Giáo án Khoa học - Tiết 39: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo)

Giáo án Khoa học - Tiết 39: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.

 - Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.

 - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.

II. KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng ứng phó khi tiến hành thí nghiệm

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan st, trị chơi

IV. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hình minh họa trong SGK trang 78 ; 79 ; 80 ; 81.

 - Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.

 - Một ít đường kính trắng.

V. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học - Tiết 39: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39: KHOA HỌC:
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
II. KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng ứng phĩ khi tiến hành thí nghiệm
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, trị chơi
IV. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình minh họa trong SGK trang 78 ; 79 ; 80 ; 81.
	- Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
	- Một ít đường kính trắng.
V. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Sự biến đổi hoá học
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiếp).
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1.Thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trình bày thảo luận SGK trang 79 và hoàn thành bảng thống kê sau:
Hình
Nội dung từng hình
Biến đổi
Giải thích
1
Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
2
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
3
Xi măng trộn cát
líù học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi.
4
Đinh mới để lâu thành đinh gỉ
Hoá học
Dưới tác dụing của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chấyt của đinh gỉ khác hẳn tích chất của đinh mới.
5
Xi măng trộn cát và nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nướctạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
6
Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai lọ, để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn.
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không đổi
2. Trò chơi “chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm chơi trò chơi được giới thiệu ở SGK trang 80.
- GV yêu cầu từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
3.Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80 SGK.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK.
+ HS* trả lời.
- HS nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
- HS các nhóm thực hiện.
- Theo dõi và nhắc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm thực hành
- 1 HSTB đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Năng lượng
Rút kinh nghiêm:

Tài liệu đính kèm:

  • docKH 39.doc