Giáo án Khoa học khối lớp 4

Giáo án Khoa học khối lớp 4

Khoa học

TẠI SAO CẦN PHẢI ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?

 I- MỤC TIÊU

 Giúp HS:

 - Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp với nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

 - Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong nhóm dinh dưỡng.

 - Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.

 - Giáo dục HS ham tìm hiểu khoa học.

 II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.

 - Giấy khổ to.

 - Phiếu học tập theo nhóm.

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ

 - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

 + Em hãy vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng.

 + Em hãy cho biết vai trò của vi -ta- min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min?

 - Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.

 

doc 140 trang Người đăng hang30 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
	i- mục tiêu
	Giúp HS:
	- Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp với nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
	- Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong nhóm dinh dưỡng.
	- Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
	- Giáo dục HS ham tìm hiểu khoa học.
	ii- đồ dùng dạy - học
	- HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
	- Giấy khổ to.
	- Phiếu học tập theo nhóm.
	 III- các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
	+ Em hãy vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng.
	+ Em hãy cho biết vai trò của vi -ta- min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min?
	- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu Bài mới
	- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
 vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và
thường xuyên thay đổi món
- GV chia nhóm 4 HS, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận trong nhóm và rút ra câu trả lời.
+ Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống?
+ Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào?
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn phồi hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Gọi 2 đến 3 HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.
- 2 đến 3 HS đại diện cho các nhóm lên trình bày.
- Gọi 2 HS đọc to mục bạn cần biết SGK.
- 2 lượt HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động 2
nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, phát giấy cho HS.
- Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
- Yêu cầu HSQS hình và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
- Quan sát, thảo luận, vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho 1 bữa ăn.
+ Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
+ 1 HS đại diện thuyết minh cho các bạn trong nhóm nghe và bổ sung, sửa chữa.
- Gọi 2 đến 3 nhóm lên trình bày.
- 2 đến 3 HS đại diện trình bày.
- Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong một bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.
- HS trình bày. Một bữa ăn hợp lý cần có thịt, đậu phụ để có đủ chất đạm, có dầu ăn để có đủ chất béo, có các loại rau như: rau cải, cà rốt, cà chua, hoa quả để đảm bảo đủ vi - ta- min, chất khoáng và chất xơ. Cần phải ăn đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh.
- Yêu cầu HSQS kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi:
- Quan sát kỹ tháp dinh dưỡng, 5 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu tên một nhóm thức ăn.
+ Những nhóm thức ăn nào cần: ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế?
+ Nhóm thức ăn cần ăn đủ: lương thực, rau quả chín.
+ Nhóm thức ăn cần ăn vừa phải: Thịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ.
 + Nhóm thức ăn cần ăn có mức độ, dầu mỡ, vừng, lạc.
+ Nhóm thức ăn cần ăn ít: Đường
+ Nhóm thức ăn cần ăn hạn chế: Muối.
Hoạt động 3
trò chơi: ''đi chợ''
- Giới thiệu trò chơi: Các em hãy thi xem ai là người đầu bếp giỏi biết chế biến những món ăn tốt cho sức khoẻ. Hãy lên thức ăn hợp lý và giải thích tại sao em lại chon những thức ăn này.
- Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.
- Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thực đơn.
- Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trinnhf từ 5 đến 7 phút.
- Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa.
- Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm.
4. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét giờ học.
	- Dặn HS về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tại sao cần phải ăn
phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
i- mục tiêu
	Giúp HS:
	- Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
	- Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
	- Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá.
	- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
	- Giáo dục HS ham tìm hiểu khoa học.
	ii- đồ dùng dạy - học
	- Các hình minh hoạ trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
	- Phô tô, phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
	 III- các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
	+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
	+ Thế nào là một bữa ăn cân đối? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và hạn chế?
	- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu Bài mới
	- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
 trò chơi: ''kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm''
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một trọng tài để giám sát đội bạn.
- Chia đội và cử trọng tài.
- Các thành viên trong đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm, mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
- Lắng nghe.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 2
tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc các hình minh hoạ trong SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật?
+ Những món ăn: đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, rau cải xào, tôm nấu bóng, canh cua,
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
+ Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều áit béo không no có vai trò phòng bệnh xơ vữa động mạch.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết.
- 2 HS đọc.
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2
cuộc thi: tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp
đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
- Yêu cầu HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
- Hoạt động theo HD của GV.
+ Ví dụ về câu trả lời.
- Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị giới thiệu 1 món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật với nội dung sau: Tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó?
- Em thích ăn canh cua. Mùa hè ăn canh cua với cà thì thật là ngon và mát.
- Em thích ăn món đậu cô ve xào thịt bò. Món này ăn nóng rất ngon và bổ. Mùi thơm của thịt bò, gia vị với vị ngậy của đậu cô ve làm bữa cơm thêm ngon.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương các em.
4. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét giờ học.
	- Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
	i- mục tiêu
	Giúp HS:
	- Nêu được ích lợi của muối i - ốt.
	- Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
	- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
	- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
	- Giáo dục HS ham tìm hiểu khoa học.
	ii- đồ dùng dạy - học
	- Các hình minh hoạ trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
	- Sưu tầm tranh, ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i - ốt.
	III- các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
	+ Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
	+ Tại sao ta nên ăn nhiều cá.
	- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
	2. giới thiệu Bài mới
	- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
 trò chơi: ''kể tên những món rán hay xào''
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một trọng tài để giám sát đội bạn.
- Chia đội và cử trọng tài.
- Các thành viên trong đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán hay xào, mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
- Lắng nghe.
+ Gia đình em thường rán, xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?
+ 5 đến 7 HS trả lời.
Hoạt động 2
vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành nhóm, mõi nhóm 8 HS.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và đọc kĩ các món ăn trên bảng để trả lời câu hỏi:
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
+ Những món ăn như: thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào,
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
 + Vì trong mỡ động vật có chứa a - xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a - xít không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.
- 2 đến 3 HS trình bày.
- Yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết.
- 2 HS đọc.
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3
tại sao nên sử dụng muối i- ốt và không nên ăn mặn?
- Yêu cầu HS giới thiệu những tranh, ảnh về ích lợi của việc dùng muối i- ốt đã yêu cầu ở tiết trước.
- HS trưng bày tranh, ảnh.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận cặp đôi.
+ Muối i - ốt có lợi ích gì cho con người?
+ Trình bày ý kiến.
- Muối i - ốt để nấu ăn hàng ngày.
- Ăn muối i - ốt đê tránh bệnh bước cổ
- Ăn muối i - ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.
+ Gọi HS đọc phầ ... .
+ Chiều mũi tên chỉ vào lá cho biết cây hấp thụ khí các - bô - níc qua lá, chiều mũi tên chỉ vào rễ cho biết cây hấp thụ nước, các khoáng chất qua rễ.
- Vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng:
- Quan sát, lắng nghe.
- Hỏi:
+ Trao đổi theo cặp và tiếp nốinhau trả lời.
+ " Thức ăn" thức ăn của cây ngô là gì?
- thức ăn của cây ngô là khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng, ánh sáng.
+ Từ những thức ăn đó, cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
+ Từ những thức ăn đó, cây ngô có thể chế tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây.
+ Theo em thế nào là yếu tố vô sinh, thế nào là yếu tố hữu sinh? Cho ví dụ?
+ Yếu tố vô sinh là những yếu tố không thể sinh sản được mà chúng đã có sẵn trong tự nhiên như: nước, khí các- bô- níc. Yếu tố hữu sinh là những yếu tố có thể sinh sản tiếp được như chất bột đường, chất đạm.
Hoạt động 2
Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
+ Thức ăn của châu chấu là gì?
+ Thức ăn của châu chấu là lá ngô, lá cỏ, lá lúa
+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
+ Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
+ Thức ăn của ếch là gì?
+ Thức ăn của ếch là chấu chấu.
+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
+ Chấu chấu là thức ăn của ếch.
+ Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì?
+ là ngô là thức ăn của chấu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch.
- Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn , sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Lắng nghe.
- Phát hình minh hoạ 131 SGK cho từng nhóm. Yêu cầu HS vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là là thức ăn của sinh vật kia.
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét phần sơ đồ của nhóm và đại diện nhóm trình bày.
- Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
- Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng.
- Quan sát, lắng nghe.
Cây ngô
châu chấu
ếch
- Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thực ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
Hoạt động 3
Trò chơi: Ai nhanh - ai đúng
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên, sau đó tô màu cho đẹp.
- Gọi các nhóm lên trình bày: 1 HS cầm tranh vẽ sơ đồ cho cả lớp quan sát, 1 HS trình bày mối quan hệ thức ăn.
- Nhận xét về sơ đồ của từng nhóm: Đúng, đẹp, trình bày lưu loát, khoa học. GV có thể gợi ý cho HS vẽ các mối quan hệ thức ăn sau:
Hổ
Cáo
Thỏ
Cỏ
Hổ
Hươu
Cỏ
Gà
Sâu gà
Lá cây
Chim sâu
sâu
Lá rau
Người
Cá
Cỏ
	4. Củng cố dặn dò
	+ Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên diễn ra như thế nào?
	- Nhận xét câu trả lời của HS.
	- Nhận xét tiết học.
	 Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
chuỗi thức ăn trong tự nhiên
	I- Mục tiêu
	Giúp học sinh:
- Vẽ, trình bày, hiểu sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn.
- Biết và vẽ được một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Giáo dục HS ham học khoa học.
II- Đồ dùng dạy- Học
 - Hình minh hoạ trang 132, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Hình minh hoạ trang 133, SGK phô tô theo nhóm.
- Giấy A3.
	iiI- Các hoạt động dạy- học
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 65.
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của GV.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu Bài mới
	- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau
và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
- Chia nhóm 4 HS và phát hình minh hoạ cho từng nhóm
- 4 HS ngồi cùng bàn làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên, bằng chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
- Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Đại diện 4 nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
+ Thức ăn của bò là gì?
+ Thức ăn của bò là cỏ.
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ thức ăn. Cỏ là thức ăn của bò.
+ Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không?
+ Trong quá trình sống bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.
+ Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ?
+ Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ
+ Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ?
+ Phân bò phân huỷ tạo thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ.Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các - bô - níc cần thiết cho đời sống của cỏ.
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
+ Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Viết sơ đồ lên bảng:
- Lắng nghe.
Cỏ
Bò
Phân bò
+ Trong mối quan hệ phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh?
+ Trong mối quan hệ phân bò, cỏ, bò thì chất khoáng do phân bò phân huỷ để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
Hoạt động 2
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 133, trao đổi để trả lời câu hỏi.
+ Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân huỷ xác chết của vật nhờ vi khuẩn.
+ Sơ đồ trang 133 SGK thể hiện điều gì?
+ Sơ đồ trên thể hiện mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
+ Chỉ và nói rõ mối quan hệ của thức ăn trong sơ đồ?
+ Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân huỷ thành chất khoáng, chất khoáng này lại được rễ cỏ hú để nuôi cây.
- Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
- 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung (nếu có).
+ thế nào là chuỗi thức ăn?
+ Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+ Theo em, chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ sinh vật nào?
+ Chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
Hoạt động 3
Thực hành: vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
	Cách tiến hành:
	- GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà các em biết. (Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).
	- HS hoạt động theo cặp: đưa ra ý tưởng và vẽ.
	- Gọi 1 vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
	- Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
	- GV có thể gợi ý cho HS về các chuỗi thức ăn sau:
 Sâu
Cây rau
Chim sâu
Vi khuẩn
 Cây ngô
 ếch
Châu chấu
 Vi khuẩn
 Cỏ
 Hổ, báo
Hươu, nai
 Vi khuẩn
Hổ
Cáo
Thỏ
 Cỏ
Vi khuẩn
Diều hâu
Vi khuẩn
Gà
Sâu
Cây non
 4. Củng cố dặn dò
	+ Thế nào là chuỗi thức ăn?
	- Nhận xét câu trả lời của HS.
	- Nhận xét tiết học dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Ôn tập: thực vật và động vật (tiếp)
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 134, 135, 136 137 SGK.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là chuỗi thức ăn? Chuỗi thức ăn là mqh về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+ Theo em chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ sinh vật nào? Thường được bắt đầu từ thực vật.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
2. . Giới thiệu Bài mới
 Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về thực vật và động vật để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì II.
3. Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 2
Vai trò của nhân tố con người – một mắt xích
 trong chuỗi thức ăn
- Giáo viên yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn QS hình minh hoạ 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi:
- HSQS và trả lời.
+ Kể tên những gì em biết trong sơ đồ?
+ Hình 7: cả gia đình đang ăn cơm, bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+ Hình 8: Bò ăn cỏ.
+ Hình 9: Sơ đồ các loại tảo , cá, cá hộp (Thức ăn của người).
+ Dựa vào sơ đồ trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người?
+ Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
- 2 HS lên bảng viết.
- Trong khi 2 HS viết bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
Cỏ – bò – người.
Các loài tảo – Cá - Người.
+ Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không? Vì sao?
+ Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+ Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
+ Sẽ dẫn đến tính cạn kiệt các loài động vật, môi trường sộng của động vật, thực vật bị tàn phá.
+ Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? Cho ví dụ?
+ Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống của sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loại tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+ Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên trái đất?
+ Thực vật rất quan trọng đối với đời sống trên trái đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hỗu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+ Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên?
Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, động vật.
Hoạt động 3
Thực hành : vẽ lưới thức ăn
GV cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
Gọi một vài HS lên bảng giải thích các lưới thức ăn của mình.
Nhận xét sơ đồ về lưới thức ăn của từng nhóm.
	4. Củng cố dặn dò
- Lưới thức ăn là gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoahoc.doc