Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 10 năm 2012

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 10 năm 2012

I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh có khả năng:

 - Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập đ¬ược bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

 - GD kĩ năng sống: Tìm kiếm và sử lí thông tin; hợp tác; thể hiện sự tự tin.

* Học sinh khuyết tật

 - GDHS yêu thích Tiếng Việt.

 

doc 106 trang Người đăng huong21 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/10/2012	 TUẦN 10
Ngày giảng:	Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
(Tổng phụ trách Đội soạn)
_______________________________
Thể dục
(Đ/c Thanh – giáo viên bộ môn soạn, giảng)
_________________________________
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh có khả năng:
	- Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK. 
	- GD kĩ năng sống: Tìm kiếm và sử lí thông tin; hợp tác; thể hiện sự tự tin.
* Học sinh khuyết tật 
	- 	 GDHS yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: 
	- 17 Phiếu viết từng tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5, tập một.
	- 3 bảng nhóm kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
2. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, Thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 2 Học sinh đọc bài : Cái gì quý nhất.
2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.
- GV giới thiệu Mục tiêu của tiết 1.
 b) Các hoạt động 	
HĐ1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Bài 1 (trang 95)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên kiểm tra : 6/24 học sinh.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài rồi về
 chỗ chuẩn bị bài khoảng 1 đến 2 phút.
- HS lên đọc bài - Lớp theo dõi.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài mà HS 
vừa đọc.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm theo hướng dẫn
 của Vụ giáo dục Tiểu học.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Hoạt động nhóm.
Bài 2 (trang 95)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu bài.
- Lớp theo dõi.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm HS .
- GDHS Hợp tác, tìm kiếm và sử lí thông 
- HS thảo luận theo nhóm điền kết quả 
tin hoàn thành bảng thống kê.
vào bảng.
- GDHS thể hiện sự tự tin ( thuyết trình 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
kết quả tự tin).
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV lại trên bảng phiếu làm bài đúng.
- 1 – 2 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.
* Thống kê các bài thơ đã đọc trong giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam - Tổ quốc em
Sắc màu 
Phạm Đình Ân
Tình yêu quê hương, đất nước với
em yêu
 những sắc màu , những con người và
sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái 
Định Hải.
Mọi người hãy sống vì hoà bình, 
đất
chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình
đẳng của các dân tộc.
Ê-mi-li, con
Tố Hữu
Ca ngợi hành động dũng cảm của một
Công dân Mĩ tự thiêu để phản đối 
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Con người với thiên nhiên.
Tiếng đàn ba-
Quang Huy
Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ
la-lai-ca trên 
điện sông Đà cùng với Tiếng đàn ba-
sông Đà
la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ 
về tương lai tươi đẹp khi công trình
 hoàn thành.
Trước cổng 
Nguyễn Đình 
Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên 
trời
Ảnh
nhiên vùng núi cao và cuộc sống 
thanh bình trong lao động của đồng 
bào các dân tộc.
3.Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài giờ sau tiếp tục kiểm tra và ôn tập. 
___________________________________________
Toán
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
* Học sinh khuyết tật : 
	- Làm được bài tập 1,2,3 trang 54.
	- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Thước
2. Phương pháp: Luyện tập - thực hành. Thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: Nêu cách đọc viết số thập phân?
2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b) Các hoạt động 	
HĐ1: Chuyển phân số thập phân thành số thập phân
Bài 1 (48): 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS làm nháp. 
- Gọi HS lên chữa bài.
- 4 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- Lớp nhận xét.
a. ( Mười hai phẩy bảy)
c.( Hai phẩy không không năm)
b.( Không phẩy sáu mươi lăm)
d.( Không phẩy không không chín)
- Cho HS nêu cách làm.
- HS nêu cách làm - Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khắc sâu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân cho HS.
HĐ2: So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau
Bài 2 (49): 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km?
a) 11,20 km b) 11,020km 
- HS làm nháp.
c) 11km 20m d) 11km 20m 
- Yêu cầu HS giải thích cách làm
- HS nêu miệng giải thích cách làm : 
 a) 11,20 km > 11,02km 
 b) 11,020km = 11,02km ( Số thập 
phân bằng nhau).
 c) 11km 20m = 11,02km 
 d) 11020m = 11,02km
- GV và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
Như vậy, các số đo độ dài nêu ở phần b, 
- GV nhận xét, cho điểm.
c, d đều bằng 11,02km.
*Bài 3 (49): 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm nháp. 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn HS yếu.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp.
a) 4m 85cm = 8,85 m
b) 72 ha = 0,72 km2
- Yêu cầu HS giải thích cách làm
- HS nêu cách làm - Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khắc sâu cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích.
HĐ3: Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
Bài 4 (49): 
- 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- Bước 1: yêu cầu HS phân tích đề toán, 
- HS trao đổi nhóm đôi để phân tích đề 
tìm cách giải
Toán và tìm cách giải.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề và nêu cách giải 
bài toán.
- HS tóm tắt đề và trả lời.
? Có thể dùng những cách nào để giải bài 
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán
toán?
+ Cách 1: Rút về đơn vị.
- GV nhận xét.
+ Cách 2: Tìm tỉ số.
- Bước 2: Yêu cầu HS làm bài cá nhân chọn
- HS làm vào vở.
một trong hai cách.
- GV bao quát lớp.
- GV thu chấm - Gọi 2HS chữa bài .
- 2 HS lên bảng chữa bài theo 2 cách.
Tóm tắt:
12 hộp : 180000 đồng
 36 hộp : ... đồng ?
Bài giải
Cách 1:
Cách 2:
Giá tiền 1 hộp đồ dùng học Toán là:
36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
180 000 : 12 = 15000 (đồng)
36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học Toán là:
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng là:
15000 x 36 = 540 000 (đồng)
180 000 x 3 = 540 000 (đồng
Đáp số: 540 000 đồng. 
Đáp số: 540 000 đồng.
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu rõ đâu là bước Rút về 
đơn vị ? đâu là bước Tìm tỉ số ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm.
3.Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
-Nhắc HS chuẩn bị giờ sau kiểm tra giữa học kỳ
_________________________________________
Khoa học
Bài 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng :
	- Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
	- GD kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn. KN cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh TNGT đường bộ.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: 
	- Hình trang 40, 41 (sgk).
	- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về 1 số tai nạn giao thông.
2. Phương pháp: Quan sát ; Thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: Nêu một số tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
 b) Các hoạt động 	
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- GV cho HS quan sát các tranh ở hình 1, 2, 
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 (sgk)
3, 4.
- Chỉ ra những việc làm sai phạm của người 
- Thảo luận theo cặp.
tham gia giao thông trong các hình?
- Học sinh lên trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đối với hình 1?
- Vỉa hè bị lấn chiếm.
- Người đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ em 
chơi dưới lòng đường.
+ Đối với hình 2?
- Người tham gia GT vượt đèn đỏ.
+ Đối với hình 3?
- Xe đạp đi hàng 3.
+ Đối với hình 4?
- Các xe chở hàng cồng kềnh.
- Nêu những hậu quả có thể xảy ra những 
- Gây nên những tai nạn giao thông do 
sai phạm đó? Vì sao?
người tham gia giao thông không chấp 
hành đúng luật giao thông đường bộ.
- Giáo viên kết luận: Một trong những nguyên nhân gây TNGT đường bộ là do lỗi của
những người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
Ví dụ : Vỉa hè bị lấn chiếm. Người đi bộ hay đi xe không đúng phần đường quy định.
Đi xe đạp hàng 3. Các xe chở hàng cồng kềnh 
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GV cho HS quan sát các tranh ở hình 5, 6, 
- HS quan sát các tranh ở hình 5, 6, 7 sgk
7 SGK.
- Thảo luận theo cặp 
- Những việc cần làm đối với người tham 
- HS trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
gia giao thông thể hiện qua các hình.
+ Đối với hình 5?
- HS được học về luật GT đường bộ.
+ Đối với hình 6?
- 1 HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và 
có đội mũ bảo hiểm.
+ Đối với hình 7?
- 1 HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và 
có đội mũ bảo hiểm.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận chung
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS thực hành đi bộ an toàn.
	- Chuẩn bị giờ sau.
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
(Đ/c Lăng soạn)
_______________________________________________________________________
Ngày soạn:23/10/2012	
Ngày giảng:	Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 4)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng :
	- Lập được bảng từ ngữ, (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về các chủ điểm đã học (BT1).
	- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
* Học sinh khuyết tật 
	- 
	- GDHS yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: 
	- 17 Phiếu viết từng tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5, tập một.
	- 3 bảng nhóm kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
2. Phương pháp: Quan sát ; Thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
 b) Các hoạt động 	
Bài 1: 
- Họ ... __________________________________________________________________
Ngày soạn:22/12/2011	 
Ngày giảng:	Thứ bảy ngày 31 tháng 12 năm 2011(Học bài thứ sáu) 
Tiếng việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I ( Bài đọc)
I. Mục tiêu: 
	- Kiểm tra lấy điểm đọc hiểu - luyện từ và câu cuối học kì I.
	- Kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu, kiến thức luyện từ và câu của học sinh.
* Học sinh khuyết tật 
	- Ghép và đọc được các tiếng trong bài 56 SGK lớp 1(104).
	- GDHS yêu thích Tiếng Việt.	
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Đề bài,đáp án. SGK Tiếng Việt lớp 1 trang 104.
	- Học sinh:Giấy nháp, bút.
2. Phương pháp dạy học: Động não.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ kiểm tra
b.Tiến hành kiểm tra:
- GV giao đề bài cho học sinh
- HS nhận đề bài
- GV đọc soát đề
- HS theo dõi trong đề kiểm tra 
 Đọc thầm bài “ Cánh diều tuổi thơ” 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
 Tạ Duy Anh
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đúng ý câu văn: Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều?
a. Thủa nhỏ, tác giả rất thích chơi thả diều.
b. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả.
c. Hồi bé tác giả thường nâng cho diều bay lên cao.
2. Để gợi tả một tuổi niên thiếu đẹp đẽ tác giả đã dùng từ nào?
a. Tuổi thần tiên.	b. Tuổi ngọc ngà. 	c. Tuổi măng non.
3. Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất?
a. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
b. Chúng tôi vui sướng đến phát dại.
c. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
4. Điều gì “cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn” các bạn nhỏ?
a. Khát vọng. 	b. Niềm tin. 	c. Ngọn lửa.
5. Việc sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn của bài có những tác dụng gì?
a. Đảm bảo cho câu văn viết đúng cấu tạo.
b. Nhấn mạnh ý cần diễn đạt. (ở đây là niềm mơ ước cháy bỏng của tuổi thơ)
c. Câu sẽ không bị lặp từ.
6. Các từ: khát vọng, hi vọng, khát khao, mơ ước có quan hệ gì?
a. Là các từ đồng âm.
b. Các từ đồng nghĩa.
c. Một từ nhiều nghĩa.
7. Những câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh?
a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
b. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn.
c. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng.
d. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
8. Câu văn nào có sử dụng biện pháp nhân hoá?
a. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
b. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
c. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà.
9. Cụm từ “Cánh diều tuổi thơ” gồm những từ nào?
a. Một từ ghép và hai từ đơn.
b. Bốn từ đơn.
c. Hai từ ghép.
10. Hai câu “Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu gì?
a. Hai câu kể	c. Hai câu cầu khiến.
b. Hai câu hỏi 	d. Hai câu cảm.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề bài và cách làm bài: Đọc kĩ bài thơ, đọc kĩ từng câu hỏi sau đó khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- HS theo dõi ghi nhớ cách làm bài.
-Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- HS tự giác làm bài kiểm tra.
* Học sinh khuyết tật 
- HDHSKT ghép và đọc được các tiếng trong bài 56 SGK lớp 1(104).
- HSKT thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV bao quát lớp.
- HS hoàn thành bài.
- GV thu bài.
- HS nộp bài.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
 Đáp án , cách cho điểm
1. Cách cho điểm: mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.
2. Đáp án:
Câu 1: ýb
Câu 2: ýb
Câu 3: ýb 
Câu 4: ýa
 Câu 5 : ýb và c
Câu 6: ýb
 Câu 7: ý a, b, d 
Câu 8: ýb
Câu 9: ýc
 Câu 10: ýc 
_____________________________________
Toán
 Tiết 90: HÌNH THANG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
	- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
	- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
	- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
* Học sinh khuyết tật : Làm được bài tập 1, 2,3 trang 101
	- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng : Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán 5; Thước. SGK Toán lớp 1 trang 101.
2. Phương pháp : Giải quyết vấn đề, Luyện tập - thực hành. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:	A) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
 B) Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Vẽ hình “cái thang” sgk.
gđưa hình vẽ hình thang ABCD trên bảng có: - Cạnh đáy AB và CD
 - Cạnh bên AD và BC
* Hoạt động 2: Nhận dạng một số đặc điểm của hình thang
? Đặc điểm hình thang?
+ Hình thang có mấy cạnh?
+ hai cạnh nào song song với nhau?
- Học sinh quan sát g hình thang.
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ 4 cạnh
+ AB // DC g học sinh tự nhận xét.
* Kết luận: Hình thang có một cặp đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn DC, đáy bé AB); hai cạnh kia gọi là 2 cạnh bên (BC và AD)
- Giáo viên giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang.
(độ dài AH)
g Đặc điểm hình thang (Giáo viên kết luận)
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn.
- Giáo viên chữa và kết luận:
+ Hình 3 không phải là hình thang.
* HSKT : Làm bài tập 1 trang 101
Bài 2: 
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- Giáo viên chữa và nhận xét: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
* HSKT : Làm bài tập 2 trang 101
Bài 3: ( HS làm thêm)
Giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên nhận xét và sửa sai sót.
* HSKT : Làm bài tập 3 trang 102
Bài 4:
- Giáo viên giới thiệu hình thang vuông.
- Giáo viên kết luận: Hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm cá nhân.
- Đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Học sinhh đọc yêu cầu bài.
+ Học sinh làm cá nhân.
+ Vài học sinh chữa.
- H3: là hình thang.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Học sinh kẻ hình trên giấy ô li.
+ Lên bảng vẽ.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh nhận xét đặc điểm hình thang vuông.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài.
_____________________________________
Tiếng việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I (Bài viết)
I. Mục tiêu : 
	- Kiểm tra lấy điểm(viết) cuối học kì I về:
	- Kĩ năng nghe - viết chính tả và kĩ năng viết văn tả người của học sinh.
* Học sinh khuyết tật 
	- Ôn tập bài 57 SGK lớp 1(106).
	- GDHS yêu thích Tiếng Việt.	
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Đề bài,đáp án.
	- Học sinh:Giấy nháp, bút.
	- SGK Tiếng Việt lớp 1 trang 106
2. Phương pháp dạy học: Động não.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ kiểm tra
b.Tiến hành kiểm tra:
A. Chính tả: Nghe -viết bài : Khu vườn nhỏ
- GV đọc toàn đoạn.
- HS theo dõi . 
- GV đọc chậm
- HS nghe - viết.
- GV đọc lại
- HS soát lỗi.
B.Tập làm văn: GV chép đề bài lên bảng
Đề bài: Tả người bạn mà em thấy gần gũi, quý mến.
- Nhắc HS xác định rõ yêu cầu và đối 
- HS theo dõi.
tượng miêu tả.
- HS suy nghĩ làm bài
-Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- HS tự giác làm bài kiểm tra.
* Học sinh khuyết tật 
	- Ôn tập bài 57 SGK lớp 1(106).
- HSKT thực hiện theo HD của GV.
- GV bao quát lớp.
- HS hoàn thành bài.
- GV thu bài.
- HS nộp bài
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
	Cách đánh giá, cho điểm
	 Toàn bài cho thang điểm 10
A. Chính tả :(5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả,chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả:được 5 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm toàn bài.
B. Tập làm văn (5 điểm)
- Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, viết câu đúng ngữ pháp,không sai lỗi chính tả, trình bày sạch (5 điểm).
-Tuỳ theo mức độ sai sót có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.	
_____________________________________
Kỹ thuật
THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh kể tên được một số thức ăn dùng để nuôi gà.
	- Nêu tác dụng và cách sử dụng một số thức ăn để nuôi gà.
	- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng : - Một số thức ăn (lúa, ngô, khoai, sắn, )
	 - Phiếu học tập.
2. Phương pháp : Thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: ? Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
2. Bài mới:	A) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
 B) Các hoạt động :
HĐ1: Tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, Vitamin, thức ăn tổng hợp.
? Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?
- Giáo viên nhận xét- củng cố.
? Vì sao khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, đẻ nhiều trừng to?
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên nêu câu hỏi củng cố.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài học: sgk (60) 
- Học sinh ôn lại nội dung tiết 1.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận theo phiếu học tập ở tiết 1.
- Nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những loại thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều như thức ăn cung cấp chất bột, đường, chất đạm, cũng có những loại thức ăn gà chỉ cần ăn với số lượng rất ít như thức ăn cung cấp chất khoáng, Vi-ta-min nhưng không thể thiếu được.
-  thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi của gà.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nối tiếp đọc.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Liên hệ- nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
________________________________________________________________________
 Ngày 27 tháng 12 năm 2011
Duyệt giáo án tuần 18
Phó hiệu trưởng 
Đinh Thế Lăng
________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 lop 5.doc