1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
b. Năng lực đặc thù:
- Giúp HS nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
TUẦN 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ Bài 1: SỰ SINH SẢN, (1 tiết) Thời gian thực hiện ngày 14/2/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh: 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình. - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. b. Năng lực đặc thù: - Giúp HS nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. * GDKNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”. - HS: SGK, tập , viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động khởi động *Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trong học tập và nắm một số nội dung yêu cầu của môn học. * Cách tiến hành: - Cho học sinh hát vui. - GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho giờ học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. - Giới thiệu: Tại sao khi nhìn vào em bé, mọi người hay nói: “Bé giống mẹ (hay bố) quá”? Bài Sự sinh sản sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi đó. - Ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai?” * Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. * Cách tiến hành: - Em hãy kể tên các thành viên trong gia đình mình? - Bản thân em do ai sinh ra? - Theo em thì em giống bố hay giống mẹ nhiều? - Đặc điểm nào em giống bố và giống mẹ nhất? - Nhận xét, kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Hoạt động 2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản * Cách tiến hành: - Yêu cầu quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. - Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe về những thành viên trong gia đình của bạn Liên. - Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. + Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - Nhận xét, kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 3. Hoạt động củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu đọc mục “Bạn cần biết”. - Giáo viên giáo dục: Nhờ có sự sinh sản mà mỗi gia đình, dòng họ được duy trì. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con để nuôi dạy cho tốt. - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài Nam hay nữ? 3-5p 23-25p 10p 15p 3-5p - Hát vui tập thể. - Học sinh lắng nghe - Nhắc tựa bài và ghi vào vở. - Học sinh nêu: bố, mẹ, em, em trai, - Vài học sinh trả lời. - Học sinh nêu. - Vài học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Học sinh quan sát tranh trong SGK. - Học sinh nói. + Hai bạn ngồi cùng bàn nói cho nhau nghe về gia đình mình. + Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - Tiếp nối nhau đọc to. - Học sinh lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TUẦN 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 Bài 2: NAM HAY NỮ?, (1 tiết) Thời gian thực hiện ngày 15/2/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu thương tất cả mọi người. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. b. Năng lực đặc thù: - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ. * GDKNS: - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội. - Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, hình trang 6-7 SGK. - HS: SGK, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và giới thiệu bài mới. * Cách tiến hành: - Cho học sinh hát vui. - GV nêu câu hỏi: + Trẻ em do ai sinh ra và có đặc điểm gì so với bố, mẹ của chúng? + Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. - Nhận xét. - Giới thiệu: Làm sao để phân biệt được trẻ là nam hay nữ, giữa nam và nữ có gì khác nhau? Bài Nam hay nữ sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc trên. - Ghi bảng tựa bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Thảo luận * Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Cách tiến hành: - Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và trình bày các câu hỏi trang 6 SGK. - Nhận xét, kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi cơ quan sinh dục phát triển dẫn đến sự khác biệt về sinh học: nam có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng; nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng. - Yêu cầu quan sát hình 2, 3 trang 7 SGK và nêu thắc mắc để được giải đáp. - GV giải thích thắc mắc (nếu có). Hoạt động 2: Thảo luận một số quan niệm về nam và nữ * Mục tiêu: + Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này. + Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. * Cách tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý. a- Công việc nội trợ là của phụ nữ. b- Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. c- Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 2) Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không? 3) Liên hệ lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa học sinh nam và học sinh nữ không như vậy có hợp lí không? 4) Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - Nhận xét, kết luận: Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, lớp học của mình. 3. Hoạt động Củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết. - Giáo dục HS: Nam hay nữ đều có thể là người đóng góp cho gia đình cũng như cho xã hội, do vậy chúng ta không nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? 3-5p 23-25p 10p 15p 3-5p - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Nhắc tựa bài và ghi vào vở. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và trình bày ý kiến. - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát hình và nêu thắc mắc. - Lớp chia thành nhóm, mỗi nhóm 4HS và thực hiện: + Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu. + Đại diện nhóm trình bày và trả lời câu hỏi chất vấn của các nhóm khác. + Nhận xét, bình chọn. - 2 HS đọc. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TUẦN 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 Bài 3 CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?, (1 tiết) Thời gian thực hiện ngày 21/2/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu thương bố mẹ và chính bản thân mình. - Chăm chỉ: Học tập chăm ngoan. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. b. Năng lực đặc thù: - Biết cơ thể chúng ta hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. - Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. *GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé - Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, hình trang 11 SGK, phiếu bài tập. - HS: SGK, viết, thước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và giới thiệu bài mới. * Cách tiến hành: - Cho học sinh hát vui. - GV nêu câu hỏi: + Bạn nam và bạn nữ có gì giống và khác nhau? + Làm thế nào để góp phần thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ? - Nhận xét. - Giới thiệu: Chúng ta được sinh ra từ bố và mẹ. Vậy cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. - Ghi bảng tựa bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Giảng giải * Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. * Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh ghi kết quả đúng vào bảng con. 1) Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? a- Cơ quan tiêu hoá. b- Cơ quan hô hấp. c- Cơ quan tuần hoàn. d- Cơ quan sinh dục. 2) Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? a- Tạo ra trứng. b- Tạo ra tinh trùng. 3) Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? a- Tạo ra trứng. b- Tạo ra tinh trùng. - Giảng: . Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh. . Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. . Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra. Hoạt động 2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và phát triển của thai nhi. * Cách tiến hành: - Yêu cầu q ... ác thải không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường đất. 3. Hoạt động củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết. - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc phá rừng cũng như tác hại của việc phá rừng, chúng ta cần phải bảo vệ rừng cũng như khai thác rừng một cách hợp lí. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Tác động của con người đến môi trường đất. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - Nhắc tựa bài và ghi vào vở. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung. + Tiếp nối nhau phát biểu. + Lắng nghe. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung. + Tiếp nối nhau phát biểu. + Lắng nghe + Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TUẦN 21 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 Bài 42: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, (1 tiết) Thời gian thực hiện ngày 5/7/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh: 1. Phẩm chất: - Yêu nước: Biết bảo vệ môi trường sống của mình. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. b. Năng lực đặc thù: - Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, phiếu học tập, bảng nhóm. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái. - Nhận xét. - Giới thiệu: Bài Tác hại của con người đến môi trường không khí và nước sẽ giúp các em biết nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm cũng như tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. - Ghi bảng tựa bài. 2. Hoạt động khám phá. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 138 - 139 SGK để thảo luận các câu hỏi sau: . Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước. . Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ? . Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá? . Nêu mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước. + Yêu cầu lần lượt từng nhóm nêu kết quả. + Nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. * liên hệ: Bảo vệ môi trường nước và không khí. * Hoạt động 2: Thảo luận - Mục tiêu: Giúp HS: + Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. + Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. - Cách tiến hành: + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: . Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. . Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. + Gọi đại diện nhóm trình bày + Nhận xét, chốt lại ý đúng. * Hoạt động 3: Quan sát - Mục tiêu: Giúp HS: + Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình. + Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường. - Cách tiến hành: + Yêu cầu quan sát các hình và đọc ghi chú để tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa: Hình 1 - b; hình 2 - a; hình 3 - e; hình 4 - c; hình 5 - d. + Yêu cầu thảo luận và cho biết mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện cấp độ nào sau đây: Quốc gia, cộng đồng, gia đình. + Nhận xét, sửa chữa: a, e) Quốc gia, cộng đồng, gia đình. b, c, d) Cộng đồng, gia đình. + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? + Nhận xét, kết luận: Bảo vệ môi trường là việc làm, là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ môi trường. * Hoạt động 4: Triển lãm - Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. + Yêu cầu trưng bày và thuyết trình các vấn đề được trưng bày. + Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 3. Hoạt động củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết. - Biết được các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước cũng như tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước, các em tuyên truyền cùng bà con trong khu phố thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương. - Nhận xét tiết học. Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài Một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - Nhắc tựa bài và ghi vào vở. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung. + Thực hiện theo yêu cầu. + Tiếp nối nhau phát biểu. + Nhận xét, bổ sung. + Thảo luận và tiếp nối nhau trình bày. + Nhận xét, bổ sung. + Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu. + Nhận xét, bổ sung. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. + Đại diện nhóm thuyết minh. + Nhận xét, bình chọn. - Tiếp nối nhau đọc. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TUẦN 22 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 Bài 43: ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, (1 tiết) Thời gian thực hiện ngày 11/7/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh: 1. Phẩm chất: - Yêu nước: Biết bảo vệ môi trường sống của mình. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. b. Năng lực đặc thù: Giúp HS ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, phiếu học tập. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường mà em biết. + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi em sống? - Nhận xét. - Giới thiệu: Các em sẽ được củng cố và khắc sâu hiểu biết kiến thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên qua bài Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Ghi bảng tựa bài. 2. Hoạt động luyện tập * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Mục tiêu: Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường và nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Cách tiến hành: + Phát mỗi HS một phiếu học tập phô tô trang 142-143 SGK và yêu cầu thực hiện. + Yêu cầu nộp bài. + Nhận xét, tuyên dương 10 HS làm bài đúng và nhanh theo đáp án: . Trò chơi Đoán chữ: đọc đúng nghĩa của các từ: 1- BẠC MÀU 2- ĐỒI TRỌC 3- RỪNG 4- TÀI NGUYÊN 5- BỊ TÀN PHÁ Cột dọc: BỌ RÙA . Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1 - b; câu 2 - c; câu 3 - d; câu 4 - c. 3. Hoạt động củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học. * Cách tiến hành: Với những kiến thức đã học về môi trường và tài nguyên, các em sẽ biết cách góp phần bảo vệ cuộc sống của quê hương mình ngày càng trong lành và tốt đẹp hơn. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị kiểm tra cuối năm. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - Nhắc tựa bài và ghi vào vở. + Thực hiện phiếu học tập. + Nộp bài. + Nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TUẦN 22 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 Bài 22: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, (1 tiết) Thời gian thực hiện ngày 12/7/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh: 1. Phẩm chất: - Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. b. Năng lực đặc thù: Kiểm tra các kiến thức về: - Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng. - Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người. - Nêu được một số nguồn năng lượng sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài kiểm tra - HS: Viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học. * Cách tiến hành: - Cho HS hát vui. 2. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức học kỳ 1. - Cách tiến hành: + GV hướng dẫn cách làm bài kiểm tra. + GV phát bài cho HS kiểm tra. + GV quan sat HS kiểm tra. 3. Hoạt động Củng cố * Mục tiêu: Nhắc nhở HS qua kiểm tra. * Cách tiến hành: - GV lưu ý HS một số điều khi kiểm tra. - Nhận xét tiết học. - Dặn về xem bài tiếp theo. - Hát vui. - HS lắng nghe - HS làm bài kiểm tra - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tài liệu đính kèm: