Giáo án Khoa học lớp 5 (cả năm)

Giáo án Khoa học lớp 5 (cả năm)

I.Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- PTMR:Nêu ý nghĩa của sự sinh sản

II.Đồ dùng dạy học:

- Phiếu dùng cho trò chơi Bé là con ai?

- Hình trang 4-5 SGK

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1.Khởi động: Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 102 trang Người đăng hang30 Lượt xem 897Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: KHOA HỌC
TUẦN 1 TIẾT 1
Ngày dạy: 30-09-2010 BÀI: SỰ SINH SẢN
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- PTMR:Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu dùng cho trò chơi Bé là con ai?
- Hình trang 4-5 SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Khởi động: Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở của HS
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài. Sự sinh sản
Họat động 1: trò chơi Bé là con ai?
Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có đặc điểm giống bố mẹ.
Cách tiến hành: GV phổ biến cách chơi và phát phiếu cho HS
Nhận xét tuyên dương những HS làm đúng
Hỏi: Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho em bé?Qua trò chơi em rút ra điều gì?
Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có đặc điểm giống bố mẹ của mình
Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản
Mục tiêu: Giúp HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản 
Cách tiến hành:
- Làm việc với SGK
Bước 1: Hướng dẫn HS
Yêu cầu HS liên hệ với gia đình
Bước 2: HS tìm ra kết quả và ý nghĩa của sự sinh sản
Hỏi : Hãy nói ý nghĩa của sự sinh sản của mỗi gia đình, dòng họ
Điều gì xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản
Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
- 2 HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Nhận phiếu
- Tìm bố và mẹ của em bé có trong hình và tìm con cho bố hoặc mẹ
- Nhận xét
- Trả lời
- 2 HS nhắc lại
- Quan sát hình 1,2,3-SGK trang 4-5 và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình
- Tự liên hệ với gia đình
- Trả lời nhận xét bổ sung
 4.Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại ý nghĩa của sự sinh sản
- dặn: học bài trong SGK
- Bài sau:Nam hay nữ
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: KHOA HỌC
TUẦN 1 TIẾT 2
Ngày dạy: 31-09-2010 BÀI: NAM HAY NỮ
I.Mục tiêu: Giúp HS
MRPT: HS phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và XH giữa nam và nữ
II.Đồ dùng dạy học:
- Hìng 1,2,3 SGK trang 7
- Các tấm phiếu có nội dung trang 8 SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Khởi động: Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Sự sinh sản
HS1: Gia đình em gồm những ai?
HS2: Hãy nói rõ ý nghĩa của sự sinh sản
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học
Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giưã nam và nữ về mặt sinh học
Cách tiến hành: Cho HS làm việc theo nhóm đôi. Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 6
- Gọi HS trình bày kết quả
- Nhận xét nêu ý đúng
Kết luận: SGK trang 24
- Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK/7
Hoạt động 2: Phân biệt dược các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ
Cách tiến hành: Trò chơi ai nhanh ai đúng
-Phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý SGK /8 và hướng dẫn học sinh cách chơi như SGV/25,26
- Gọi các nhóm trình bày kết quả và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp như vậy? 
- Đánh giá kết quả và tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Trao đổi cùng bạn bên cạnh
- TLCH
- Trình bày câu trả lời
- Lớp nhận xét bổ sung
- 3 HS đọc
- 4 nhóm nhận phiếu và thi nhau xếp các tấm phiếu vào bảng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích
4.Củng cố dặn dò:
- Đọc lại mục bạn cần biết
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Nam hay nữ ( tt)
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: KHOA HỌC
TUẦN 2 TIẾT 3
Ngày dạy: 6-09-2010 BÀI: NAM HAY NỮ (TT)
I.Mục tiêu: Giúp HS biết
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của XH về vai trò của nam, nữ
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt nam nữ
II.Đồ dùng dạy học:
- Hìng 4 SGK trang 9
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Khởi động: Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nam hay nữ
- HS1: Nêu vài đặc điểm khác nhau và giống nhau giữa bạn trai và gái?
- 2 HS đọc phần bạn cần biết
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Một số quan niệm của XH về nam và nữ
Mục tiêu: Giúp HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của XH về vai trò của nam , nữ
Cách tiến hành: làm việc theo nhóm( 4 nhóm)
Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Câu1: Bạn có đồng ý vói những câu dưới đây không? Hãy giải thích vì sao bạn đồng ý
 a.Công việc nội trợ là của phụ nữ?
 b.Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình
- Con gái nên học nữ công gia đình, con trai nên học kỹ thuật
Câu 2: Trong gia đình những yêu cầu hay cư xử của mẹ với con trai và con gái có khác nhau không? Và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lý không?
Câu 3: Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không?
Câu 4: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? Nhận xét nêu ý đúng
Kết luận: SGV/27
- Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK/27
- Giúp HS biết tôn trọng các bạn cùng giới không phân biệt giữa nam và nữ
- 4 tổ chia thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- 3 HS đọc
- HS thực hiện điều đã học
4.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học bài bài sau: Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào.
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: KHOA HỌC
TUẦN 2 TIẾT 4
Ngày dạy: 7-09-2010 BÀI: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH 
 NHƯ THẾ NÀO?
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tình trùng của bố và trứng của mẹ
- MRPT: Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi 
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 10,11 SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Khởi động: Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nam hay nữ (tt)
- HS1: Nêu tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- 2 HS đọc phần bạn cần biết
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nhận biết được một số từ: Thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai
Mục tiêu: Dùng tranh kết hợp với giảng để HS nhận biết các từ trên
Cách tiến hành: 
Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hởi trắc nghiệm
- Cơ quan sinh dục nam có khẳ năng gì?
 a.Tạo ra trứng
 b.Tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục nữ tạo ra gì? 
 a.Tạo ra trứng
 b.Tạo ra tinh trùng
Bước 2: GV giảng
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai sau 9 tháng em bé sẽ được sinh ra
Hoạt động 2: hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
Mục tiêu: Nhận biết được khái quát về quá trình thị tinh và sự phát triển của thai nhi qua tranh ảnh SGK
Cách tiến hành: Cho HS quan sát hình 1a, 1b, 1c SGK và đọc phần chú thích /10 SGK
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Cho HS quan sát hình 1,2,4,5 trang 11 tìm xem hình nào thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng
- Yêu cầu HS khá giỏi suy nghĩ trả lời
nhận xét nêu ý đúng
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK/11
- Trả lời
- Lắng nghe
-Tự quan sát hình và tìm xem mỗi chú thích thích hợp với hình nào?
- HS khá giỏi trả lời
- 3 HS đọc
4.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học bài bài sau: Bài 5
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: KHOA HỌC
TUẦN 3 TIẾT 5
Ngày dạy:13-09-2010 BÀI: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ 
 VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ? 
I.Mục tiêu :Giúp HS
 - Nêu được nhừng việg nên làm và không nên làm để châm sóc phụ nữ có thai
 - MRPT :HS biết xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình tự chăâm sóc phụ nữ có thai
 II.Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 12. 13 SGK
III.Các hoạt động dạy học
 1.Khởi động
 2.Kiểm tra bài cũ: cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
- HS1 :cơ thể chúng ta hình thành như thế nào ?
- 2HS đọc bạn cần biết 
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Những việc nên làm và không nên làm đễ đảm bảo mẹ và thai nhi đều khoẻ
Cách tiến hành: làm việc với SGK/12
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp TLCH SGK
- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì tại sao?
- Kết luận: mục bạn cần biết SGK/12
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải biết chăm sóc và giúp đỡ phụ nữ có thai 
Cách tiến hành: 
Bước1: Cho HS quan sát hình
Bước 2: Cho HS thảo luận câu hỏi 
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện quan tâm chăm sóc đối với phụ nữ có thai 
- Kết luận: SGK/12
Hoạt động 3 : Đóng vai
Mục tiêu :HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai
Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận cả lớp theo 4 nhĩm dưới hình thức “khăn trải bàn”
Bước 2: HS đóng vai theo chủ đề giúp đỡ phụ nữ có thai
- Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK
- Quan sát hình 1,2,3,4 SGK/12 và - TLCH
- Quan sát các hình 5,6,7/13 nêu nội dung của từng hình
- Thảo luận nhóm đôi trả lời
- HS thảo luận câu hỏi SGK/13 đại diện nhóm trình bày kết quả
- Lên trình diễn trước lớp
- 3 HS đọc
4.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học bài 
- Bài sau: bài6
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: KHOA HỌC
TUẦN 3 TIẾT 6
Ngày dạy:14-09-2010 BÀI: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ 
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy  ... ổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản (tt )
 - 3 HS Đọc mục bạn cần biết và thực hành lắp mạch điện đơn giản
 Nhận xét ghi điểm 
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Khám phá: Giới thiệu bài : GV ghi bảng
Kết nối:
 Hoạt động 1 Phòng tránh điện giật
 Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp qui tắc cơ bản sử dụng an toàn điện
KNS: Kĩ năng ứng phĩ, xử lí tình huống đặt ra( khi cĩ người bị điện giật/ khi dây điện đứt/)
 Cách tiến hành :
- Cho HS thảo luận theo 4nhóm TLCH ;
 -Khi ở nhà và ở trường em cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện, cho bản thân và cho những người khác ?
 Y/C HSnêu ý kiến 
Nhận xét nêu ý đúng
 Cho HS quan sát tranh SGK /98 và TLCH SGK
Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 98
SDNLTK&HQ: Một số biện pháp phịng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phịng điện quá mạnh gây chập và cháy.
 Hoạt động 2 Biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điệnvà đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn
 Mục tiêu: Nêu được một số qui tắc cơ bản sử dụng an toàn điện 
 Cách tiến hành 
 Cho HS làm việc theo 4 nhóm đọc thông tin SGK TLCH trang 99 SGK
 Y/C các nhóm trả lời
 Cho HS quan sát một số đồ điện có ghi số vôn 
 Cho HS quan sát cầu chì
-Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK/99
c.Thực hành
 Hoạt động 3 Tiết kiệm điện
 Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện
KNS:Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện( tiết kiệm, tránh lãng phí)
Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
Cách tiến hành 
 -Cho HS làm việc theo cặp TLCH :
-Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ?
 -Nêu các biện pháp để tránh lãng phí khi sử dụng điện 
 -Nhận xét nêu ý đúng
-SDNLTK&HQ:Các biện pháp tiết kiệm điện
- 2 HS nhắc lại
- HS thảo luận theo 4nhóm TLCH
- Trả lời
 Quan sát tranh TLCH
- 3HS đọc
 Chia làm 4 nhóm đọc thômg tin SGK TLCH
 _lần lượt các nhóm nêu kết quả
 Quan sát
- 3HS đọc
HS làm việc theo cặp TLCH 
4. Áp dụng
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn: học bài
- Bài sau: Ôân tập vật chất và năng lượng
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn:Khoa học
Tuần:25 Tiết: 49
Ngày dạy:07/03/2011 Bài: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
 I.Mục tiêu: Giúp HS 
 -Oân tập về các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát , thí nghiệm
 - BVMT: 
 II.Đồ dùng dạy học :
- Chuẩn bị theo nhóm tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, LĐSX và vui chơi giải trí.
- Hình SGK
 III.Các hoạt động dạy học
 1.Khởi động: Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: An toàn tránh lãng phí khi sử dụng điện
- HS1: Nêu một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn điện
- HS2: Nêu biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện
 Nhận xét ghi điểm 
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài : GV ghi bảng
 Hoạt động 1: Trò chơi nhanh ai đúng
 Mục tiêu: Oân tập về các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát , thí nghiệm. 
 Cách tiến hành :
- Phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi
-Cho lớp chơi theo 4 nhóm, nhóm nào trả lời đúng là thắng 
- GV nêu từng câu hỏi trang 100, 101 SGK
- Quan sát xem nhóm nào có nhiều em giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi nhóm nào có nhiều câu đúng và nhanh là thắng cuộc
- Đối với câu 7 cho các nhóm lắc chuông và giành quyền trả lời.
 Nhận xét cuộc chơi
- Kết luận đáp án như SGV
- BVMT: GDHS có ý thức BVMT
- 2 HS nhắc lại
- Tất cả các HS đều tham gia chơi và chia thành 4 nhóm.
- Các em ghi kết quả đúng vào bảng con
- Rung chuông và được quyền trả lời
- Lắng nghe và thực hiện
 4.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn: học bài
- Bài sau: Ôân tập vật chất và năng lượng (tt)
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn:Khoa học
Tuần:25 Tiết: 50
Ngày dạy:09/03/2011 Bài: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
 I.Mục tiêu: Giúp HS 
 -Oân tập về những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
 II.Đồ dùng dạy học :
- Chuẩn bị theo nhóm tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt. - Hình SGK/101, 102
 III.Các hoạt động dạy học
 1.Khởi động: Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: ôn tập vật chất và năng lượng 
- Gọi 3HS TLCH SGK./100,101
 Nhận xét ghi điểm 
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài : GV ghi bảng
 Hoạt động 1: Sử dụng một số nguồn điện
 Mục tiêu: Oân tập về những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
 Cách tiến hành :
- Y/C HS quan sát các hình và TLCH trang 102/SGK
+ Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây, lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Y/C HS trình bày ý kiến .
- Nhận xét nêu đáp án đúng.
a) Năng lượng cơ bắp của người
b) Năng lượng chất đốt từ xăng
c) Năng lượng gió
d) Năng lượng chất đốt từ xăng
e) Năng lượng nước 
g) Năng lượng chất đốt từ than đá
e) Năng lượng mặt trời
Hoạt động 2: Thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện
Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện
Cách tiến hành: Cho HS chơi theo 4 nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Cách thực hiện như SGV trang / 163
- 2 HS nhắc lại
- Quan sát hình SGK, TLCH
- Xung phong trình bày ý kiến 
- Chia lớp thành 4 nhóm tham gia chơi theo sự hướng dẫn của GV
4.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn: học bài
- Bài sau: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..	
..
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn:Khoa học
Tuần:26 Tiết: 51
Ngày dạy:14/03/2011 Bài: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
 I.Mục tiêu: Giúp HS 
 -Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa .
- Chỉ và nói tên các bộ phận có hoa như nhuỵ và nhị trên tranh vẽ hoặc hoa thật
 II.Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 104, 105/SGK
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa 
 III.Các hoạt động dạy học
 1.Khởi động: Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: Oân tập vật chất và năng lượng (tt)
 - 3 HS làm lại các bài tập SGK
 Nhận xét ghi điểm 
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài : GV ghi bảng
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nhuỵ và nhị hoa đực và hoa cái 
 Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận có hoa như nhuỵ và nhị trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
 Cách tiến hành :
- Y/C HS mở SGK/104, hãy chỉ vào nhuỵ và nhị của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4;
- Hãy chỉ hoa mướp đực, hoa mướp cái trong hình 5a, 5b
 Y/C HS nêu ý kiến 
Kết luận nêu ý đúng
 Cho HS quan sát tranh hoa thật
 Hoạt động 2: Phân biệt hoa có cả nhuỵ và nhị với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ (MRPT)
 Mục tiêu: Giúp HS phân biệt hoa có cả nhuỵ và nhị với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ 
 Cách tiến hành 
 Chia lớp thành 4 nhóm thực hành:
- Quan sát những bộ phận của các bông hoa và chỉ xem đâu là nhuỵ, đâu là nhị.
- Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhuỵ và nhị, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ
 Y/C các nhóm trình bày:
 - Kết luận, ghi ý đúng
- Cho HS nói tên từng bộ phận của nhuỵ và nhị trên hình vẽ
- Cho HS biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa .
- Y/C HS đọc mục bạn cần biết SGK/105 
- 2 HS nhắc lại
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi trả lời
- Nêu ý kiến
- Chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện theo Y/C của GV
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận biết 
- 3HS đọc
 4.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn: học bài
- Bài sau: Sự sinh sản của thực vật có hoa
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn:Khoa học
Tuần:26 Tiết: 52
Ngày dạy:16/03/2011 Bài: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
 I.Mục tiêu: Giúp HS 
 -Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió
 II.Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 106, 107/SGK
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa 
 III.Các hoạt động dạy học
 1.Khởi động: Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
 HS 1 :Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa ?
 HS2 : Đọc mục bạn cần biết SGK
 Nhận xét ghi điểm 
 3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài : GV ghi bảng
 Hoạt động 1: Thực hành làm BT xử lí thông tin SGK (MRPT )
 Mục tiêu: HS nói được sự thụ phấn , sự hình thành hạt của quả
 Cách tiến hành :
- Y/C HS đọc thông tin SGK/106 và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về sự thụ phấn ,sự hình thành hạt và quả ? 
- Y/C HS làm BT /106 SGK
- Y/C HS nêu ý kiến 
 Nhận xét
 Hoạt động 2: Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
 Mục tiêu: Giúp HS Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
 Cách tiến hành 
 Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận TLCH SGK
- Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió và một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng mà em biết ? 
- Em có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió ?
-Y/C các nhóm trình bày.
- Kết luận, ghi ý đúng
- Y/C HS đọc mục bạn cần biết SGK/105 
- 2 HS nhắc lại
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi trả lời
- Nêu ý kiến
- Chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện theo Y/C của GV
- Đại diện nhóm trình bày 
3 HS đọc
4.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn: học bài
- Bài sau: Cây con mọc lên từ hạt
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc lop 5.doc