Tiếng Việt
Bài 99: UƠ – UYA (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận diện được vần uơ – uya, so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu.
2. Kỹ năng:
- Đọc nhanh, viết đúng uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya.
3. Thái độ:
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ SGK.
2. Học sinh:
- Bảng con, bộ đồ dùng.
Thứ ngày tháng năm . Tiếng Việt Bài 99: UƠ – UYA (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Nhận diện được vần uơ – uya, so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu. Kỹ năng: Đọc nhanh, viết đúng uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya. Thái độ: Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Học sinh: Bảng con, bộ đồ dùng. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: uê – uy. Học sinh đọc bài ở SGK. Viết bảng con: bông huệ huy hiệu Bài mới: Giới thiệu: Học vần uơ – uya. Hoạt động 1: Dạy vần uơ. Nhận diện vần: Phương pháp: trực quan, thực hành. Giáo viên ghi uơ. Vần uơ gồm những âm nào ghép lại? So sánh uơ và uê. Hãy ghép uơ. Đánh vần: u – ơ – uơ. Có vần uơ muốn có tiếng huơ phải thêm âm gì? Đánh vần: h – uơ – huơ. Tranh vẽ voi đang làm gì? Viết: Hướng dẫn viết uơ: viết u rê bút viết ơ. Tương tực cho huơ, huơ vòi. Hoạt động 2: Dạy vần uya. Quy trình tương tự. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc. Giáo viên ghi bảng: thuở xưa giấy pơ-uya huơ tay phéc-mơ-tuya Đọc toàn bài ở bảng lớp. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc. Học sinh viết. Hoạt động lớp. Do u và ơ ghép lại. Giống: bắt đầu bằng u. Khác: uơ kết thúc bằng ơ. Học sinh ghép. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp. thêm h đứng trước uơ. Ghép huơ. Học sinh đánh vần cá nhân. huơ vòi. Học sinh đọc. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc. Tiếng Việt Bài 99: UƠ – UYA (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc trôi chảy vần, từ, câu ứng dụng. Luyện nói theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và viết các từ ngữ có vần uơ, uya. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. Thái độ: Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Học sinh: SGK, vở viết in. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: luyện tập, trực quan. Giáo viên cho học sinh luyện đọc vần, từ, tiếng có mang vần đã học ở tiết 1. Treo tranh SGK. Tranh vẽ gì? Tìm trong đoạn thơ tiếng có mang vần vừa học. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, luyện tập. Giáo viên nêu yêu cầu viết. Nêu tư thế ngồi viết. Viết mẫu và hướng dẫn viết uơ: viết u rê bút viết ơ. Tương tự cho uya, huơ vòi, đêm khuya. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: đàm thoại, trực quan. Nêu chủ đề luyện nói. Buổi sáng sớm có đặc điểm gì? Buổi sáng sớm em và mọi người chung quanh làm việc gì? Tương tực với chiều tối, đêm khuya. Củng cố: Đọc lại toàn bài ở SGK. Thi đua tìm tiếng có vần uơ, uya ở bảng lớp. Dặn dò: Đọc lại bài ở SGK. Ghi các từ ở SGK vào vở 1. Hát. Hoạt động cá nhân. Học sinh luyện đọc. Học sinh quan sát. Học sinh nêu. Học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng. Đọc từng câu tiếp sức. Hoạt động cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh viết vở từng dòng. Hoạt động lớp. sáng sớm, chiều tốim đêm khuya. Học sinh nêu. Học sinh cử mỗi dãy 3 em lên thi đua. Nhận xét. Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Mục tiêu: Kiến thức: Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn. Tìm hiểu bài toán: Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Giải bài toán: Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết. Trình bày bài giải. Các bước tực giải bài toán có lời văn. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và thực hiện phép tính đúng. Thái độ: Yêu thích học toán. Chuẩn bị: Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập và trò chơi. Học sinh: SGK, giấy nháp. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Gắn hàng trên 3 chiếc thuyền, hàng dưới 2 chiếc thuyền, vẽ dấu gộp. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài: giải bài toán có lời văn. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài toán. Phương pháp: đàm thoại. Cho học sinh quan sát tranh và đọc đề toán. Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì? Có 5 con gà. Mua thêm 4 con. Có tất cả bao nhiêu con gà? Hoạt động 2: Hướng dẫn giải. Phương pháp: giảng giải. Muốn biết nhà An có tất cả bao nhiêu con gà ta làm sao? Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bài toán. Phương pháp: giảng giải. Đầu tiên ghi bài giải. Viết câu lời giải. Viết phép tính (đặt tên đơn vị trong giấu ngoặc). Viết đáp số. Hoạt động 4: Luyện tập. Phương pháp: đàm thoại, thực hành. Bài 1: Đọc yêu cầu bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết có bao nhiêu con lợn làm sao? Bài 2: Đọc đề bài. Giáo viên ghi tóm tắt. Lưu ý học sinh ghi câu lời giải. Bài 3: Nhìn tranh ghi vào chỗ chấm cho đề bài đủ. Có mấy bạn đang chơi đá cầu? Đề bài có câu hỏi chưa? Muốn biết có bao nhiêu bạn ta làm sao? Lưu ý học sinh ghi bài giải, lời giải, phép tính, đáp số. Củng cố: Trò chơi: Đọc nhanh bài giải. Giáo viên cho học sinh chia 2 dãy, 1 dãy đọc đề bài, 1 dãy đọc bài giải, dãy nào trả lời chậm, sai sẽ thua. Nhận xét. Dặn dò: Nhìn SGK tập đọc lời giải và phép tính. Chuẩn bị: Xăng ti met – Đo độ dài. Hát. Học sinh quan sát và ghi đề toán ra nháp. 2 học sinh đọc đề toán, 1 em ghi lên bảng. Nhận xét. Hoạt động lớp. Học sinh quan sát và đọc. nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con nữa. hỏi nhà An có bao nhiêu con gà? Học sinh nhìn tóm tắt đặt lại đề toán. Hoạt động lớp. phép tính cộng. Lấy 5 + 4 = 9. Hoạt động lớp. Học sinh theo dõi. Bài giải Số gà nhà An có là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà. Hoạt động lớp. Học sinh đọc đề toán. Có 1 lợn mẹ, 8 lợn con. Có bao nhiêu con? Lấy 1 + 8 = 9. Học sinh làm bài. Sửa bài ở bảng lớp. Học sinh đọc đề bài. Học sinh nhắc lại cách trình bày bài giải. Học sinh sửa ở bảng lớp. 4 bạn. Hỏi có bao nhiêu bạn chơi? tính cộng. Học sinh làm bài. Học sinh sửa ở bảng lớp. Hoạt động lớp. Học sinh chia 2 dãy thi đua chơi. Nhận xét. Thứ ngày tháng năm . Tiếng Việt Bài 100: UÂN – UYÊN (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo vần uân – uyên, so sánh được chúng với nhau, và với các vần đã học cùng hệ thống. Kỹ năng: Đọc nhanh, trôi chảy tiếng, từ có vần uân – uyên. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Học sinh: Bảng con, bộ đồ dùng. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Cho học sinh đọc bài SGK. Viết: quở trách trời khuya Bài mới: Giới thiệu: Học vần uân – uyên. Hoạt động 1: Dạy vần uân. Phương pháp: đàm thoại, thực hành. Nhận diện vần: Giáo viên ghi: uân. Vần uân gồm những chữ nào ghép lại? Ghép vần. So sánh vần uân với uya. Đánh vần: u – â – n – uân. Muốn có tiếng xuân cô phải làm sao? Viết: Hướng dẫn và viết mẫu uân: viết u rê bút viết â, rê bút viết n. Tương tự cho xuân, mùa xuân. Hoạt động 2: Dạy vần uyên. Quy trình tương tự. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên đặt câu hòi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc. Giáo viên ghi bảng: huân chương tuần lễ kể chuyện Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh. Đọc toàn bài trên bảng lớp. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh quan sát. u, â và n. Học sinh ghép. Học sinh so sánh và nêu. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp. Thêm ân x trước vần uân. Xờ – uân – xuân. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc. Tiếng Việt Bài 100: UÂN – UYÊN (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc trôi chảy vần, từ, câu ứng dụng. Luyện nói theo chủ đề: Em thích đọc truyện. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và viết các từ ngữ có vần uân – uyên. Thái độ: Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Học sinh: Vở viết in, SGK. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: luyện tập, trực quan. Giáo viên cho học sinh luyện đọc vần, tiếng mang vần uân – uyên đã học ở tiết 1. Treo tranh vẽ SGK. à Giới thiệu đoạn thơ. Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, thực hành. Nêu nội dung viết. Nêu cho cô tư thế ngồi viết. Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết uân: viết u rê bút viết â, rê bút viết n. Tương tự cho uyên, mùa xuân, bóng chuyền. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: đàm thoại, quan sát. Nêu chủ đề luyện nói. Treo tranh đang làm gì? Các em có thích được đọc truyện không? Hãy kể tên 1 số truyện mà em biết. Kể lại tên truyện và đoạn truyên mà em thích nhất. Củng cố: Đọc lại toàn bài ở bảng lớp. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn lên thi đua tìm tiếng có vần uân và uyên ở bảng lớp. Nhận xét. Dặn dò: Đọc lại bài ở SGK. Tìm và ghi lại các chữ có vần uân – uyên vào vở 1. Chuẩn bị bài 101: uât – uyêt. Hát. Hoạt động cá nhân. Tra ... inh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Giáo viên cho học sinh luyện đọc các vần và tiếng mang vần uynh – uych đã học ở tiết 1. Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh. Treo tranh vẽ SGK. Tranh vẽ gì? Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng. Tìm tiếng có vần uynh – uych trong bài vừa đọc. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, thực hành. Nêu nội dung luyện viết. Nêu tư thế ngồi viết. Viết mẫu và hướng dẫn viết uynh: viết u rê bút viết y, rê bút viết nh. Tương tự cho uych, phụ huynh, ngã huỵch. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: đàm thoại, trực quan. Nêu chủ đề luyện nói. Treo tranh vẽ SGK. Tranh vẽ gì? Nêu tên của từng loại đèn. Đèn nào dùng điện, đèn nào dùng dầu để thắp sáng? Nhà em có những loại đèn nào? Em dùng đèn nào để học? Khi muốn cho đèn sang hoặc không sáng nữa em làm gì? Củng cố: Trò chơi: Thi đua tìm tiếng có vần uynh – uych. Sau 1 bài hát, đội nào nhiều sẽ thắng. Dặn dò: Đọc lại bài ở SGK. Tìm tiếng có vần uynh – uych. Viết từ phụ huynh, ngã huỵch vào vở 1. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh luyện đọc cá nhân, nhiều em. Học sinh quan sát tranh. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc. Học sinh tìm và nêu. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh viết vở. Hoạt động lớp. Học sinh nêu: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. đèn huỳnh quang dùng điện. Học sinh nêu. Học sinh chia 2 dãy thi đua tìm tiếng có vần uynh – uych. Lớp hát 1 bài. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về giải toán có lời văn. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Chuẩn bị: Giáo viên: Phiếu kiểm tra bài cũ. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: xăng ti met. Cho học sinh làm ở phiếu. Bài 1: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo. Bài mới: Giới thiệu: Học bài luyện tập. Hoạt động 1: Phương pháp: giảng giải, đàm thoại. Bài 1: Cho học sinh đọc đề bài. Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Giáo viên tóm tắt: Đã trồng 15 cây hoa. Trồng thêm 4 cây Có tất cả cây hoa? Muốn biết đã trồng được bao nhiêu bâu làm sao? Bài 2: Gọi học sinh đọc đề bài. Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Giáo viên ghi tóm tắt. Muốn biết có bao nhiêu bạn làm sao? Bài 3: Thực hiện tương tự. Bài 4: Nêu yêu cầu bài. Lưu ý học sinh khi đo đặt đầu đoạn thẳng trùng với số 0. Củng cố: Giáo viên ghi tóm tắt: Có 3 quả bóng Thêm 5 quả nữa Có tất cả quả bóng? Dặn dò: Về nhà làm các bài ở SGK. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát. Học sinh làm bài ở phiếu. Hoạt động lớp. Học sinh đọc. Trồng được 15 cây hoa, trồng thêm 4 cây hoa. Hỏi đã trồng bao nhiêu cây hoa? Học sinh nêu lời giải: Lớp em trồng được là tính cộng. Học sinh làm bài. Sửa bảng lớp. Học sinh đọc. Có 12 nữ và 6 nam. Có tất cả bao nhiêu bạn? tính cộng. Học sinh làm bài. Sửa bài. Đo độ dài đoạn thẳng. Học sinh đo và ghi các số đo. Hai đội thi đua giải bài toán. Bài giải Số bóng có tất cả là: 3 + 5 = 8 (quả bóng) Đáp số: 8 quả bóng Thứ ngày tháng năm . Tiếng Việt Bài 103: ÔN TẬP (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhớ cách đọc và viết đúng các vần uê – uy – uơ – uya – uân – uyên – uât – uyêt – uynh – uych đã học trong các bài từ 98 đến 102. Kỹ năng: Ghép âm để tạo vần đã học. Đọc đúng các từ ủy ban, hòa thuận, luyện tập và những từ khác có vần đã học. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng ôn SGK. Học sinh: SGK, bộ đồ dùng. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: uynh – uych. Cho học sinh đọc SGK. Viết: luýnh quýnh huỳnh huỵch Bài mới: Giới thiệu: Học bài ôn tập. Hoạt động 1: Ghép vần. Phương pháp: luyện tập. Giáo viên treo tranh ôn ở SGK. Cho học sinh đọc âm. Ghép các âm ở từng cột dọc với từng âm ở cột ngang để tạo vần. Giáo viên ghi bảng. Hoạt động 2: Làm việc với bảng ôn. Phương pháp: thảo luận. Chia lớp thành nhóm nhỏ 2 em: 1 em chỉ bảng ôn, em kia đọc và ngược lại. Giáo viên ghi từ: ủy ban, hoà thuận, luyện tập. Hoạt động 3: Trò chơi. Phương pháp: thi đua : Ai nhanh hơn? Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết vần: Nhóm 1: Vần uê – uơ. Nhóm 2: Vần uân – uât. Nhóm 3: Vần uy – uya – uyên. Nhóm 4: Vần uyêt – uynh – uych. Nhận xét. Đọc toàn bài ở bảng lớp. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh viết bảng con. Hoạt động cá nhân. Học sinh quan sát. Học sinh đọc âm ở bảng ôn. Học sinh ghép ở bộ đồ dùng và nêu. Đọc trơn vần đã ghép: u – ê – uê – uê. Hoạt động nhóm. 2 em ngồi cùng bàn trao đổi với nhau. Học sinh luyện đọc cá nhân. Hoạt động lớp. Học sinh tham gia thi viết vần trên giấy trắng và nêu. Đọc kết quả trình bày. Nhận xét. Tiếng Việt Bài 103: ÔN TẬP (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc đúng, trôi chảy các vần và tiếng mang vần ở bảng ôn. Nghe hiểu câu chuyện: Kể mãi không hết. Kỹ năng: Rèn đọc trôi chảy, phát âm chính xác vần và tiếng mang vần ôn. Kể lại được câu chuyện theo tranh. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Học sinh: SGK, vở viết. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: luyện tập. Treo tranh vẽ SGK. Tranh vẽ gì? Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ. Tìm tiếng có chứa vần ôn. Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh. Họat động 2: Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, thực hành. Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ. Hoạt động 3: Kể chuyện. Phương pháp: kể chuyện. Giáo viên nêu tên chuyện kể. Giáo viên treo tranh và kể cho học sinh nghe. Ngày xưa có 1 ông vua ra lệnh cho dân chúng phải tìm cho ra những người có tài kể chuyện mãi không hết. Đã bao nhiêu người thử tài nhưng truyện đều kết thúc và họ bị tống giam. Có 1 anh nông dân lên xin vua cho kể chuyện, câu chuyện thế này: Một con chuột bò vào kho lương thực, nơi có thóc, nó tha thóc về hang. Rồi nó từ hang đến kho thóc cứ thế Anh nông dân kể mãi. Nhà vua muốn nghỉ anh nông dân cũng không cho. Cuối cùng nhà vua xin thôi và thưởng cho anh nhiều vàng. Cũng từ đấy vua không ra lệnh kì quặc nữa. Qua câu chuyện muốn nói lên điều gì? Củng cố: Trò chơi: Tìm từ. Cho học sinh thi đua tìm tiếng có vần ôn. Đội nào tìm nhiều và đúng sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Đọc lại bài nhiều lần. Kể lại câu chuyện cho người thân ở nhà hoặc bạn nghe. Chuẩn bị bài tập đọc: Tặng cháu. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh quan sát. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc trơn tiếp nối nhau. Học sinh tìm và nêu. Hoạt động cá nhân. Học sinh viết vở. Hoạt động lớp. Truyện kể mãi không hết. Học sinh nghe. Học sinh kể chuyện theo tranh. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. Học sinh thi đua tìm. Nhận xét. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh : Thực hiện phép tính trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo xăng ti met. Củng cố lại kiến thức đã học. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải và trình bày bài giải. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: SGK, vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: Học bài luyện tập. Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: giảng giải, thực hành. Bài 1: Cho học sinh đọc yêu cầu. Nêu tóm tắt bài toán. Giáo viên ghi bảng tóm tắt. Nêu cách trình bày bài giải. Bài 2: Đọc đề bài. Giáo viên ghi bảng tóm tắt: Có 12 tổ ong. Thêm 4 tổ nữa Có tất cả tổ ong? Bài 3: Nhìn tóm tắt đọc đề toán. Muốn biết có bao nhiêu bạn làm sao? Bài 4: Tính. 3 cm cộng 4 cm = 7 cm. Khi cộng hoặc trừ, có tên đơn vị thì phải ghi lại (phải cùng đơn vị thì mới cộng hoặc trừ được). Củng cố: Phương pháp: trò chơi: Ai nhanh hơn? Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên thi đua điền vào chỗ trống: 5 hoa + 4 hoa = + 3 cm = 7 cm Dặn dò: Làm lại các bài ở SGK vào vở 2. Chuẩn bị: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc. Học sinh nêu. Mỹ hái: 10 bông Linh hái: 5 bông Cả hai bông hoa? Viết bài giải. + Viết lời giải. + Viết phép tính. + Viết đáp số. Học sinh làm bài. Bài giải Cả hai có tất cả là: 10 + 5 = 15 (bông) Đáp số: 15 bông. Học sinh đọc đề bài. Học sinh đọc tóm tắt. Học sinh trình bày bài. Bài giải Bố nuôi được tất cả là: 12 + 4 = 16 (tổ ong) Đáp số: 16 tổ ong. Học sinh đọc đề bài. phép tính cộng. Học sinh trình bày bài giải. Bài giải Tổ em co tất cả là: 10 + 8 = 18 (bạn) Đáp số: 18 bạn. Học sinh làm bài. Sửa bài miệng. 8 cm + 1 cm = 9 cm. 6 cm + 4 cm = 10 cm. 6 cm – 4 cm = 2 cm. 19 cm – 7 cm = 12 cm. 4 cm + 5 cm = 9 cm. Học sinh chia 2 đội. Học sinh cử đại diện lên tham gia. 11 bút - = 10 bút. 8 bóng + = 10 bóng. Nhận xét. Rút kinh nghiệm: Khối Trưởng Ban Giám Hiệu
Tài liệu đính kèm: