Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 7 năm 2012

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 7 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các CH 1,2,3)

 - Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Truyện, tranh ảnh về cá heo, SGK.

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc:
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các CH 1,2,3)
 - Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Truyện, tranh ảnh về cá heo, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
- Gọi 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lần lượt 3 học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm
- Học sinh trả lời 
2. Bài mới: “Những người bạn tốt”
* Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu... 
- 1 Học sinh đọc toàn bài 
- Luyện đọc những từ phiên âm 
- Bài văn chia làm mấy đoạn? 
* 4 đoạn. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn? 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp 
- HS đọc thầm chú giải sau bài đọc. 
- Gọi 1 học sinh đọc thành tiếng 
- Giải nghĩa từ 
- HS tìm thêm từ ngữ, chi tiết chưa hiểu (nếu có). 
- Đọc diễn cảm toàn bài
- Học sinh nghe 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12’)
- Hoạt động nhóm, lớp
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
* Nhóm 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- Học sinh đọc đoạn 2
- Đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. 
* Nhóm 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Học sinh đọc toàn bài 
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? 
- Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ.
- Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. 
* Nhóm 3:
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc cả bài 
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? 
- Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. 
- Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
* Nhóm 4: 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc 
- Ngoài câu chuyện trên em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? Giới thiệu truyện về cá heo.
- Học sinh kể 
- Nêu nội dung chính của câu chuyện? 
- Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. 
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (8’)
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh đọc toàn bài 
- Nêu giọng đọc? 
- Giọng kể phù hợp với tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
3. Củng cố: (3’)
- Tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm. 
- HS đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 3 bạn). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: (2’)
- Rèn đọc diễn cảm bài văn 
- Chuẩn bị: “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết mối quan hệ giữa 1 và; và; và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. 
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng. 
- BT cần làm: B1; B2; B3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Phấn màu – Bảng phụ – Phiếu học tập. SGK, bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
Ÿ Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Ôn tập củng cố kiến thức cộng, trừ, nhân, chia phân số; tìm thành phần chưa biết (18’)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: HDHS giải.
- Cho HS nêu cách tìm: số hạng chưa biết, số bị trừ, thừa số chưa biết và số bị chia. 
- Nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 2: Củng cố cách tìm số trung bình cộng của nhiều số (12’)
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS nêu cách tính số TBC của nhiều số.
Bài 4: HD HS về nhà làm.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học
- 1 HS lên chữa bài tập 4 tiết trước.
- Hoạt động cá nhân 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- 2 HS lên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 4 HS nêu cách tìm.
- Làm bài vào vở,chữa bài trên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài.
- Nêu yêu cầu của đề toán.
- Nêu cách tính số TBC của nhiều số.
- Làm bài vào vở. 1 HS lên bảng.
Bài giải
TB mỗi giờ vòi nước chảy được là:
 : 2 = (bể nước)
 Đáp số: bể nước
- Nhận xét, bổ sung
- HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Làm bài 4. 
- Chuẩn bị: Khái niệm số thập phân
 Địa lí:
TÀI NGUYÊN ĐẤT, TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ VEN BIỂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của tài nguyên đất, tài nguyên biển và ven biển Quảng Bình; giá trị sử dụng của các tài nguyên đó.
 - Xác định được trên bản đồ Quảng Bình vùng đất có hệ phù sa và vùng có hệ đất phe-ra-lit.
 - Có ý thức không lãng phí và tùy tiện khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên, biết bảo vệ môi trưòng để phát huy giá trị của tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bản đồ Tự nhiên tỉnh Quảng Bình.
 - Một số tranh ảnh có liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên biển và ven biển của Quảng Bình (rừng cao su, bãi tắm, các loại hải sản được xen là đặc sản như mực, tôm, cua, ghẹ....)
 - Phiếu học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
+ Kể tên các loại rừng ở Việt Nam và cho biết đặc điểm từng loại rừng?
+ Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng? 
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lần lượt lên trả lời
2. Bài mới: 
1. Tài nguyên đất
a. Đặc điểm
* Hoạt động 1: Làm theo nhóm 2 (10’)
B1: - Yêu cầu HS tài liệu, kết hợp với hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi sau:
- Học sinh đọc tài liệu.
+ Tổng diện đất tự nhiên của Quảng Bình là bao nhiêu, được phân bố như thế nào?
+ Nêu tên những hệ đất chính, nhóm đất chính ở tỉnh ta. Xác định trên bản đồ tự nhiên tỉnh Quảng Bình những vùng phân bố của các hệ đất chính đó?
B2: - Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- Gọi một HS lên bảng xác định trên bản đồ.
- Đại diện trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- Một HS lên chỉ trên bản đồ.
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Kết luận
b. Giá trị sử dụng
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập (10’)
B1: - Yêu cầu HS đọc tài liệu, kết hợp với hiểu biết của mình, hoàn thành phiếu học tập sau:
Điền những từ ngữ thích hợp và chỗ (...) để hoàn chỉnh các câu viết về giá trị sử dụng của tài nguyên đất ở tỉnh Quảng Bình:
1. Diện tích núi đá và vùng đất chủ yếu gồm đất... và đất..., phân bố ở ...
2. Vùng đất gò đồi hẹp và dốc được khai thác để...
3. Dải đất đồng bằng chủ yếu dùng để...
- Đọc tài liệu.
B2: - Gọi một số học sinh trình bày.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp, các HS khác bổ sung.
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phiếu học tập
+ Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
- Kết luận
- Nêu suy nghĩ của mình.
2. Tài nguyên biển và ven biển (10’)
 Hoạt động 3: Tổ chức cuộc thi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”
B1: (Làm việc theo nhóm 4)
- Yêu cầu HS đọc tài liệu, kết hợp với tranh ảnh về biển, tài nguyên biển đã chuẩn bị và hiểu biết của mình đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về tài nguyên biển và ven biển QB, trong đó cần nêu được những việc cần làm để giữ gìn tài nguyên biển của tỉnh.
- Đọc tài liệu, thảo luận và trình bày trong nhóm.
B2: - Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- Bình chọn hướng dẫn viên du lịch xuất sắc nhất.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Kết luận
Buổi chiều GĐ-BD Toán
LUYỆN TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS biết mối quan hệ giữa 1 và; và; và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với p/s. 
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng, quan hệ tỉ lệ.	 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
Ÿ Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: (30’)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tìm x:
- Cho HS nêu cách tìm: số hạng chưa biết, số bị trừ, thừa số chưa biết và số bị chia. 
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS nêu cách tính số TBC của nhiều số.
Bài 4: HD HS khá về nhà làm.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
- Hoạt động cá nhân 
- 3 HS TB lên bảng làm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Làm bài vào vở, 4HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài.
- Nêu yêu cầu của đề toán.
- Nêu cách tính số TBC của nhiều số.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS khá lên chữa bài trên bảng.
Bài giải
TB mỗi ngày đội sản xuất làm được là:
 ( + ): 2 = (công việc)
 Đáp số: công việc
- Nhận xét, bổ sung
- Làm bài 4. 
Kể chuyện:
CÂY CỎ NƯỚC NAM 
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
* GD BVMT: Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bộ tranh phóng to trong SGK, một số cây thuốc nam: tía tô, ngải cứu, cỏ mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia. 
- 2 học sinh kể 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện dựa vào bộ tranh (10’)
- Hoạt động lớp
- Kể chuyện lần 1 
- Học sinh theo dõi 
- HS q.sát tranh ứng với đoạn truyện. 
- Cả lớp lắng nghe 
- Kể chuyện lần 2 
- Minh họa, giới thiệu tranh. giải nghĩa từ
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh (20’) 
- Hoạt động nhóm 
- Cho học sinh kể từng đoạn. 
- Nhóm trưởng phân công trao đổi với các bạn kể từng đoạn của câu chuyện. 
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện kể dưới hình thức thi đua. 
- Học sinh thi đua kể từng đoạn 
- Đại diện nhóm thi đua kể toàn bộ câu chuyện. 
- Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? 
- Thảo luận nhóm
- Ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu... 
- Em hãy nêu tên những loại cây nào dùng để làm thuốc? 
+ ăn cháo hành giải cảm 
+ lá tía tô giải cảm 
+ nghệ trị đau bao tử 
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động nhóm 
- Bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất. 
- Nhóm thảo luận chọn một số bạn sắm vai các nhân vật trong chuyện. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Giáo dục ... môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình vẽ trong SGK/26, 27 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) “Phòng bệnh sốt xuất huyết” 
+ Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? 
- Do 1 loại vi rút gây ra 
+ Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? 
- Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành. 
Ÿ Nhận xét, cho điểm 
- HS trả lời + học sinh khác nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK (12’)
- Hoạt động nhóm, lớp
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
+ Quan sát và đọc lời thoại của các bạn học sinh đang thảo luận về bệnh viêm não hình 1 trang 26. 
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK. 
a) Nguyên nhân gây bệnh? 
b) Cách lây truyền? 
c) Tác hại của bệnh? 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm 
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
a) Do 1 loại vi rút gây ra 
b) Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang người lành. 
c) Nguy hiểm vì bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể bị di chứng lâu dài. 
* Hoạt động 2: Quan sát (12’)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
+ Bước 1: 
- Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 27 trong SGK và trả lời câu hỏi. Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não? 
- Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh
- Ngủ màn kể cả ban ngày 
- Chuồng gia súc cần để xa nhà
- Làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. 
+ Bước 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ. 
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy mà em biết?
- Ở nhà, bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy? 
* Kết luận + liên hệ GD BVMT : 
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. 
- Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày.
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
3. Củng cố: (3’)
- Đọc mục bạn cần biết
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Nêu nguyên nhân cách lây truyền?
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A” 
Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước Dàn ý tả cảnh sông nước 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra bài học sinh 
- HS đọc lại kết quả làm bài tập 3
- Giáo viên giới thiệu đoạn văn - câu văn - bài văn hay tả sông nứơc 
2. Bài mới: (28’)
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn 
- 1 học sinh đọc đề bài trong SGK
- Cả lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc Gợi ý trong SGK.
- Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh 
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý
- Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Học sinh làm bài
Ÿ Chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn
 - Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cả lớp nhận xét
3. Củng cố: (3’)
- GV chấm bài, sửa các lỗi phổ biến.
- Nêu những hình ảnh em đã từng quan sát về một cảnh đẹp ở địa phương em.
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết : 
 - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số. 
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
 - BT cần làm: B1; B2 (3 PS thứ 2,3,4); B3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Học sinh sửa bài 3 tiết trước
- 2 HS lên sửa bài tập 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới: (30’)
Ÿ Bài 1: 
- Những em học sinh yếu cho thực hành lại cách viết thành hỗn số từ phép chia. 
- HS đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài
 ; ; .
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh giải thích chuyển phân số thập phân thành hỗn số thành số TP. 
Ÿ Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân (bước hỗn số làm nháp). 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng từ số lớn hơn mẫu số. 
- Học sinh làm bài 
- 5 HS chữa bài trên bảng.
; 
- Nhận xét sửa sai.
- Học sinh nhận xét bổ sung. 
ŸBài 3: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo mẫu 
- HS tự làm vào vở: 8,3 m = 830 cm;
5,27 m = 527 cm; 3,15 m = 315 cm
- Chấm, nhận xét sửa sai
3. Củng cố: (3’) 
- HS nhắc lại kiến thức vừa luyện tập. 
4. Tổng kết - dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- Làm bài ở nhà -Chuẩn bị: “Luyện tập”
 Lịch sử:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU: 
- Biết Đảng Cộng sản VN được thành lập ngày 3 – 2 – 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: 
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3 – 2 – 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
- Giáo dục học sinh nhớ ơn tổ chức Đảng và Bác Hồ - người thành lập nên Đảng CSVN. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Ảnh trong SGK - Tư liệu lịch sử. Sưu tầm thêm tư liệu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Tại sao anh Ba quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Học sinh trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kiện thành lập Đảng (12’)
- Giáo viên trình bày tóm tắt quá trình ra đời của 3 tổ chức Đảng, sự lớn mạnh của đảng và quá trình lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập.
- Học sinh đọc đoạn “Để tăng cường .....thống nhất lực lượng”
- Học sinh đọc
- Lớp thảo luận nhóm bàn, câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
- Tình hình mất đoàn kết, không thống nhất lãnh đạo yêu cầu phải làm gì?
- 1 đến 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Ai là người có thể làm được điều đó?
- Các nhóm nói đựơc những ý sau: Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức Công Sản, thành lập 1 Đảng duy nhất. Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được. Đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Ÿ Nhận xét và chốt lại
Nhằm tăng cường sức mạnh của CM nên cần hợp nhất 3 tổ chức Đảng ở Bắc, Trung, Nam. Người được Quốc tế Cộng Sản Đảng cử về hợp nhất 3 tổ chức Đảng là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 
* Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng (13’)
- Hoạt động nhóm 
- GV tổ chức cho học sinh đọc SGK
- Chia lớp theo nhóm 6 trình bày diễn biến hội nghị thành lập Đảng diễn ra như thế nào?
- Học sinh chia nhóm theo màu hoa
- Các nhóm thảo luận 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Ÿ Nhận xét và chốt lại
- Nhắc lại những sự kiện tiếp theo năm 1930.
- Học sinh lắng nghe
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày những hiểu biết khác của em về Hội nghị thành lập Đảng
- Học sinh nêu
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Xô viết Nghệ – Tĩnh 
Buổi chiều TH Toán:
 TIẾT 2 - TUẦN 7
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS nắm cấu tạo và biết viết số thập phân.
- Chuyển đổi số thập phân thành hỗn số hoặc phân số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- 3 HS nêu cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Ÿ Nhận xét, ghi điểm
- Lớp nhận xét 
2. Hướng dẫn HS làm bài: (28’)
Ÿ Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu
- Nhận xét, sửa sai
- Làm bài vào vở, 4 HS TB nối tiếp nêu miệng.
Ÿ Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu HS đọc đề
- 2 HS TB lên bảng, HS làm vở 
- Nhận xét, sửa bài 
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề
- HS làm vở, 3 HS nối tiếp lên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm
Ÿ Bài 4: 
 - Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
Ÿ Bài 5: Dành cho HS khá
- Cho cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
3. Củng cố: (3’)
- Cả lớp làm vở, nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Nhận xét tiết học
TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 7
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm đựơc cấu tạo bài văn miêu tả, xác định được nội dung miêu tả của từng đoạn, biết được tác dụng của câu mở đoạn trong bài “Chợ nổi Cà Mau”.
- Viết được đoạn văn miêu tả một cái ao (hoặc một đầm sen, một con kênh, một dòng sông) dựa vào dàn ý đã lập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: (3’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập: (28’) 
Bài 1:
- Cho HS đọc thầm lại bài đọc.
- Yêu cầu cả lớp chọn ý đúng, đánh dấu.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Đáp án: a, ý 3 b, ý 2 c, ý 2 d, ý 3
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở đoạn văn.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sử lỗi dùng từ, viết câu.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét
- Cả lớp đọc thầm.
- Viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS nhận xét.
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
 Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS biết được mặt mạnh, mặt yếu của mình trong tuần qua.
 - HS có hướng khắc phục nhược điểm và có hướng phấn đấu tốt trong tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2.Nhận xét tình hình hoạt động tuần 7:
*Ưu điểm:
- Nhìn chung các em thực hiện các hoạt động tương đối tốt. 
- Có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp.
Trong giờ học sôi nổi xây dựng bài.
- Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
*Nhược điểm:
- Một số em còn thiếu khăn quàng.
- Ý thức tự giác chưa cao, còn lười học, chữ viết xấu, cẩu thả.
3. Kế hoạch tuần 8:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác kỉ luật trong mọi hoạt động.
- Thi đua học tập tốt.
- Cả lớp hát một bài. 
- Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.
 Duyệt của BGH
 Ngày tháng năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 7TUAN 5LIENGT2012.doc