Giáo án Khoa học - Tiết 26: Đá vôi

Giáo án Khoa học - Tiết 26: Đá vôi

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Kể được tên một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta.

 - Nêu được tính chất của đá vôi và ích lợi của đá vôi.

 - Quan sát để nhận biết đá vôi.

 - GD HS có ý thức BVMT: khai thác núi đá vôi một cách hợp lí; có ý thức sử dụng tiết kiệm đá vôi.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình minh họa trong SGK

- HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi.

- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học - Tiết 26: Đá vôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC:
TIẾT 26 ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Kể được tên một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta.
	- Nêu được tính chất của đá vôi và ích lợi của đá vôi.
	- Quan sát để nhận biết đá vôi.
	- GD HS có ý thức BVMT: khai thác núi đá vôi một cách hợp lí; có ý thức sử dụng tiết kiệm đá vôi.	
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trong SGK
- HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ: Nhôm
 Gọi 3 HS trả lời
+ Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
+ Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
+ Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ở nước ta có nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào? Đá vôi có tính chất và ích lợi gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Một số vùng núi đá vôi của nước ta.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
+ Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- GV kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.
2. Tính chất của đá vôi.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm sau:
* Thí nghiệm 1:
+ Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi.
+ Yêu cầu: Cọ sát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.
+ Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm các nhóm khác bổ sung
* Thí nghiệm 2:
+ Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ.
+ Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.
+ Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
+ Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?
- GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có axit. Đá vôi có tác dụng với axit tạo thành một chất khác và khí các-bô-nic bay lên tạo thành bọt. 
3. Ích lợi của đá vôi
+ Đá vôi được dùng để làm gì?
- GV ghi nhanh lên bảng
- GV kết luận: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hóa, nghệ thuật 
- Cần lưu ý điều gì khi khai thác đá vôi.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+HSKG
+HS*
+HSTB
- HS nghe.
- HS quan sát hình minh họa trong SGK, 3 HS tiếp nối nhau đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
+ Tiếp nối nhau kể tên những địa danh mà mình biết
- HS nghe.
- HS hoạt động theo nhóm 4, cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
+ HS thực hiện.
+ HS thực hiện.
+ HS nêu.
- HS nghe, ghi nhớ
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS nghe, ghi nhớ
HSKG nêu
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Gốm xây dựng: gạch, ngói 
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =

Tài liệu đính kèm:

  • docKH 26.doc