Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 7, 8 - Trần Bá Tùng

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 7, 8 - Trần Bá Tùng

I/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh biết :

- Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết .

- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người .

* KNS: KN xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết ; KN tự bảo vệ.đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.

II/Đồ dùng :Giáo viên chuẩn bị thông tin hình 28 , 29 sgk .

III/Các hoạt động dạy học ( 35 phút ).

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 7, 8 - Trần Bá Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 : Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC (tiết 13 ) : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh biết : 
- Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết .
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người .
* KNS: KN xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết ; KN tự bảo vệ.đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
II/Đồ dùng :Giáo viên chuẩn bị thông tin hình 28 , 29 sgk .
III/Các hoạt động dạy học ( 35 phút ).
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi bài “ phòng bệnh sốt rét”.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài,.
Hoạt động 1 : Thực hành làm bài tập sách giáo khoa , 
- HS đọc thông tin sgk và làm bài tập 
Chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân theo câu hỏi trắc nghiệm.
 Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? Tại sao ?
Sau khi thảo luận học sinh nêu sự nguy hiểm của sốt xuất huyết .
GVKL: Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây nên .Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh . Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm .Hiện nay chưa có thuốc đặc trị .
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận mỗi tổ 1 hình
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ TLCH:
- Chỉ và nói nội dung của từng hình .
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết .
-Cho học sinh trình bày kết quả .
GVKL: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy và tránh để muỗi đốt,cần có thói quen ngủ màn
3/Củng cố -dặn dò : -Cho học sinh đọc nội dung bài học .
.Nhận xét tiết học .
Hoạt động của học sinh
- Một HS đọc to -cả lớp đọc thầm .
- Làm bài và nêu kết quả .
1.Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết vi rút 
2.Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là muỗi vằn .
3. Muỗi vằn sống ở trong nhà .
4. Bọ gậy, muỗi vằn thường sống ở Các chum, vại, bể nước .
5.Tại sao sốt xuất huyết phải nằm màn cả ngày Tránh muỗi vằn đốt .
- Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 – 5 ngày.
Bệnh nguy hiểm đối với trẻ em .
- Hai học sinh nhắc lại 
-quan sát các hình 2,3,4 trang 29 sgk .
+Hình 2 : Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi thông cống rãnh .
+Hình 3 :Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày ( để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt cả ban ngày và ban đêm ).
Hình 4 :Chum nước có nắp đậy (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng ). 
- Những việc nên làm đề phòng bệnh sốt xuất huyết là:
+ Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở, phát quang bụi rậm .
+ Đi ngủ phải mắc màn .
+ Diệt muỗi diệt bọ gậy .
+ Bể nước chum nướcphải có nắp đậy 
Phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, chum và vại nước thả cá ..
 --------------§¦&¦§---------------
TẬP ĐỌC ( tiết13 ): NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I/ Mục tiêu : - Bước đầu HS biết đọc diễn cảm bài văn .
- Học sinh hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người . ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) .
- Giáo dục HS biết trở thành những người bạn tốt của nhau.
II/ Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của giáo viên
1. Bài cũ : “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” trả lời các câu hỏi .
2/Dạy bài mới : Giới thiệu chủ điểm, bài học: Con người với thiên nhiên .
a/ Luyện đọc:
-Gọi một HS đọc toàn bài .
- H/d chia đoạn : Bài văn chia làm 4 đoạn mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần 1.
-H/d đọc các tên riêng của nước ngoài và các từ khó .
-Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 
-Đọcgiải nghĩa từ ở phần chú thích .
–Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài(Đoạn 1 đọc chậm 2 câu đầu , đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm.Đoạn 2 : Đọc giọng sảng khoái, thám phục cá heo)
c/ Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm, lướt suy nghĩ và TLCH
 H:Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
H:Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
H:Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu đáng quí ở điểm nào ?
H:Em có suy nghĩ gì trước cách đối xử của cá heo và của đám thủy thủ đối với nghệ sĩ ?
H:Câu chuyện trên có nội dung gì ?
Nhận xét- KL
* Nội dung: ( ở mục tiêu ) .
d/Hướng dẫn đọc diễn cảm :
-Đọc mẫu một lượt , lưu ý nhấn mạnh các từ ngữ: đã nhầm, đàn cá heo , say sưa thưởng thức , nhanh hơn , toàn bộ , không tin và nghỉ hơi sau các từ ngữ : nhưng trở về đất liền .
-Gọi HS đọc diễn cảm 
- 2 cặp học sinh thi đọc diễn cảm 
3/Củng cố- dặn dò : - Học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện .
- Chuẩn bị tiết học sau “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”.
- Nhận xét qua tiết học . 
Hoạt động của học sinh
- Đọc bài- lớp theo dõi đọc thầm
- Phát biểu- nhận xét
-Đọc nối tiếp
- Đọc từ khó
-Đọc nối tiếp
- Đọc chú giải
-Đọc nối tiếp
- Luyện đọc theo cặp
- Lắng nghe
- Đọc thầm, lướt- TLCH
- A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham , cướp hết tặng vật của ông , đòi giết ông .
- Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông.Bầy cá heo đã cứu ông khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đát liền .
- Cá heo biết thưởng thức tiếng hát, biết cứu giúp A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là người bạn tốt của A-ri-ôn .
-Đám thủy thủ là người nhưng tham lam độc ác , không có tính người . Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh và tốt bụng biết cứu giúp người gặp nạn .
-Phát biểu- nhận xét,bổ sung
- Nhắc lại
-Theo dõi cách đọc
- Nối tiếp một số em đọc – nhận xét, bình chọn
 --------------§¦&¦§---------------
TOÁN (tiết 31) : LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu : Giúp học sinh tiếp tục củng cố về :
- Quan hệ giữa 1 và ; và ;và . Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số .
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng .
- Giáo dục tính cẩn thận, tập trung chú ý trong giờ học.
II/ Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ: HS trả lời câu hỏi:
Phân số thập phân là những phân số như thế nào ? Cho ví dụ .
2/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
a/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 : 
H:Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần ta làm thế nào ?
-Tương tự HS làm câu b và câu c và giải thích cách làm.
- HS trả lời miệng GV ghi bảng .
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề.
- HS tự làm bài vào vở, gọi lần lượt từng em lên bảng làm.
- HS nhận xét, giải thích cách làm(nêu cách tìm thành phần tên gọi của phép tính).
Bài 3: Yêu cầu HS nêu đề toán và tóm tắt bài giải .
Cho HS làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm .
Bài 4: Tương tự
4/Củng cố- dặn dò : 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học .
- Giáo viên nhận xét qua tiết học . về nhà làm bài trong vở bài tập .
- Chuẩn bị tiết học hôm sau “Khái niệm số thập phân”.
Hoạt động của học sinh
Bài 1:học sinh thực hiện .
a)Ta lấy 1 : = 1 =10 (lần )
Vậy 1 gấp 10 lần .
b) gấp 10 lần .
c) gấp 10 lần 
Bài 2: 
a) x + b)x - .
 x =. x = 
 x =
c) x 
 x =.
d) x : x = 14
Bài 3: Bài giải 
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể số phần bể là:
: 2 =( bể )
 Đáp số : bể .
 Bài 4: Bài giải 
 Giá tiền một mét vải trước khi giảm giá là: 
 60000 : 5 = 12000 (đồng )
Giá tiền một mét vải sau khi giảm giá là:
 12000 – 2000 = 10000 (đồng )
 Số mét vải mua được theo giá mới là:
 60000 : 10000 = 6 (m )
 Đáp số : 6 mét vải 
 --------------§¦&¦§---------------
 ĐẠO ĐỨC (tiết 7 )	: NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 1 ).
I/ Mục tiêu :Học xong bài này học sinh biết :
- Biết được con người ai cũng có Tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn Tổ tiên
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện ḷòng biết ơn Tổ tiên. 
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên
II/ Đồ dùng : - Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III/Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1/Bài cũ: Gọi 2 học sinh nêu ghi nhớ bài học trước.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài:
Hoạt động: T/hiểu truyện“thăm mộ”
- Cho HS đọc truyện – Kết hợp QS tranh để TLCH
H:Trong tranh có những ai ? đang làm gì ?
H:Nhân dịp đón tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên ?
H:Theo em bố muốn nhắc nhở điều gì khi kể về tổ tiên ?
H:Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ ?
H:Qua câu chuyện trên các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà ? vì sao ?
GVKL: Ai cũng có tổ tiên gia đình dòng họ. Mỗi người đều phải biết thể hiện điều đó bằng một việt làm cụ the. 
Hoạt động 2: làm bài tập 1
-Cho HS trao đổi theo cặp
-Gọi HS trình bày từng việc làm và giải thích lý do.
GVKL : Ý đúng a,c,d,đ Chúng ta nhớ ơn tổ tiên, ông bà, chúng ta cần thể hiện bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân: kể những việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc mà mình chưa làm được.
-Cho một số HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực.
-Gọi một HS đọc mục ghi nhớ.
4/Củng cố-dặn dò :-Nḥận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
- Đọc , quan sát và trả lời câu hỏi .
- Bức tranh vẽ bạn Việt và bố bạn Việt. Họ đang chắp tay khấn trước mộ tổ tiên ông bà.
- Bố của Việt đã đi thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang, bố của Việt còn mang xẻng để lấy những vạt cỏ tươi tốt đắp lên mộ ông, rồi thắp hương.
- Bố muốn nhắc nhở Việt phải biết ơn tổ tiên và giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình .
-Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ vì Việt muốn thể hiện lòng biết ơn tổ tiên của mình.
- Qua câu chuyện trên em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên ông bà, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của dân tộc Việt Nam ta.
-Trao đổi
- Trình bày và nêu ý kiến
-Theo dõi
-Tự liên hệ bản thân
- Trình bày- rút ra bài học
 --------------§¦&¦§---------------
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC (tiết 14 ) : TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI –CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I/ Mục tiêu : - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
-Hiểu ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba - la - lai ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành . ( trả lời được các câu hỏi SGK , thuộc 2 khổ thơ ) .
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II/Các hoạt động dạ ... 
Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quí con đường vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đồng thời ý thức của mỗi con người.
Bài 3: 
Ví dụ : Mở bài theo kiểu gián tiếp: 
+ Đất nước Việt Nam có muôn vàn danh lam thắng cảnh. Trong đó không thể không kể đến vẻ đẹp của quê hương em. 
+Quê em là vùng đất cao nguyên rộng lớn. Cảnh vật ở đây đep lắm, đẹp nhất là cảnh núi rừng khi mùa xuân đến.
Ví dụ : kết bài mở rộng : 
+ Đắc Lắc đẹp như vậy nhưng vẫn là địa danh xa lạ đối với nhiều người . Em muốn sau này trở thành kĩ sư để kiến thiết những con đường mới rút ngắn khoảng cách miền núi với miền xuôi , để mọi người đến Đắc Lắc cảm nhận cảnh đẹp này .
3/Củng cố - dặn dò : 
-Dặn học sinh về nhà viết lại mở bài và kết bài “Miêu tả cảnh đẹp quê hương”
-Về nhà chuẩn bị bài tiết sau học “Luyện tập thuyết trình tranh luận” .
-Giáo viên nhận xét qua tiết học.
 --------------§¦&¦§---------------
TOÁN (tiết 40 ):VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh 
-Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân( Dạng đơn giản)
-Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Giáo dục tính cẩn thận, tập trung chú ý.
II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị bảng đơn vị đo độ dài .
III.Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ : Gọi hai HS ghi tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại.
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
Em hãy nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé.
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề .
H . Hai đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? 
Cho học sinh nêu quan hệ một số đơn vị đo thông dụng.
Hoạt động 2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
Gọi học sinh nêu cách làm .
Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân em làm thế nào ? 
Hoạt động 3: thực hành .
Bài 1: Cho học sinh làm vào vở.
Giáo viên lưu ý cho học sinh : trường hợp phân số thập phân có mẫu số 100 nhưng tử số chỉ 1 chữ số thì thêm 0 sau dấu phẩy sao cho số chữ số phần thập phân bằng số chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân .
- HS nhận xét, giải thích cách làm.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề.
Cho học sinh làm vào vở –Gọi 2 học sinh lên bảng làm .
HS nhận xét, giải thích cách làm.
Bài 3: Học sinh làm bài vào vở – gọi học sinh lên bảng làm và trình bày cách làm.
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và ghi điểm .
3/Củng cố - dặn dò : 
-Dặn học sinh về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “luyện tập” .
-Giáo viên nhận xét qua tiết học.
Hoạt động của học sinh
Km, hm, dam, m, dm ,cm ,mm.
1km =10hm ; 1m =10dm .
1hm=km=0,1km ; 1dm=m=0,1m 
1hm =10dam 
1dam=hm=0,1hm 
1dam =10m
1m=dam=0,1dam .
Hai đơn vị đo độ dài liền kề gấp kém nhau 10 lần. Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng hay bằng 0,1 đơn vị liền trươc nó .
1km=1000m 1m=km=0,001km 
1m =100cm ;1cm=m=0,01m
1m = 1000mm ;
1mm =m = 0,001m
Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống 
6m4dm = 6m = 6,4m .
Vậy 6m4dm = 6,4m .
Ví dụ 2:Học sinh thực hiện cách đổi .
3m5cm =3m=3,05m .
8m23cm = 8m = 8,23m
Chuyển đổi thành hỗn số với đơn vị đo cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân .
Bài 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 8m6dm=8m=8,6m .
2dm2cm=2dm =2,2dm .
3m7cm=3m=3,07m .
23m13cm =23m=23,13m .
Bài 2: Viết dưới dạng số thập phân có số đo là mét.
3m4dm=3m=3,4m .
2m5cm= 2m=2,05m .
21m36cm =21m=21,36m .
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
5km 302m=5km =5,302km.
5km75m=5km =5,075km .
302m= km =0,302km .
 --------------§¦&¦§---------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( tiết 16 ) : LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA ( Đ/C).
I.Mục tiêu : -Học sinh phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 .
-Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ nhiều nghĩa BT2 .
-Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa BT3 .
II.Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) . 
1/ Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra 
 Đặt câu với các từ ngữ:-Tả tiếng sóng - Tả làn sóng nhẹ - Tả đợt sóng mạnh.
Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2/Dạy bài mới : Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên
Bài tập 1 :Yêu cầu HS đọc bài .
Trong từ in đậm từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa ?
Yêu cầu HS làm vở bài tập.
Gọi HS chữa bài 
Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc bài .
Cho học sinh làm bài theo nhóm, các nhóm trình bày.Dán 2 phiếu lên bảng- 2học sinh làm bảng lớp 
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Học sinh làm bài theo nhóm, các nhóm trình bày.
Nhận xét khen các nhóm đặt câu hay 
Giải nghĩa cho học sinh .
3/Củng cố - dặn dò: 
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần ghi nhớ đã học.
-Nhắc HS về nhà xem trước bài “ Mở rộng vốn từ : thiên nhiên”.
- Giáo viên nhận xét qua tiết học.
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1 :
a. Từ chín ( hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch ) ở câu 1 với từ chín ( suy nghĩ kỹ càng )ở câu ba thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu hai .
b.Từ “đường” (vật nối liền 2 đầu ).Ở câu 2 với từ “đường”là lối đi, ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.Chúng đồng âm với từ “đường” là chất kết tinh vị ngọt ở câu 1 
c.Từ “vạt” là mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi Ở câu 1 với từ “vạt” là thân áo, ở câu ba thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. chúng đồng âm với từ “vạt” là đẽo xiên ở câu hai .
Bài 2: 
Từ “xuân”thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa.
Từ “xuân” thứ hai có nghĩa là tươi đẹp .
Từ “ xuân” thứ ba ở đây có nghĩa là tuổi .
Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ: cao, nặng, ngọt. 
-Đặt câu.
a. Em cao hẳn hơn các bạn trong lớp.
Hãng bánh kinh đô đạt hàng Việt Nam chất lượng cao .
b.Chiếc xe ô tô có trọng tải rất nặng.
Bệnh ông em càng ngày càng nặng hơn .
c.Quả dưa hấu này thật ngọt .
Bạn Lan ăn nói thật ngọt.
Tiếng đàn nghe thật ngọt.
 --------------§¦&¦§---------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 8:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết chung: 
-Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ
-HS ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
- Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ 
-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
2 .Kế hoạch tuần 9:
 - Học chương trình tuần 9 từ ngày 31/10 đến 4/11 /2011
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, 
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ
- Đóng góp các khoản tiền quy định.
 .
Khoa học ( tiết 17 ) : Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
I.Mục tiêu - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS
-Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
-Giáo dục Hs tôn trọng người bị nhiễm HIV . 
* GD KNS: 
- kĩ năng xác định giá trị bản thân ,tự tin và có ứng xử,giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/ AIDS.
- Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV
II. Các phương pháp dạy học tích cực : - Thảo luận nhóm ,.
III. Đồ dùng : - Hình ảnh trong sgk.
IV. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định lớp : KT sự chuẩn bị của HS
2.Kiểm tra bài cũ : “ Phòng tránh HIV/AIDS 
Nêu các đường lây truyền HIV .(HSTB)
 - Nhận xét
3. Bài mới : GV Giới thiệu bài ghi mục 
a) Hoạt động 1 
: - Trò chơi tiếp sức “ HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ”
 Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn 
Bước 2:Tiến hành chơi
Bước 3: Cùng kiểm tra 
-GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa 
 GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi 
-GV tuyên dương các đội làm đúng 
 Kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay , ăn cơm cùng mâm ,
 b)Hoạt động2 :Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV 
 - Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV 
-Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận coi cách ứng xử nào nên cách ứng xử nào không nên 
 -Bước 2: Đóng vai & quan sát 
 - Bước 3: Thảo luận cả lớp 
 GV hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi 
 + Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử 
 + Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống 
 GV theo dõi nhận xét 
 c) Hoạt động 3 : Quan sát & thảo luận 
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng thể hiện, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
-Bước 1: Làm việc theo nhóm . 
 GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
 + Nói về nội dung của từng hình 
 + Theo bạn các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS & gia đình họ 
 + Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? tại sao ?
Bước2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả 
 Kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người bị nhiễm HIV , đặc biệt là trẻ em có quyền & cần được sống trong môi trường có sự hỗ trợ , thông cảm & chăm sóc của gia đình , bạn bè , làng xóm ; không nên xa lánh & phân biệt đối xử với họ . Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh , có ích cho bản thân , gia đình & xã hội .
4.Củng cố - Dăn dò : - Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài “ Phòng tránh bị xâm hại”
- HS trả lời 
- HS nghe .
- Các đội cử đại diện lên chơi : Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng 
- HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa .
- Các đội giải thích đối với một số hành vi .
- HS nghe .
- 5 HS tham gia đóng vai theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên cách ứng xử nào không nên 
- HS thảo luận & trả lời .
- Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình tr. 36,37 SGK & trả lời câu hỏi :
+HS nói về nội dung của từng hình 
+ HS trả lời 
+Nếu là em , em sẽ chơi với các bạn đó vì : HIV không lây qua tiếp xúc thông thường 
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS lắng nghe 
- HS đọc mục Bạn cần biết 
HS lắng nghe .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 78 dac biet.doc