Giáo án khối 1 tuần 24

Giáo án khối 1 tuần 24

Tập đọc

BÀN TAY MẸ (Tiết 1)

1. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc đúng, nhanh cả bài: Bàn tay mẹ.

- Học sinh tìm tiếng có vần an trong bài.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương, .

- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu quý mẹ.

 

doc 32 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm .
Tập đọc
BÀN TAY MẸ (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng, nhanh cả bài: Bàn tay mẹ.
Học sinh tìm tiếng có vần an trong bài.
Kỹ năng:
Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương, .
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an.
Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu quý mẹ.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK, SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Cái nhãn vở.
Thu, chấm nhãn vở học sinh làm.
Đọc bài: Cái nhãn vở.
Viết bàn tay, hằng ngày, yêu nhất, làm việc.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Tranh vẽ gì?
Học bài: Bàn tay mẹ.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: luyện tập, trực quan.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên gạch chân các từ cần luyện đọc: yêu nhất
nấu cơm
rám nắng
xương xương
Giải nghĩa từ khó.
Hoạt động 2: Ôn vần an – at.
Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại.
Tìm trong bài tiếng có vần an.
Phân tích các tiếng đó.
Tìm tiếng ngoài bài có vần an – at.
Đọc lại các tiếng, từ vừa tìm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh đọc đúng, ghi rõ, đẹp.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh nộp.
Mẹ đang vuốt má em.
Hoạt động lớp.
Học sinh luyện đọc cá nhân.
Luyện đọc câu.
Luyện đọc bài.
Phân tích tiếng khó.
Hoạt động lớp.
 bàn.
Học sinh thảo luận tìm và nêu.
Học sinh viết vào vở bài tập.
Tập đọc
BÀN TAY MẸ (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn thấy bàn tay mẹ.
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an – at.
Kỹ năng:
Luyện ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
Phát triển lời nói tự nhiên.
Thái độ:
Hiểu tấm lòng mẹ dành cho con.
Yêu quý, biết ơn mẹ.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc đoạn 1.
Đọc đoạn 2.
Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình?
Đọc đoạn 3.
Bàn tay mẹ Bình như thế nào?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Quan sát tranh thứ 1, đọc câu mẫu.
Ở nhà ai giặt quần áo cho con?
Con thương yêu ai nhất nhà? Vì sao?
Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy, xương xương.
Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ?
Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Học tập viết chữ C.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh theo dõi.
Học sinh luyện đọc.
Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé.
Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
Hoạt động lớp.
Ai nấu cơm cho bạn ăn?
Mẹ nấu cơm cho tôi ăn.
Học sinh thi đọc trơn cả bài.
Học sinh nêu.
Hát
Học hát: BÀI QUẢ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được tính chất của từng loại quả.
Đọc thuộc lời và hát đúng giai điệu và lời ca.
Kỹ năng:
Biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Thái độ:
Yêu thích văn nghệ.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Băng nhạc.
Học sinh:
Tập bài hát.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Bài Quả, hát lời 1 và lời 2.
Hoạt động 1: 
Giáo viên bật băng.
Tìm hiểu nội dung:
+ Quả gì có vị chua?
+ Quả gì có vỏ trắng và cưng cứng?
Đọc lời ca từng câu.
Giáo viên đọc và gõ tiết tấu.
Giáo viên luyện giọng.
Tập hát từng câu.
Hoạt động 2:
Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
+ Hát to và vỗ tay.
+ Hát thầm và vỗ tay.
Hát kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
Hát và tập nhún chân nhịp nhàng.
Củng cố:
Thi đua hát đối đáp.
Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Ôn lại lời 1 và 2 và vỗ tay theo phách.
Đọc trước lời 3 và 4.
Hát.
Học sinh nghe.
 quả khế.
 quả trứng.
Lớp đọc theo.
Lớp làm theo.
Học sinh đọc theo.
Học sinh hát.
Lớp hát.
Học sinh đứng hát và vận động.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh:
Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
Nhận ra cấu tạo của các số tròn chục từ 10 đến 90.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Đồ dùng chơi trò chơi.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 1 học sinh đọc số tròn chục.
Nhận xét.
Bài mới: Luyện tập.
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành, động não.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Vậy cụ thể phải nối như thế nào?
Đây là nối cách đọc số với cách viết số.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Đọc cho cô phần a.
Vậy các số 90, 60 gồm mấy chục và mấy đơn vị tương tự như câu a.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Bài 4: Yêu cầu gì?
Người ta cho số ở các quả bóng con chọn số để ghi theo thứ tực từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 5: Nêu yêu cầu bài.
Tìm số nhỏ hơn 70, và lớn hơn 50.
Thu chấm.
Củng cố:
Trò chơi: Tìm nhà.
Mỗi đội cử 5 em, đội A đeo cách đọc số, đội B đeo cách ghi số tròn chục ở phía sau.
Quan sát nhìn nhau trong 2 phút.
Nói “Về nhà”, các em đeo số phải tìm được về đúng nhà có ghi cách đọc số của mình.
3 bạn về đầu tiên sẽ thắng.
Các số: 90, 70, 10, 60, 40.
Dặn dò:
Tập đọc số và viết lại các số tròn chục cho thật nhiều.
Chuẩn bị: Cộng các số tròn chục.
Hát.
1 học sinh đọc.
1 học sinh viết ở bảng lớp.
Cả lớp viết ra nháp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nối theo mẫu.
Nối chữ với số.
Học sinh làm bài.
1 học sinh lên bảng sửa.
Viết theo mẫu.
50 gồm 5 chục và 0 đơn vị.
Học sinh làm bài.
2 học sinh sửa bài miệng.
Khoanh vào số bé, lớn nhất.
Học sinh làm bài.
+ bé nhất: 30
+ lớn nhất: 80
Đổi vở để kiểm tra.
Viết theo thứ tự.
Học sinh chọn và ghi.
+ 10, 30, 40, 60, 80
+ 90, 70, 50, 40, 20
Học sinh sửa bài miệng.
Viết số tròn chục.
 60.
Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử ra 5 bạn lên tham gia trò chơi.
Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm .
Tập viết
TÔ CHỮ HOA C
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh tô đúng và đẹp chữ C hoa.
Viết đúng và đẹp các vần an – at, bàn tay, hạt thóc.
Kỹ năng:
Viết theo chữ thường, cỡ chữ vừa đúng mẫu chữ và đều nét.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chữ mẫu C, vần an – at.
Học sinh:
Vở tập viết, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Tô chữ C hoa và tập viết các từ ngữ ứng dụng.
Hoạt động 1: Tô chữ hoa.
Phương pháp: trực quan, giảng giải.
Giáo viên gắn chữ mẫu.
Chữ C gồm những nét nào?
Quy trình viết: Từ điểm liền nhau, đặt bút đến đường kẻ ngang trên viết nét cong trên độ rộng 1 đơn vị chữ, tiếp đó viết nét cong trái nối liền.
Hoạt động 2: Viết vần.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Giáo viên treo bảng phụ.
Giáo viên nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
Hoạt động 3: Viết vở.
Phương pháp: luyện tập.
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên cho học sinh viết từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Thu chấm.
Nhận xét.
Củng cố:
Thi đua: mỗi tổ tìm tiếng có vần an – at viết vào bảng con.
Nhận xét.
Dặn dò:
Về nhà viết phần còn lại – phần B.
Hát.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh quan sát.
Nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
Học sinh thi đua giữa 2 tổ, tổ nào có nhiều bạn ghi đúng, đẹp nhất sẽ thắng.
Chính tả
BÀN TAY MẸ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh chép lại đúng và đẹp đoạn: Bình yêu  lót đầy trong bài Bàn tay mẹ.
Điền đúng chữ an hay at, g hay gh.
Kỹ năng:
Trình bày đúng hình thức.
Viết đúng cự ly, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ có ghi bài viết.
Học sinh:
Vở viết, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Sửa bài ở vở bài tập.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả bài: Bàn tay mẹ.
Hoạt động 1: Hướng dẫn.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Giáo viên treo bảng phụ.
Tìm tiếng khó viết.
Phân tích tiếng khó.
Viết vào bảng con.
Viết bài vào vở theo hướng dẫn.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Phương pháp: thực hành, động não.
Tranh vẽ gì?
Cho học sinh làm bài.
Bài 3: Tương tự.
nhà ga
cái ghế
Củng cố:
Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
Khi nào viết bằng g hay gh.
Dặn dò:
Các em viết còn sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài.
Hát.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đoạn cần chép.
 hằng ngày, bao nhiêu, nấu cơm.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh đổi vở để sửa lỗi sai.
Hoạt động lớp.
 đánh đàn.
 tát nước.
2 học sinh làm bảng lớp.
Lớp làm vào vở, điền vần an – at vào SGK.
Toán
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết cộng các số tròn chục theo 2 cách tính nhẩm và tính viết.
Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng gài, phấn màu, que tính.
Học sinh:
Vở bài tập, que tính ... on.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc bài ở bảng.
Học sinh phân tích anh – ach.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nhắc.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
Chính tả
CÁI BỐNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh chép đúng và đẹp bài: Cái Bống.
Điền đúng chữ anh – ach, ng hay ngh.
Kỹ năng:
Trình bày đúng hình thức.
Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ có ghi bài thơ.
Học sinh:
Vở viết, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi học sinh viết nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ.
Chấm vở học sinh.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài Cái Bống.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
Phương pháp: đàm thoại, trực quan, luyện tập.
Giáo viên gài bảng phụ.
Phân tích tiếng khó.
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Giáo viên lưu ý học sinh cách trình bày bài thơ lục bát.
Thu vở chấm.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: động não, thực hành.
Tranh vẽ gì?
Tương tự cho bài 3.
ngà voi
chú nghé
Củng cố:
Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
Khi nào viết ng, ngh.
Dặn dò:
Ôn lại quy tắc chính tả.
Các em viết sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài.
Hát.
Học sinh viết bảng lớp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc bài trên bảng.
Tìm tiếng khó viết trong bài.
Viết tiếng khó.
Học sinh nghe và chép chính tả vào vở.
Hoạt động lớp.
 hộp bánh
 túi xách
2 học sinh làm bảng lớp.
Lớp làm vở.
Toán
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết tính trừ hai số tròn chục trong phạm vi 100. Đặt tính thực hiện phép tính.
Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100.
Củng cố về giải toán có lời văn.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng gài, que tính.
Học sinh:
Que tính, vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con.
40 + 30 50 + 10
20 + 70 60 + 30
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Trừ các số tròn chục.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ các số tròn chục.
Phương pháp: giảng giải, trực quan.
Giới thiệu: 50 – 20 = 30.
Lấy 5 chục que tính.
Giáo viên gài 5 chục que lên bảng.
Con đã lấy bao nhiêu que?
Viết 50.
Lấy ra 20 que tính.
Viết 20 cùng hàng với 50.
Giáo viên lấy 20 que tính gắn xuống dưới.
Tách 20 que còn lại bao nhiêu que?
Làm sao biết được?
Đặt tính:
Bạn nào lên đặt tính cho cô?
Nêu cách thực hiện.
Hoạt động 2: Làm vở bài tập.
Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh viết số thẳng cột.
Bài 2: Yêu cầu gì?
40 còn gọi là mấy chục?
20 còn gọi là mấy chục?
4 chục trừ 2 chục còn mấy chục?
Vậy 40 – 20 = ?
Bài 3: Đọc đề bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết cả hai tổ gấp được bao nhiêu cái thuyền ta làm sao?
Bài 4: Nêu yêu cầu bài 4.
Muốn nối đúng con phải làm sao?
Củng cố:
Trò chơi: Xì điện.
Chia lớp thành 2 đội để thi đua.
Cô có phép tính 90 – 30, gọi 1 em đội A đọc nhanh kết quả, nếu đúng em sẽ có quyền đặt phép tính cho đội B và ngược lại. Cứ thế cho hết 3’.
Nhận xét.
Dặn dò:
Tập trừ nhẩm các số tròn chục.
Chuẩn bị; Luyện tập.
Hát.
Học sinh thực hiện.
Hoạt động lớp.
Học sinh lấy 5 chục.
 50 que.
Học sinh lấy.
 30 que tính.
 trừ: 50 – 20 = 30
Học sinh lên đặt.
_ 50
 20
30
Viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
Hoạt động lớp, cá nhân.
 tính.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
 tính nhẩm.
 4 chục.
 2 chục.
 2 chục.
40 – 20 = 20.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Học sinh ghi tóm tắt, giải vào vở.
2 học sinh sửa bài.
 nối.
 thực hiện phép tính trước rồi mới nối.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
Hoạt động lớp.
Học sinh chia 2 đội tham gia chơi.
Học sinh tham gia nếu có nhiều bạn đúng thì đội đó sẽ thắng.
Thứ ngày tháng năm .
Tập đọc
VẼ NGỰA (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng, nhanh cả bài: Vẽ ngựa.
Đọc đúng các từ ngữ: sao, bao giờ, bức tranh.
Kỹ năng:
Đọc trơn trôi chảy bài đọc.
Tìm tiếng có vần ưa – ua.
Nói câu chứa tiếng có vần ưa.
Thái độ:
Học sinh hiểu được nội dung bài: Bé vẽ ngựa không giống khiến bà không nhận ra.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa 61, và bài luyện nói.
Học sinh:
Sách Tiếng Việt.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Học sinh đọc thuộc lòng bài: Cái Bống.
Bống đã làm gì để giúp mẹ?
Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
Viết: mưa ròng, khéo sàng, đường trơn.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Vẽ ngựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, luyện tập.
Giáo viên đọc mẫu lần 1.
Tìm từ khó đọc.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 2: Ôn các vần ưa – ua.
Phương pháp: động não, luyện tập.
Tìm tiếng trong bài có vần ưa.
Phân tích tiếng đó.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ua – ưa.
Thi nói tiếng có vần ua – ưa.
+ Quan sát tranh.
+ Chia lớp thành 2 nhóm.
Giáo viên nhận xét.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc bài.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh nghe.
Học sinh nêu: sao, bao giờ, bức tranh.
+ Luyện đọc từ ngữ.
+ Luyện đọc câu.
+ Luyện đọc bài.
Thi đọc trơn.
Hoạt động lớp.
 ngựa, chưa, đưa.
Học sinh tìm nêu.
Đọc các từ tìm được.
Đoc câu mẫu.
Nhóm 1: Nói câu có vần ua.
Nhóm 2: Nói câu có vần ưa.
Tập đọc
VẼ NGỰA (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được nội dung bài: Bé vẽ ngựa không giống, bà không nhận ra vật gì?
Luyện nói được câu chứa tiếng có vần ua – ưa.
Kỹ năng:
Rèn đọc trôi chảy bài đọc.
Ngắt nghỉ đúng dấu câu.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ:
Yêu quý ngôn ngữ tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ phần luyện nói, bài tập.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiêu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc và luyện nói.
Phương pháp: động não, luyện tập.
Giáo viên đọc mẫu lần 2.
Gọi học sinh đọc bài.
Bạn nhỏ vẽ gì?
Vì sao nhìn tranh, bà không nhận ra con ngựa?
Đọc yêu cầu bài tập 3.
Điền trông hay trông thấy?
Cho học sinh luyện đọc phân vai: chị và em, người dẫn chuyện.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Phương pháp: luyện tập.
Nêu đề tài luyện nói.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên làm mẫu.
Nhận xét.
Củng cố:
Thi đua đọc trơn toàn bài.
Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
Vì sao bà lại không nhân ra con ngựa?
Dặn dò:
Đọc lại bài.
Chuẩn bị bài: Hoa ngọc lan.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh nghe.
2 học sinh đọc cả bài.
Học sinh đọc.
Học sinh làm miệng.
2 học sinh làm bảng lớp.
Học sinh làm vở.
Học sinh chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh đọc theo vai.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu: Bạn thích vẽ không?
2 học sinh lên làm mẫu.
2 học sinh thảo luận.
Nhóm 2 em lên thực hiện hỏi đáp.
Học sinh thi đọc trơn cả bài.
Học sinh nêu.
Kể chuyện
CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Ghi nhớ được nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của giáo viên, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kỹ năng:
Kể hay diễn cảm.
Biết thể hiện giọng của Sói.
Thái độ:
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Phải nhớ lời mẹ dặn đi đến nơi, về đền chốn, không được la cà dọc đường để kẻ xấu làm hại.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Khăn đỏ, mặt nạ Sói.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Rùa và Thỏ.
Hãy kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Kể cho các em nghe chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ.
Hoạt động 1: Giáo viên kể lần 1.
Phương pháp: trực quan, kể chuyện.
Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
Kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh.
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn theo tranh.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, kể chuyện.
Giáo viên treo tranh.
Tranh vẽ gì?
Khăn đỏ được giao việc gì?
Tương tự với tranh còn lại.
Hoạt động 3: Học sinh kể lại toàn chuyện.
Phương pháp: đóng vai, kể chuyện.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
Cho các nhóm lên biểu diễn.
Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: động não, đàm thoại.
Vì sao khăn đỏ lại bị Sói hại?
Qua câu chuyện này khuyên ta điều gì?
Giáo viên chốt ý giáo dục: Phải nghe 
lời mẹ dặn, đi đến nơi, về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu làm hại.
Củng cố:
1 em lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Vì sao phải nghe lời mẹ dặn?
Dặn dò:
Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
Hát.
Học sinh kể.
Hoạt động lớp.
Học sinh lắng nghe.
Ghi nhớ các chi tiết của câu chuyện.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
Mẹ giao bánh đi biếu bà.
Hoạt động nhóm.
Học sinh đeo mặt nạ, phân vai:
Người dẫn chuyện
Khăn đỏ
Sói
Học sinh lên diễn.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
 không nghe lời mẹ.
Học sinh nêu.
Học sinh kể.
Rút kinh nghiệm: 	
Khối Trưởng
Ban Giám Hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc