Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 25: Nhôm

Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 25: Nhôm

NHÔM

I. Mục tiêu: Giúp học sinh.

- Kể tên được một số đồ đùng máy móc làm bằng nhôm trong đời sống.

- Nêu được nguồn gốc của Nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng.

- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà.

II. Đồ dùng.

-Tranh minh hoạ trong sgk.

- Một số đồ dùng trong gia đình: thìa, môi, cặp lồng.

- Phiếu học tập, giấy khổ to, bút dạ

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 25: Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Khoa học (25) 5A,B
Nhôm
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Kể tên được một số đồ đùng máy móc làm bằng nhôm trong đời sống.
- Nêu được nguồn gốc của Nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà.
II. Đồ dùng.
-Tranh minh hoạ trong sgk.
- Một số đồ dùng trong gia đình: thìa, môi, cặp lồng....
- Phiếu học tập, giấy khổ to, bút dạ
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu tính chất của Đồng?
-GV n/x và cho điểm
B-Bài mới:
 1. Tìm hiểu bài:
2. Giới thiệu bài: Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi chúng có tính chất gì? cách sử dụng ra sao? Qua bài học này các em sẽ rõ.
 3. Tìm hiểu bài:
* HĐ 1: Một số đồ dùng bằng nhôm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, viết vào giấy những đồ dùng được làm bằng nhôm
? Kể tên mọt số đồ dùng bằng nhôm mà em biết?
? Em còn biết những đồ dùng nào được làm bằng nhôm nữa?
GV: Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp như: xoong, nồi, chảo... vỏ đồ hộp các loại, khung cửa sổ, một số bộ phận cvủa các phương tiện giao thông như: tàu hoả, ô tô, máy bay...
Hoạt động học
- Học sinh nhận xét
- Thảo luận cặp, kể tên các đồ dùng được làm bằng nhôm
- Xoong chảo, ấm, thìa, mâm
- Một số bộ phận của xe đạp, xe máy, tàu hoả, khung cửa sổ....
* HĐ 2: So sánh nguồn gốc, tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4.
- Phát một số dồ dùng bằng nhôm yêu cầu HS quan sát.
- Đọc thông tin trong SGK hoàn thnàh phiếu bài tập so sánh về nguồn gốc tính chất 
giữa nhôm và hợp kim của nhôm
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
Phiếu bài tập
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
- Có trong vỏ trái đất và quặng nhôm
Nhôm và một số lim loại khác như đồng, kẽm.
Tính chất
- Có màu trắng bạc
- Nhẹ hơn sắt và đồng
- Có thể kéo thành sợi, dát mỏng.
- Không bị gỉ nhưng có thể bị một số a xít ăn mòn
- Dẫn diện, dẫn nhiệt tốt
- Bền vững, rắn chắc hơn nhôm
- GV nhận xét kết quả, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Trong tự nhiên nhôm có ở đâu?
? Nhôm có những tính chất gì?
? Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?
GV: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trongtự nhiên nhôm có trong quặng nhôm.
- HS nối tiếp trả lời câu hỏi
+ Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.
+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số axit có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm.
- HS lắng nghe
* HĐ 3: Cách bảo quản sử dụng.
? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm và hợp kim của nhôm trong gia đình em ?
? Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý gì? Vì sao?
- Dùng xong cần rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo.... 
- Không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi nhôm vì nhôm dễ bị axit ăn mòn.
- Không nên dùng tay không để bưng bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng
 - HS đọc mục bạn cần biết (sgk)
4. Củng cố - dặn dò. - Cần bảo quản đồ dùng bằng nhôm và hợp kim của nhôm đúng tốt.
 - Sưu tầm các tranh ảnh về hang động ở Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docKH (25).doc