Giáo án Khoa, Sử, Địa, Âm nhạc, Thể dục lớp 5 - Tuần 10 đến tuần 15

Giáo án Khoa, Sử, Địa, Âm nhạc, Thể dục lớp 5 - Tuần 10 đến tuần 15

Khoa học

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I- Mục tiêu:

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an tàon khi tham gia giao thông đường bộ.

II- Đồ dùng & PPdạy - học:

- Thông tin & hình trang 40 - 41 SGK.

- Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các vụ tai nạn giao thông.

- PP đàm thoại, thuyết trình.

III-Các hoạt động dạy - học:

1- Hoạt động 1: Quan sát & thảo luận

• Mục tiêu:

- HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật GTĐB của những người tham gia giao thông trong hình (TGGT).

- HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.

• Cách tiến hành:

- HS làm việc theo cặp: 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, phát hiện và chỉ cho nhau biết những việc làm vi phạm của người TGGT trong từng hình; đồng thời tự đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.

 

doc 53 trang Người đăng hang30 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa, Sử, Địa, Âm nhạc, Thể dục lớp 5 - Tuần 10 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an tàon khi tham gia giao thông đường bộ.
Đồ dùng & PPdạy - học:
Thông tin & hình trang 40 - 41 SGK.
Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
PP đàm thoại, thuyết trình...
III-Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Quan sát & thảo luận
Mục tiêu: 
HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật GTĐB của những người tham gia giao thông trong hình (TGGT).
HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo cặp: 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, phát hiện và chỉ cho nhau biết những việc làm vi phạm của người TGGT trong từng hình; đồng thời tự đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Đại diện 1 số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định 1 bạn của cặp khác trả lời.
Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra TNGT đường bộ là do lỗi của người TGGT không chấp hành đúng luật GTĐB.VD:
Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định;
Đi xe đạp hàng 3
2-	Hoạt động 2: Quan sát & thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được 1 số biện pháp ATGT.
Cách tiến hành:
2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK, phát hiện những việc cần làm đối với người TGGT được thể hiện qua hình.
1 số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp. 
GV nêu tiếp câu hỏi cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+	Em hãy nêu 1 số biện pháp ATGT.
HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét.
GV ghi lại các ý kiến lên bảng, tóm tắt, kết luận chung.
Thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2009
Thể dục
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH - TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
MỤC TIÊU: 
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi
II-NỘI DUNG &PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2phút)
Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, có thẻ GV chạy trước dẫn đường.(1 phút)
-	Đứng thành 3- 4 hàng ngang hoặc vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho cả lớp thực hiện khởi động các khớp (2-3phút)
* 	Chơi trò “đứng ngồi theo hiệu lệnh”(2-3phút)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
- 	Ôn tập 3 động tác vươn thở, tay và chân: 1- 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Lần đầu, GV làm mẫu và hô nhịp. Nhưng lần sau, cán sự vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai cho HS, nhịp vào nhiều cho HS tập sai thì GV ra hiệu cho cán sự ngưng hô nhịp để sửa rồi mới cho HS tập tiếp.
Học động tác vặn mình: 3- 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+	GV nêu động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để cho HS tập theo( GV đứng cùng chiều với HS ). Những lần tập đầu, GV cần hô chậm từng nhịp sao cho HS tập tương đối tốt mới chuyển sang tập nhịp khác. GV nhắc HS ở nhịp 1, 3 chân bước chân rộng hơn hoặc bằng vai, căng ngực, hai tay thẳng, ngẩng đầu, ở nhịp 2, 6 khi quay 90o thân thẳng, bàn tay ngửa. Khi quay thân cần phối hợp giữa thân và tay sao cho khi quay thân xong tay vẫn ở tư thế dang ngang.
-	Ôn 4 động tác thể dục đã học: 3- 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Cả lớp thực hiện theo sự điều khiển của GV hoặc cán sự hoặc chia nhóm để HS tự ôn luyện, rồi báo cáo kết quả ằng cách từng tổ trình diễn, GV và những HS khác nhận xét, đánh giá.
-	Chơi trò chơi: “ Ai nhanh và khéo hơn”: 4- 5 phút.
3-	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS chơi trò chơi hoặc tập một số động tác để thả lỏng:2 phút 
	-	GV cùng HS hệ thống bài
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập. 
Giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung, ghi lại cách chơi của trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết kết hợp với vận động phụ hoạ.
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Tập trước 1 vài động tác phụ họa cho bài hát Những bông hoa những bài ca:
+	Động tác 1: Câu: Ngàn hoa nở tươi, kheo sắc hương dưới ánh mặt trời: 2 bàn tay từ từ nâng lên trước ngực. (lời 2 tương tự)
+	Động tác 2: Câu: Chúng em xin tặng các thầy, các cô: 2 cánh tay như nâng bó hoa nâng lên (lời 2 tương tự)
Tranh ảnh 4 nhạc cụ: Flute, kèn Trompette, kèn Clarinette, kèn Saxophone.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Tự nghĩ 1 vài động tác phụ họa cho bài hát.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca.
Ôn lại bài hát 1 lần.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.(Lưu ý: Bắt nhịp 2-1 để HS hát vào phách 2 ở câu đầu tiên của bài. Hát với tình cảm tươi vui, náo nức. Phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ)
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa. (Khuyến khích nhóm HS tự thể hiện 1 vài động tác phụ họa. GV chọn 1-2 động tác phù hợp để phổ biến cho cả lớp)
Nội dung 2: Giới thiệu 1 số nhạc cụ nước ngoài:
GV cho HS xem tranh ảnh về 4 nhạc cụ trong SGK.
GV cho HS nghe làm quen với âm sắc của 4 loại nhạc cụ đó bằng phím đàn điện tử.
GV cho HS nghe bài hát “Những bông hoa những bài ca” được cài vào bộ nhớ của 4 loại nhạc cụ trên.
Gợi ý cho HS cảm nhận âm sắc của 4 loại nhạc cụ giới thiệu.
3-	Phần kết thúc:
Biểu diễn bài Những bông hoa những bài ca theo hình thức tốp ca.
GV nhận xét tiết học.
Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Mục tiêu:
- Tường thuật lại cuộc mít tin ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đồ dùng& PP dạy - học:
Hình trong SGK.
Ảnh tư liệu khác (nếu có)
Phiếu học tập của HS.
PP đàm thoại, quan sát ....
III-Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (cả lớp)
GV giới thiệu bài: Dẫn dắt từ ảnh tư liệu.
GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
+ Trình bày ND của Tuyên ngôn Độc lập được trích trong SGK.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9/1945.
Hoạt động 2: (nhóm)
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: đọc SGK, trao đổi thảo luận để giải quyết nhiệm vụ 1-2 của bài học.
HS các nhóm thảo luận ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
GV nhấn mạnh : Bản Tuyên ngôn Độc lập đã:
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập ấy.
Hoạt động 3: (cả lớp)
HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2/9/1945.
+	Sự kiện ngày 2/9/1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta? (Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới.)
+	Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh của Bác Hồ trong buổi tuyên bố độc lập.
HS đọc mục in đậm trong SGK.
Thứ năm, ngày 5 tháng 11 năm 2006
Thể dục
TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II-Địa điểm & phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút)
Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, có thẻ GV chạy trước dẫn đường.(1 phút)
Đứng thành 3- 4 hàng ngang hoặc vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho cả lớp thực hiện khởi động các khớp và chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh” (1- 2 phút)
*	Kiểm tra bài cũ ( nội dung do GV tự chọn)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
-	Ôn 4 động tác thể dục đã học: 12- 14 phút.
+	GV cùng HS nhắc lại( bằng lời không hoặc có kết hợp làm mẫu) các tập động tác vươn thở, tập 1- 2 lần, mỗi lần 2- 8 nhịp. Sau đó, lập lại cách dạy như vậy đối với động tác tay. Trước khi ôn động tác chân, GV cho ôn 1- 2 lần động tác vươn thở và tay. Trước khi ôn động tác chân, GV cho ôn lại cả 3 động tác 1- 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. GV có thể không áp dụng theo cách trên, mà có thể nhắc kết hợp với 3 động tác, sau đó chia tổ cho các em tự ôn tập, cuối cùng dành ít phút để từng tổ báo cáo kết quả ôn tập. GV có thể chọn cách khác nữa theo thực tiễn của mình để dạy cho HS.
Trong quá trình HS tập, GV cần chỉ dẫn thường xuyên và sửa sai chung cho cả lớp hoặc trực tiếp cho một số HS và tổ chức thi đua xem tổ ( cá nhân ) nào tập đúng nhất.
-	Chơi trò chơi: “ chạy nhanh theo số ”: 6- 8 phút. GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, chia đội chơi, cho HS chơi thử 1- 2 lần, sau đó chơi chính thức. GV nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	Thực hiện một số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân hoặc chơi trò chơi 1- 2 phút do GV chỉ huy. 
	-	GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập. 
Giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Khoa học
ÔN TẬP: CON NGƯỜI & SỨC KHỎE (T1)
Mục tiêu: 
Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học về mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.
Đồ dùng & PP dạy - học:
Các sơ đồ trang 42-43 SGK.
Giấy khổ to & bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
PP đàm thoại, trình bày...
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: 
Ôn lại cho HS 1 số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
HS làm việc cá nhân theo yêu cầu các BT 1, 2, 3 trang 45 SGK.
Gọi 1 số HS chữa bài. / Nhận xét, bổ sung.
(Câu 1: vẽ tuổi dậy thì ở nữ từ10- 15 tuổi, tuổi dậy thì ở nam từ 13-17 tuổi. Câu 2: d Câu 3: c )
2-	Hoạt động 2: Trò chơi “AI nhanh, ai đúng?”
Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
Cách tiến hành: 
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+	 Quan sát để tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A ở SGK.
+	Vẽ sơ đồ phòng tránh 1 số bệnh khác. (Mỗi nhóm GV phân vẽ sơ đồ của 1 bệnh)
HS hoạt động theo nhóm, GV theo dõi giúp đỡ thêm cho các nhóm.
Đại diện nhóm treo sản phẩm của nhóm & trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
3-	Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động. (T2)
Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòn ... : Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.
Tuan:15 Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Mục tiêu: 
-Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu.
+ Ngành du lịc nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điẻm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, nha Trang, Vũng Tàu...
- HS khá, giỏi: + Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
 + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội...; các dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
Đồ dùng & PPdạy - học:
Bản đồ Hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại & về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch).
PP quan sát, sử dụng bản đồ...
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
1-	Ngành thương mại:
Hoạt động 1: (cá nhân)
HS dựa vào SGK chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
+	Thương mại gồm những hoạt động nào?
+	Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+	Nêu vai trò của ngành thương mại.
+	Kể tên một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
*	Kết luận:
Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa, bao gồm:
+	Nội thương: buôn bán trong nước.
+	Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội & TP. HCM.
Vai trò của thương mại: cầu nối giữa SX với tiêu dùng.
Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ,), hàng công nghiệp nhẹ & CN thực phẩm (giày dép, quần áo, bánh kẹo,), hàng thủ CN (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu,), nông sản (gạo, sản phẩm cây CN, hoa quả,), thủy sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp,).
Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,nhiên liệu.
2-	Ngành du lịch:
Hoạt động 2: (nhóm)
HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết để:
+	Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+	Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+	Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
*	Kết luận:
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP. HCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
+	Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của Huế. (Nếu còn thời gian)
	Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Đạo đức:
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T1)
I-Mục tiêu: 
	- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong hoạt động của trường, lớp.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hơpự tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáovà mọi người trong công việc , của lớp, của trường, của ga đình, của cộng đồng.
- Biết được thế nào là hợp tác với mọi người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II-Đồ dùng & PP dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 (T2)
PP thảo luận nhóm, đóng vai...
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống trang 25- SGK.
Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Quan sát 2 tranh trang 25 & thảo luận theo các câu hỏi được nêu dưới tranh.
Các nhóm HS độc lập làm việc.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Các bạn tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1-SGK:
Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thảo luận để làm BT1.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hay nêu ý kiến khác.
GV kết luận: Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, hợp tác với nhau trong công việc chung,; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi,
3-	Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2-SGK):
Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT 2 & hướng dẫn HS bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
GV lần lượt đưa ra từng ý kiến. / HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (theo quy ước).
GV mời 1 số HS giải thích lí do, cả lớp lắng nghe bổ sung (nếu cần).
GV kết luận:
+	Tán thành với các ý kiến: a, d.
+	Không tán thành với các ý kiến: b, c.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	Hoạt động tiếp nối:
HS thực hành ND trong SGK trang 27.
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(T2)
Mục tiêu: 
- Nêu vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiên sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết cham sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II-Đồ dùng dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát truyện nói về phụ nữ Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Xử lí tình huống BT 3- SGK.
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của BT 3.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
+	Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc & khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
+	Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
2-	Hoạt động 2: Làm BT 4 – SGK:
Mục tiêu: HS biết những ngày & những tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ & bình đẳng giới trong XH.
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: 
+	Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+	Ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+	Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ.
3-	Hoạt động 3: Ca ngợi người Phụ nữ Việt Nam (BT 5 – SGK).
Mục tiêu: HS củng cố bài học.
Cách tiến hành:
HS các nhóm thi trình bày các bài hát, múa, đọc thơ (hoặc đóng vai phỏng vấn) về chủ đề Phụ nữ.
Lớp & GV bình chọn nhóm thắng cuộc.
	Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Khoa học
CAO SU
Mục tiêu: 
Nhận biết một số tính chất của cao su.
Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin & hình trang 62, 63 SGK.
Sưu tầm 1 số đồ dùng bằng cao su: quả bong, mảnh săm, lốp
Các hoạt động dạy - học:
Mở bài:
HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su mà em biết. (PP hỏi-đáp hoặc trò chơi)
1-	 Hoạt động 1: Thực hành.
Mục tiêu: 
HS thực hành để tìm ra TC đặc trưng của cao su.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: làm thực hành như hướng dẫn trang 63 SGK.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
(+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
 + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
2-	 Hoạt động 2: Thảo luận:
Mục tiêu: Giúp HS:
Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
Nêu được TC, công dụng & cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
Cách tiến hành:
HS làm việc cá nhân: Đọc ND mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+	Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+	Ngoài TC đàn hồi tốt, cao su còn có TC gì?
+ 	Cao su được sử dụng để làm gì?
+	Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
Kết luận:
	+	 Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên (chế tạo từ nhựa cây cao su) & cao su nhân tạo (thường chế tạo từ than đá & dầu mỏ).
+ 	Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong 1 số chất lỏng khác.
+ 	Cao su được sử dụng làm săm, lốp xe; làm 1 số chi tiết của các đồ dùng điện, máy móc & đồ dùng trong gia đình.
+ 	Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su dễ bị chảy) hoặc nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hóa chất dính vào cao su.)
Mĩ thuật
VẼ ĐỀTÀI
 TRANH QUÂN ĐỘI
I- Mục tiêu:
- Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết cách vẽ tranh về dề tài Quân đội.
- Vẽ được tranh về đề tài Quân đội.	
II- Đồ dùng & PP dạy học:
- Vở tập vẽ, bút chì, bút màu...
II-Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài
* Hoạt đông 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu môt số tranh ảnh về đè tài Quân đội.
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về Quân độiđể các em nớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV cho HS xem một số hình gợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh
- Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ.	
* Hoạt động 3:Thực hành
- HS vẽ tranh. GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những HS cònlúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ.
* Hoạt đông 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ để HS nhận xét, đánh giá.
* Dặn dò
- Chuẩn bị bài vẽ có hai mẫu vật.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc LS DL D D TD AN Lop 5 tuan 101112131415.doc