 31 
CHẤT DẺO
 I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh : 
 - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo. 
 - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa
	- Hình minh hoạ trang 64, 65 SGK
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
3’
9'
1. Kiểm tra: 
+ Kiểm tra bài: “Cao su”
+ Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới : 
+Giới thệu bài: Nêu MĐYC tiết học.
+ 1 vài HS 
Lắng nghe, xác định nhiệm vụ
* Hoạt động 1 :
Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa
+ Y/c HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình minh hoạ T64/SGK và đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp. Dựa vào kinh nghiệm s.dụng để tìm hiểu và nêu đặc điểm của chúng. 
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, nói với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa.
+ Gọi HS trình bày ý kiến 
+ 5 đến 7 HS đứng tại chỗ trình bày
- Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì ?
- Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt. 
+ GV kết luận
+ Lắng nghe 
10'
* Hoạt động 2:
Tính chất của chất dẻo
+ Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thông tin trang 65, TLCH
+ Đọc bảng thông tin
- Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào ?
- Dầu mỏ và than đá
- Chất dẻo có tính chất gì ?
- Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở n.độ cao.
- Có mấy loại chất dẻo ? là những loại nào ?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì ?
- Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế
những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày ? tại sao ?
- Có 2 loại : Loại có thể tái chế và loại không thể tái chế
- Rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ
- Thay thế các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, kim loại, mây, tre vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
+ Lắng nghe
+ GV kết luận
9'
1'
2’
* Hoạt động 3 :
Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo
+ Tổ chức chơi TC “Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”
+ Hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên
+ Đọc tên đồ dùng, kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn 
+Cách tiến hành : 
+ Chia nhóm HS theo tổ, HD cách chơi.
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm
+ Yêu cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng
+ GV đi kiểm tra từng nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia
+ Gọi các nhóm đọc tên đồ dùng mà nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác đếm số đồ dùng
+ Tổng kết cuộc thi, khen thưởng nhóm thắng cuộc
* Hoạt động kết thúc :
+ GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi :
- Chất dẻo có tính chất gì ?
- Tại sao ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế những sản phẩm bằng các vật liệu khác ?
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
3.Củng cố - dặn dò :
+Gọi đọc mục “Bạn cần biết”
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau: Tơ sợi.
HS nêu 
2 - 3 HS

Tài liệu đính kèm:

  • docKoa hoc - tiet31.doc