Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9 (buổi sáng)

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9 (buổi sáng)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc:
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới :
* HĐ1: HD luyện đọc: (10’)
 - GV đọc cả bài.
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
- Đoạn 2: Từ Quý và Nam đến phân giải.
- Đoạn 3 : Còn lại.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Sôi nổi, quý, hiếm
- Gọi HS đọc đoạn nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
* HĐ2: Tìm hiểu bài (12’)
 - Cho HS đọc Đ1+2.
+ Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
+ Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
(Khi HS phát biểu GV nhớ ghi tóm tắt ý các em đã phát biểu).
- Cho HS đọc Đ3: 
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
* ý : Người lao động là quý nhất.
* HĐ3: Đọc diễn cảm (8’)
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc đọan.
- GV chéo đoạn văn cần luyện đọc lên bảng hoặc đưa bảng phụ đã chép cách nhấn giọng, ngắt giọng và GV đọc đoạn văn.
- Cho HS đọc theo nhóm 3. 
- Cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Củng cố-dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị cho tiết TĐ tiết sau: Đất Cà Mau.
- 2 HS (Danh, Phượng). HS khác theo dõi. 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS luyện đọc từ.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2.
- 2 HS đọc cả baì.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
- HS đọc lướt.
- Hùng quý nhất là lúa gạo.
- Quý: Vàng quý nhất.
- Nam: Thì giờ là quý nhất.
- Hùng: Lúa gạo nuôi con người.
- Quý: Có vàng là có tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh khiêm tốn.
- HS rút ý ghi vở.
- Một số HS đọc đoạn trên bảng.
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc.
- HS nhận xét
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Toán:
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a,c)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, ...	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng viết số thập phân vào chỗ chấm.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’) Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Để thực hiện bài tập này ta làm như thế nào?
- Nhận xét - ghi điểm.
 Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu HS thực hiện tương tự bài 1.
- Chấm 5-7 vở.
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét- sửa sai.
- Nhận xét - ghi điểm. 
Bài 4 a,c: 
- Tổ chức HS thảo luận cách làm bài theo bàn.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu kiến thức của tiết học.
- Nhắc HS làm bài ở nhà.
- 1HS (Khương) lên bảng viết: 
6m 5cm=m; 10dm 2cm=dm
- Theo dõi.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Tự thực hiện như bài 1.
- HS làm vào vở.
- 1HS lên làm.
- HS tự làm bài cá nhân
3km 245m = 3,245km; 
5km 34m = 5,034km
307m = 0,307km.
- Đổi vở kiểm tra cho nhau.
- Một số HS đọc kết quả.
- Nhận xét sửa bài.
- Từng bàn thảo luận tìm ra cách làm.
- Đại diện nêu. lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS nêu.
- Học bài, làm bài.
Địa lí:
DÂN SỐ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của VN.
 - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sư gia tăng dân số.
 - HS KG: Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
 * GD BVMT (Mức độ bộ phận): Giúp HS thấy mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác MT (sức ép của dân số đối với MT).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng số liệu về DS các nước ĐN Á năm 2004 (phóng to)
 - Biểu đồ tăng DS VN. Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng DS nhanh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Ôn tập
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số Việt Nam với DS các nước ĐN Á:
- Treo biểu đồ số liệu các nước ĐN Á lên bảng, nêu câu hỏi: 
+ Đây là bảng số liệu gì? Các số liệu trong bảng được thống kê vào năm nào?
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị gì?
- Gọi HS lên bảng đọc tên các nước trong bảng.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Cho HS hoạt động cá nhân.
- Thu phiếu học tập.
- Nhận xét, sửa sai.
* Kết luận ghi bảng: Năm 2004 nước ta có dân số khoảng 82 triệu người. Đứng hàng thứ 3 khu vực ĐN Á. 
* Hoạt động 2: Gia tăng dân số. 
- Treo biểu đồ DS VN lên bảng, đặt câu hỏi HDHS tìm hiểu.
+ Đây là biểu đồ gì?
+ Trục ngang, trục dọc của biểu đồ biểu hiện điều gì?
- Cho HS dựa vào biểu đồ để nhận xét tình hình gia tăng DS ở VN vào phiếu học tập dược điền sẵn câu hỏi.
- Thu phiếu học tập.
- Nhận xét chốt ý, ghi bảng: Dân số nước ta tăng nhanh 
* Hoạt động 3: Hậu quả của việc dân số tăng nhanh: 
- Cho HS thảo luận nhóm
+ Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?
- Gọi đại diện nhóm lên báo cáo kq’ thảo luận.
- Nhận xét treo bảng phụ ghi kết quả và chốt ý.
- Gọi 2 HS nêu tóm tắt nội dung chính của chương trình. 
- Treo bảng ghi nội dung bài học lên bảng.
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Liên hệ giáo dục: Giúp HS thấy mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác MT
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Bài: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
- HS nêu đặc điểm chính của 1 số yếu tố tự nhiên của VN.
- HS quan sát và nhận xét theo yêu cầu của GV
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS lên bảng đọc.
- Nhận phiếu học tập, 1 HS đọc nội dung phiếu:
+ Năm 2004, DS nước ta là bao nhiêu triệu người?
+ Nước ta có DS đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐN Á?
+ Em hãy cho biết nước nào có số dân đông nhất và nước nào có số dân ít nhất khu vực ĐN Á?
- 2 HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu:
. Biểu đồ DS VN qua các năm.
. Trục ngang thể hiện các năm, trục dọc biểu hiện số dân bằng đơn vị triệu người.
- Nhận phiếu học tập, 1 em đọc nội dung câu hỏi trong phiếu.
- HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
+ Biểu đồ thể hiện những năm nào? Nêu số dân tương ứng với mỗi năm?
+ Từ năm 1979 đến năm 1999 số dân nước ta tăng khoảng bao nhiêu người?
- 2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia làm 4 nhóm.
- 1 HS đọc câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 HS nêu bài học
- HS nhận xét tiết học.
Buổi chiều GĐ-BD Toán:
LUYỆN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
 8m 4dm =...m 3dm 5cm=...dm
 2m 6 cm=...m 27dm 12cm=..dm
- 2 HS lên làm bài tập (Quỳnh, Vy)
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 71m 3cm = ....m 24dm 8 cm = ...dm
 45m 37cm = ... m 7m 5mm = ... m
Bài 2: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 432cm = ...m 806cm = ...m
 24dm = ...m 75cm = ...dm
- 2 HS TB (Hậu, Thắng) làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung
KQ: 71,03m; 24,8dm; 45,37m; 7,005m
- HS TB chỉ làm 2 bài đầu
- 2 HS (Nga, T.Long) làm ở bảng, mỗi em 2 bài.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung 
KQ: 4,32m; 8,06m; 2.4m; 7,5dm
Bài 3: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 8km 417m = ....km 4km 28m = ...km
 7km 5m = ... km 216m = ...km
Bài 4: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
a.21,43m = ....m...cm 8,2dm = ...dm..cm
b.7,62km =...m 39,5 km =...m
- Nhận xét sửa sai.
- 2 HS (T.Hằng, Oanh) làm ở bảng, mỗi em 2 bài.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung 
KQ: 8,417km; 4,028km; 
 7,005km; 0,216km
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS (Phượng, N.Long) lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung
KQ: 21m 43cm; 8dm 2cm
 7062 m; 39005m
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại được câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường; kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh ảnh, về một số cảnh đẹp ở địa phương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kể chuyện tiết trước.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể chuyện về bảo vệ môi trường mà em tham gia hoặc được chứng kiến. 
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Gọi HS đọc bài và gợi ý.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể.
- Cho HS đọc gợi ý 2.
* HĐ2: Cho HS kể chuyện.
- GV viết dàn ý lên bảng.
- Cho HS kể chuyện.
- Nhận xét và khen những HS kể hay.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài.
- 2 HS (Quý, Sương) lên kể.
- Theo dõi. 
- 2 HS lần lượt đọc đề bài.
- 1 HS đọc gợi ý 1.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện em sẽ kể.
- 1 HS đọc, HS đọc thầm.
- 2 HS lần lượt kể – HS theo dõi .
- HS lần lượt kể chuyện.
- HS nhận xét.
- HS viết vào vở bài kể chuyện đã nói ở lớp; chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau
Đạo đức:
TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết được ý nghĩa của  ... Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề đơn giản (BT1; BT2).
- Có thái độ tranh luận đúng đắn.
* GD BVMT (Khai thác gián tiếp): GV kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người (Qua BT1).
 - Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
 - Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ. Một vài tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét – ghi điểm. 
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen nhóm mở rộng lí lẽ và dẫn chứng đúng, hay, có sức thuyết phục.
* Liên hệ GD BVMT.
* HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Cho HS làm bài GV đưa bảng phụ đã chép sẵn bài ca dao lên.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những em có ý kiến hay, có sức thuyết phục đối với người nghe. 
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về học bài, làm bài, chuẩn bị bài.
- 2-3 HS lên 
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Nhóm trao đổi thảo luận, tìm lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục các nhân vật còn lại.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc to lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một vài HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét.
- HS về nhà làm lại 2 bài tập vào vở, về nhà xem lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: B1; 3; 4.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi bài tập 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Viết các số đo dưới dạng số thập phân đã học.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 4: 
 Tương tự bài 3 thay đơn vị tính.
3. Củng cố- dặn dò: (3’)
- Nhắc lại kiến thức.
- Nhắc HS về nhà làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
3m 4cm = 3,04m
2m2 4dm2 = 2,04m2 
2kg 15g = 2,015kg
- 1HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào vở.
a) 3m 6dm = 3,6m ; b) 4dm = 0,4m ;
c) 34m 5cm = 34,05m ; 345cm = 3,45m
 - Nhận xét bài làm trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vở.
a) 42dm 4cm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9cm ; .........
- Nhận xét bài làm trên bảng.
a) 3kg 5g = 3,005kg ; b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
- 3 HS nhắc lại.
- Về học bài, làm bài, chuẩn bị bài.
Lịch sử:
 CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại được một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, ... Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng.
- Biết Cáng mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả.
- HS khá, giỏi: + Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bản đồ hành chính VN.Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng 8. Phiếu học của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: (28’)
* HĐ1: Thời cơ cách mạng.
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- GV nêu vấn đề: Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân Phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng đồng minh.
- GV gơi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào?
- GV giảng thêm cho HS hiểu.
* HĐ2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 10-8-1945.
- GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HS.
* HĐ3: Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
- GV nếu vấn đề: Nếu cuộc khởi nghĩa này không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác dụng như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
- GV chốt ý.
+ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
- GV yêu cầu HS liên hệ: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
- GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
* HĐ4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng 8.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý.
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8?
+ Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng tám.
 + Vì sao mùa thu 1945 được gọi là Mùa thu cách mạng?
+ Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta?
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà 2-9-1945.
- 2-3 HS lên.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng phần cuối năm 1940. 
- HS thảo luận tìm câu trả lời.
- Dựa vào gợi ý của HS để giải thích thời cơ cách mạng.
Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta 
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội, các HS cùng nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến cho nhau.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất như sau.
- Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS trao đổi nhóm.
+ Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giăc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
- Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
- Theo dõi .
- Đọc SGK và nêu: Tiếp sau HN lần lượt đến Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), Và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công.
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi gợi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8.
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
- HS cùng nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 9
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
- Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
Ÿ Nhận xét, ghi điểm
- Lớp nhận xét 
2. Hướng dẫn HS làm bài: 
Ÿ Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu
- Nhận xét, sửa sai
- Làm bài vào vở, 3 HS TB lên bảng.
Ÿ Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu HS đọc đề
- 3 HS TB lên bảng, HS làm vở 
- Nhận xét, sửa bài 
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề
- HS làm vở, 3HS làm ở bảng.
- Nhận xét, ghi điểm
Ÿ Bài 4: Dành cho HS khá
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
 Ÿ Bài 5: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho cả lớp giải vào vở.
- Chữa bài.
3. Củng cố 
- Cả lớp làm vở, nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng, HS khác nhận xét.
 Diện tích của khu đất đó là:
 120 x 120 = 14400(m)
 Đổi 14400m = 1,44 ha
- Nhận xét tiết học
 Đáp số: 1,44 ha
TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 9
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc hiểu và nêu được lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực nàng công chúa Hoàng Hôn.
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1:
- Cho HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp viết câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở dàn ý bài văn.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sử lỗi dùng từ, viết câu.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
 Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS thấy được ưu và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
 - HS có hướng khắc phục nhược điểm và có hướng phấn đấu tốt trong tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 9:
*Ưu điểm:
- Đa số các em có ý thức thực hiện các hoạt động tốt. 
- Một số em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học chú ý xây dựng bài.
- Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
- HS tiêu biểu: Nhật, Quý, Quân, Trinh, Thuỷ, Huyền, Mỹ Nga...
*Nhược điểm:
- Một số em ý thức tự giác chưa cao, về nhà còn lười học và làm bài tập, chữ viết xấu, cẩu thả.
- HS chưa được khen: Hậu, T. Long, Tú, D. Long, Việt, Phúc...
3. Kế hoạch tuần 10:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác, kỉ luật trong mọi hoạt động.
-Thi đua học tập tốt. Phấn đấu vươn lên.
- Chuẩn bị tâm thế, ôn tập tốt để kiểm tra giữa HKI
- Cả lớp hát một bài. 
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 9LIENGTCKTKNS(1).doc