Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 10 năm học 2012

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 10 năm học 2012

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài TĐ đã học; tốc đọc khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.

 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

 - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếngViệt.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 10 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc:
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài TĐ đã học; tốc đọc khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. 
 - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếngViệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học; giấy khổ to để HS làm bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) “ Đất Cà Mau”
- Giáo viên yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Giới thiệu bài mới: (2’)
- Ôn tập GKI (tiết 1).
3. Phát triển các hoạt động: (28’)
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 1/4 số HS trong lớp )
Bài 1:
- Mời HS lên bốc thăm bài
- Nêu câu hỏi trong bài cho HS tả lời
- Nhận xét và ghi điểm
vHoạt động 2: HS lập bảng thống kê
Bài 2:
- Gọi 2 em đọc nội dung bài
- Chia lớp làm các nhóm 6 
- Giao giấy và nhiệm vụ cho các nhóm
- Quan sát các nhóm làm bài
- Mời 2 nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét và chốt.
v	Hoạt động 3: Củng cố (3’)
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn (2 dãy)- Mỗi dãy cử một bạn, chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thích nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kết - dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh đọc từng đoạn.
- HS tự đọc câu hỏi – HS trả lời.
- Lần lượt từng em lên bốc bài, chuẩn bị 1, 2 phút rồi đọc và trả lời câu hỏi
- 1 em đọc Y/c 
- Trở về nhóm, nhận giấy và thảo luận lập bảng
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc
- 2 nhóm xong trước được trình bày 
trên bảng lớp
- Đại diện từng nhóm thi đọc diễn cảm 
(thuộc lòng).
- Cả lớp nhận xét.
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
- Dặn: Chuẩn bị: “Ôn tập(tt)”.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Biết: 
 + Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
+ So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
+ Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- BT cần làm: 1, 2, 3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, SGK, phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2 em lên sửa bài 2, 3 
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: (30’)
* Hoạt động 1: Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân
Bài 1:
- Y/c HS tự đọc bài và làm bài vào vở
- Mời HS sửa bài nối tiếp
12,7 (mười hai phẩy bảy)
b) 0,65 ( không phẩy sáu mươi lăm)
- GV nhận xét và kết luận
* Hoạt động 2 : So sánh số đo độ dài
Bài 2:
- Y/c HS trao đổi theo cặp
- Đại diện vài cặp nêu kết quả
- Nhận xét và hỏi tại sao ?
Hoạt động 3:Chuyển đổi số đo diện tích
Bài 3: 
- Cho HS tự làm bài 
- Mời 2 em nối tiếp lên bảng sửa bài
- Nhận xét, sửa sai: 
a) 4,85m ; b) 0,72km2.
* Hoạt động 4: Củng cố về giải toán
Bài 4:
- Y/c HS tự đọc bài và trao đổi theo cặp về cách làm
- Mời 1 em lên bảng làm bài
- Nhận xét chung, sửa bài: KQ: 540000đ
3. Củng cố: (3’) 
- Mời HS nhắc lại những kiến thức vừa ôn
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- 2 em lên bảng
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Tự đọc bài và làm bài 
- Từng em nối tiếp đọc kết quả
c) 2,005 (hai phẩy không trăm linh năm)
d) 0,008 (không phẩy không trăm linh tám)
- 1 em nêu Y/c
- Từng cặp trao đổi tìm nhanh kết quả
- Vài cặp nêu kết quả và giải thích 
Các số 11,020km; 11km 20m và 11020m đều bằng 11,02km 
- Tự làm bài 
- 2 em nối tiếp lên bảng 
- HS khác nhận xét
- Đọc thầm đề bài, trao đổi với bạn bên cạnh, làm bài vào vở
- 1 em lên bảng, lớp nhận xét
- 1 số em nêu
- Ôn lại bài chuẩn bị cho kiểm tra
Địa lý:
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư VN.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- HS khá, giỏi: Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: Nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
* GD BVMT (Bộ phận): Ở đồng bằng đất chật, người đông; ở miền núi thì dân cư thưa thớt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng số liêu về mật độ dân số của môt số nước châu Á phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: (28’)
* HĐ1: 54 Dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nhớ lại kiến thức đã học ở môn Địa lí 4 và trả lời câu hỏi.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên môt số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ? 
+ GV gợi ý HS nhớ lại kiến thứ lớp 4 bài một số dân tộc Hoàng liên Sơn, một số dân tộc ở Tây Nguyên
+ Truyền thuyết con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?
- GV nhận xét câu trả lời cho HS.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi giới thiệu về các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
+ Chọn 3 HS tham gia cuộc thi.
+ Phát cho mỗi HS một số thẻ từ ghi tên các dân tộc kinh, chăm, và một số các dân tộc ít người trên cả 3 miền.
- Yêu cầu lần lượt từng HS vừa giới thiệu về các dân tộc tên, địa bàn sinh sống vừa gắn thẻ từ ghi tên dân tộc đó vào vị trí thích hợp trên bản đồ.
- GV tổ chức cho HS cả lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
- Tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
* HĐ2: Mật độ dân số VN.
+ Em hiểu thế nào mật độ dân số?
- GV nêu: Một độ dân số là dân số trung bình trên 1km2.
- GV treo bảng thống kê mât độ dân số của một số nước châu Á và hỏi: bảng số liệu cho ta biết điều gì?
- GV yêu cầu: 
+ So sánh mât độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu Á.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
- KL: Mật độ dân số nước ta là rất cao.
 * HĐ3: Sự phân bố dân cư ở VN.
- GV treo lược đồ mật độ dân số VN và hỏi: Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng xem lược đồ và thể hiện các nhiệm vụ.
- Vùng có mật độ dân số dưới 100 người /km2?
+ Trả lời các câu hỏi.
Qua phần phân tích trên hãy cho biết: 
+Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt?
+ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, nhà nước ta đã làm gì?
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV theo dõi và nhận xét, chỉnh sửa sau mỗi lần HS phát biểu ý kiến và GD BVMT
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS lên.
- Theo dõi.
- Thảo luận nhóm đôi – TLCH cá nhân 
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh đông nhất. Sống ở đồng bằng.
- Dân tộc ít người sống ở vùng núi và cao nguyên.
- Các dân tộc ít ngời là: Dao, Mông, Thái, Mường, Tày.
- Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru- Vân, Kiều, Pa-cô, Chứt
- Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà.
- HS chơi theo HD của GV.
+ 3 HS lần lượt thực hiện bài thi.
- HS cả lớp làm cổ động viên.
- Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình.
- Theo dõi. 
- HS nêu: Bảng số liệu cho biết mât độ dân số của môt số nước ĐNÁ.
- HS so sánh.
- Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số Cam-pu-chia, lớn hơn 10 lần dân số của Lào.
- Mật độ dân số VN rất cao.
- Đọc tên: lược đồ mật độ dân số VN. Lược đồ cho ta thấy sự phân bố dân cư của nước ta.
- Nêu: Nơi có mật độ dân số lớn hơn 100 là thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM.
- Vùng trung du Bắc Bộ, môt số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung, Cao nguyên Đăk lăk.,..
- Chỉ và nêu: Vùng núi có mật độ dân số dưới 100.
- Dân cư nước ta tập trung đôn ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
- Tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện chuyển dân cư từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng kinh tế mới.
- 3 HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến
- HS cùng nhận xét.
- Học bài, chuẩn bị bài.
Buổi chiều GĐ-BD Toán:
LUYỆN ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS biết viết các số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:2m 4dm =...m 3dm 5cm=...dm
 3kg 6 g=...kg 27m12dm =..m
- 2 HS lên làm bài tập
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 23,45tấn = ....tạ = ...kg
 0,7tấn = ...tạ = ....kg
 680kg = ....tạ = ...tấn
 68 kg = ....tạ = ...tấn
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 4,6m = ....dm 4,6m =.....dm 
 35,35m = ...cm 35,35m =.....cm 
 6,03km =....m 6,03km =.....m 
b.0,9km =.....ha 0,7km =.....m 
 0,35ha =.....m 0,35ha =.....m 
- 2 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung
- HS TB chỉ làm câu a
- 4 HS làm ở bảng.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung 
Bài 3: Nửa chu vi của một khu vườn hình chữ nhật là 0,66km, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích của khu vườn đó là bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc ta?
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS khá lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung
 KQ: 108000 m ; 10,8 ha 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
Kể chuyện
ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp): GD ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại MT thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên kiểm tra 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
v	Hoạt động 1: (10’) Kiểm tra lấy điểm TĐ, HTL (1/ 4 số HS trong lớp)
- Tiến hành như tiết Ôn tập 1
v Hoạt động 2: (20’) Nghe-viết chính tả
- Giáo viên đọc một lần bài thơ.
- Giáo viên đọc bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
+ Nêu tên các con sông cần phải viết hoa trong bài.
+ Nêu nội dung bài?
- Giáo viên đọc cho học sinh viết luyện
viết 1 số từ.
- Đọc cho HS viết chính tả
- GV chấm một số vở, nhận xét chung.
3. Củng cố: (3’)
- Cho HS thi đua đọc diễn cảm bài ch ...  bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV / AIDS.
 - Giáo dục học sinh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Các sơ đồ trong SGK trang 42, 43, câu hỏi ( trong PHT).
 - Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng, bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Phòng tránh tai nạn giao thông.
® Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
v	Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm với SGK (12’)
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận và làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK vào PHT lớn
Bước 2: Làm việc theo nhóm. 
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Nhận xét và chốt lại
v Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” (12’)
 Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
- Hướng dẫn học sinh tham khảo sơ đồ cách phòng bệnh viêm gan ở trang 43 SGK.
- Chia lớp làm 5 nhóm
- Mời đại diện các nhóm lên bốc thăm một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ.
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
® Giáo viên chốt + chọn sơ đồ hay nhất.
3. Củng cố: (3’)
- Cho HS tự hỏi – đáp về các bệnh nhóm vừa vẽ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS chọn vị trí thích hợp trong lớp đính sơ đồ cách phòng tránh các bệnh.
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- HS tự đặt câu hỏi. HS khác trả lời.
- Học sinh nêu mục bạn cần biết.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập
- Mỗi nhóm cử một bạn đem sơ đồ dán lên bảng và trình bày trước lớp.
- Các HS khác nhận xét và bổ sung
- Ví dụ : Gồm các thăm như sau:
- Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
- Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
- Nhóm 3: Bệnh viêm não.
- Nhóm 4: Bệnh viêm gan A
- Nhóm 5: HIV/ AIDS.
- Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
(viết hoặc vẽ dưới dạng sơ đồ).
- Các nhóm treo sản phẩm của mình.
- Các nhóm khác nhận xét góp ý và có thể nếu ý tưởng mới.
- Học sinh hỏi và trả lời.
- Học sinh đính sơ đồ lên tường.
- Chuẩn bị: “Ôn tập: Con người....”
Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng Tập làm văn:
ÔN TẬP TIẾT 8
(Cho HS làm bài kiểm tra của nhà trường)
Toán
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Biết: 
 + Tính tổng của nhiều số thập phân.
+ Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
+ Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- BT cần làm: B1 (a,b); B2; B3 (a,c).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Phấn màu, bảng phụ. Bảng con, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Luyện tập.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tính tổng của nhiều số thập phân (12’)
•a) Giáo viên nêu ví dụ (SGK) :
 27,5 + 36,75 + 14 = ? (l)
+ Em có nhận xét gì về phép cộng trên với phép cộng hai số thập phân.
- Gợi ý cho HS đặt tính và cộng như với cộng hai số thập phân
•- Quan sát và kiểm tra HS làm bài 
+ Vậy muốn cộng nhiều số thập phân ta làm như thế nào ?
- Giáo viên chốt lại.
b) Bài toán:
- Nêu bài toán, tóm tắt
- Yêu cầu HS tự giải
- Nhận xét và mời HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân
v Hoạt động 2: Thực hành (18’)
Bài 1(a,b):
- Giáo viên theo dõi cách xếp và tính.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2:
- Giáo viên theo dõi HS làm bài
- Nhận xét và Hỏi: Muốn cộng tổng hai số thập phân với số thập phân thứ ba ta làm như thế nào ? 
• - Giáo viên chốt lại.
	a + (b + c) = (a + b) + c
• - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
Bài 3(a,c):
- Giáo viên chốt lại: 
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = (12,7 + 1,3) + 5,89
 = 14 + 5,89 = 19,89.
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 
= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) = 10 + 9 = 19.
3. Củng cố: (3’)
- Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân, tính chất giao hoán, kết hợp
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh lần lượt sửa bài (SGK).
- Lớp nhận xét.
- Nghe và nắm
- Nêu cách giải
+ Chỉ khác là có nhiều số hạng
- HS tự đặt tính và tính vào bảng con.
- 1 học sinh lên bảng tính.
+ Ta đặt tính và cộng như với cộng hai số thập phân 
- Nghe
- HS giải vào giấy nháp, 1 em lên bảng
- Nhận xét 
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài ( mỗi dãy làm 2 bài).
- Học sinh nhận xét bài.
- Nhận PHT và làm bài.
- Dán lên bảng cho lớp nhận xét
+• Muốn cộng tổng hai số thập phân với một số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Học sinh nêu tên của tính chất: tính chất kết hợp.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh thảo luận cặp và tự làm bài.
- Học sinh sửa bài – Nêu tính chất vừa áp dụng.
- 1 số em nêu.
- Dặn dò: Làm bài nhà 1 vào vở
- Học thuộc tính chất của phép cộng.
Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 – 9 – 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2 – 9 nhân dân HN tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ BH đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.
- Ghi nhớ: Đây là sự kiện LS trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước VN DC CH.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình ảnh SGK: Ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập; PHT...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) “Cách Mạng mùa Thu”.
+ Tại sao nước ta chọn ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8?
+ Ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945?
- Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
v	Hoạt động 1: Thuật lại diễn biến buổi lễ “Tuyên ngôn Độc lập” (12’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK, đoạn “Ngày 2/ 9/ 1945. Bắt đầu đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
® Giáo viên gọi 3, 4 em nêu một số nét về buổi lễ tuyên bố độc lập.
+ Em có nhận xét gì về quang cảnh của 2-9-1945 ở Hà Nội.
® Giáo viên nhận xét + chốt + giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”. 
v	Hoạt động 2: Nội dung của bản “Tuyên ngôn độc lập” (12’)
- Chia nhóm, Y/c các nhóm thảo luận
• Nội dung thảo luận.
+ Trình bày nội dung chính của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
+ Lời khẳng định trong bản tuyên ngôn độc lập thể hiện điều gì?
+ Hãy thuật lại những nét cơ bản của buổi lễ tuyên bố độc lập.
® Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố: (5’)
+ Ý nghĩa của buổi lễ tuyên bố độc lập.
+ Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập
4. Dặn dò: (2’) Chuẩn bị: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc SGK và nêu một số nét cho nhau nghe đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- Học sinh nêu trước lớp.(SGK)
+ 1 số em nêu
- Quan sát 
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4, nêu được các ý.
- Gồm 2 nội dung chính.
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
+ Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
+ Thể hiện quyền tự do độc lập của dân tộc VN và tinh thần quyết giữ vững nền độc lập tự do ấy của NDVN
+ Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”.
+ Buổi lễ kết thúc trong không khí vui sướng và quyết tâm của nhân dân: đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập dân tộc
+ Ngày 2/ 9 trở thành ngày lễ Quốc Khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm VN trở thành 1 nước độc lập.
- Học sinh nêu + trưng bày tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại tại quảng trường Ba Đình.
Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 10
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS biết cộng số thập phân.
 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
Ÿ Nhận xét, ghi điểm
- Lớp nhận xét 
2. Hướng dẫn HS làm bài: 
Ÿ Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu
- Nhận xét, sửa sai
- Làm bài vào vở, 2 HS TB lên bảng.
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- 3 HS TB lên bảng, HS làm vở 
- Nhận xét, sửa bài 
Ÿ Bài 3:Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Yêu cầu HS đọc đề
- HS làm vở, 2HS làm ở bảng.
- Nhận xét, ghi điểm
Ÿ Bài 4: - Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
 Ÿ Bài 5: Dành cho HS khá
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho cả lớp quan sát và tìm quy luật.
- Chữa bài.
3. Củng cố 
- Cả lớp làm vở, nhận xét bài bạn.
 Bài giải:
 Đổi: 250g=0,25kg
Bột làm bánh đó cân nặng số ki-lô-gam là:
 1,6 + 0,3 + 0,25 = 2,15(kg)
 Đáp số: 2,15kg
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Vẽ tiếp vào vở.
- 1 HS lên bảng, HS khác nhận xét.
- Nhận xét tiết học
TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 10
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc bài “Bè rau muống” và tìm đuợc từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
 - Viết được đoạn văn tả những gì em hình dung được qua bài thơ”Chiều xuân”. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1:
- Cho HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp tìm từ và điền vào vở.
- Nhận xét, chốt từ đúng.
(bập bềnh, xanh biếc, loé, hững hờ, lảnh lót, tàn lụi đi,chát đắng)
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở bài văn.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sử lỗi dùng từ, viết câu.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS thấy được mặt mạnh và mặt yếu của mình trong tuần qua.
 - Từ đó, biết khắc phục nhược điểm và có hướng phấn đấu tốt trong tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 10:
*Ưu điểm:
- Nhìn chung, các em có ý thức mặc trang phục đúng quy định của nhà trường.Vệ sinh cá nhân khá sạch sẽ, gọn gàng.
- Một số em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học sôi nổi xây dựng bài.
- Tham gia các làm vệ sinh sạch sẽ, hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
* HS thực hiện tốt: Việt, Thu Hà, Diệu Linh...
*Nhược điểm:
- Một số em về nhà còn lười học và làm bài tập, chữ viết xấu, cẩu thả.
- Trong giờ học chưa chú ý nghe giảng bài.
* HS chưa thực hiện tốt: Cường, Bắc, Anh, ...
3. Kế hoạch tuần 11:
- Phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu.
- Thi đua học tập tốt, tích cực tự giác trong mọi hoạt động. 
- Cả lớp hát một bài. 
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- HS lắng nghe nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 10LIENGTCKTKNS.doc