Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 1 đến tiết 70

Bi 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS có khả năng :

· Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.

· Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Các hình trong SGK trang 4, 5, Phiếu học tập.

· Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ cuộc hành trình đến hành tinh khác”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

 

doc 134 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 4, 5, Phiếu học tập.
Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ cuộc hành trình đến hành tinh khác”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO
Mục tiêu : HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu: kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình.
- Một số HS kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình.
- GV lần lượt chỉ định từng HS, mỗi HS nói một ý ngắn gọn và GV ghi vắn tắt các ý đó lên bảng.
Bước 2 :
GV tóm tắt lại tất cả nhữn ý kiến của HS đã được ghi trên bảng và rút ra nhận xét chung dựa trên những ý kiến các em đã nêu ra.
Kết luận: Như SGV trang 22.
Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM
Mục tiêu: 
HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập. 
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận lần lượt hai câu hỏi :
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
Kết luận: Như SGV trang 24.
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN HÀNH TINH KHÁC
Mục tiêu : 
 Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một đồ chơi.
- Các nhóm nhận đồ chơi.
Bước 2 : 
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Nghe GV hướng dẫn. 
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi. 
- Thực hành chơi theo từng nhóm.
Bước 3 : 
- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Hỏi : Con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
- HS trả lời. 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày:
Bài 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 6, 7.
VBT ; bút vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 3 Vở bài tập Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ SỰ TRAO ĐỔI CHÂT Ở NGƯỜI
Mục tiêu :
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGV trang 25.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Thảo luậïn theo cặp.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm chỉ cầân nói một hoặc hai ý.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Bước 4 : GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong Mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò cảu sự trao đổi chất với con người thực vật và động vật.
Kết luận: 
- Hằêng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các bô ních để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì môi trường mới sống được.
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH VIẾT HOẶC VẼ SƠ ĐỒ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: 
HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. 
- HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình và ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
- GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về Con người và sức khỏe.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày:
Bài 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 8, 9 SGK.
Phiếu học tập.
Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 4 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP
Mục tiêu :
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 31.
- HS làm việc với phiếu học tập.
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
- Một vài HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
- GV chữa bài.
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
GV hỏi:
Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
- Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể?
Kết luận: Như SGV trang 32
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
Mục tiêu: 
Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm : một sơ đồ như hình 9 trong SGK và các tấm phiếu rời co ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng ; ô-xi ; khí các-bô-níc ; ô-xi và các chất dinh dưỡng ; khí các-bô-níc và các chất thải ; các chất thải).
- HS nhận bộ đồ chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 2 : Trình bày sản phẩm
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm làm giám khảo để chấm về nội dung và hình thức của sơ đồ.
Bước 3: GV yêu cầu các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 
- Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4 :Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGV trang 34
Kết luận: - Nhờ có cơ ... û thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
+ Chất khoáng 
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì ?
+ Phân bò là thức ăn của cỏ.
Bước 2:
- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. 
- Làm việc theo nhóm. 
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ của cỏ và bò bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước 3:
- Các nhóm treo sản phẩm. 
- Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
Phân bò	
Cỏ 
Bò 
Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) “Mối quan hệ giữa bò và cỏ”.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
Mục tiêu :
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 133 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Chỉ và nói mối quan hệ còn thiếu trong sơ đồ đó.
- Làm việc theo cặp. 
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi đã gợi ý trên : 
- Một số HS trả lời.
- GV giảng : Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK : Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và cây khác.
- GV hỏi cả lớp :
+ Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
+ Chuỗi thức ăn là gì?
- Một số HS trả lời.
Kết luận : - Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên đựơc gọi là chuỗi thức ăn .
- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
Ngày:
Bài 67-68: ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết.
Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK.
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : THỰC HÀNH VẼ SƠ ĐỒ CHUỖI THỨC ĂN
Mục tiêu : 
Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi : Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào ?
- Làm việc cả lớp. 
Bước 2 :
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. 
Bước 3 :
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV đặt câu hỏi : So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì?
- Một số HS trả lời.
- GV giảng : Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn. Cụ thể là :
+ Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
+ Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
Cây lúa
Gà
Đại bàng
Rắn hổ mang
Cú mèo
Chuột đồng
Kết luận: Sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã :
Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
Mục tiêu: 
Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 136, 137 SGK.
- HS thực hiện nhiệm vụ trên cùng với bạn.
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+ Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2 : 
- GV gọi HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý trên.
- Một số HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý trên.
- Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đản bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia, sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên một số người đã làm thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
- GV hỏi cả lớp :
- HS trả lời.
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt
+ Chuỗi thức ăn là gì?
+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
Kết luận: Như kết luận hoạt động 2 trong SGV trang 216
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày:
Bài 69 - 70: ÔN TẬPVÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU
HS được củng cố và mở rộng kiến thức về:
Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 138, 139, 140 SGK
Phiếu ghi các câu hỏi.
Giấy khổ to, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 79 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH
Mục tiêu : 
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
Cách tiến hành : 
- GV chia nhóm, mỗi nhóm HS cử đại diện lên trình bày 3 câu trong mục Trò chơi trang 138 SGK.
- Đại diện lên trình bày 3 câu trong mục Trò chơi trang 138 SGK.
- GV và một vài HS đại diện trong ban giám khảo.
- Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: đủ, đúng
+ Lời nói: to, ngắn gọn, thuyết phục thể hiện sự hiểu biết.
Hoạt động 2 : TRẢ LỜI CÂU HỎI
Mục tiêu: 
Củng cố kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng.
Cách tiến hành : 
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời.
- Từng HS lên bốc thăm trả lời, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3 : THỰC HÀNH
Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng phán đoán, giải thích thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
Cách tiến hành : 
- GV cho HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài 2.
- HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài 2.
- Với cả 2 bài đều cho HS làm việc theo nhóm. Riêng đối với bài 2, nếu có thời gian GV cho HS chơi như chơi bài.
Hoạt động 4 : TRÒ CHƠI : THI NÓI VỀ VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG
Mục tiêu: 
 Khắc sâu hiểu biết về thành phần của không khí và nước trong đời sống.
Cách tiến hành : 
- GV chia lớp thành 2 đội. Hai đội trưởng sẽ bốc thăm xem đội nào được đặt câu hỏi trước. Đội này hỏi đội kia. Nếu trả lời đúng mới được hỏi lại.
- HS chơi theo hướng dẫn cuả GV.
Các tính điểm : Đội nào có nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời dúng đội đó sẽ thắng. Mỗi thành viên trong đội chỉ được hỏi hoặc trả lời một lần, đản bảo mọi thành viên đều tham gia.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5(19).doc