Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9 năm học 2012

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9 năm học 2012

I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS củng cố về:

+ Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC :

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG :

1) Kiểm tra bài cũ.

- Sửa bài tập 4 / 51 (VBT)

2) Bài mới

 HOẠT ĐỘNG 1 : Làm bài tập 1

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 9 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tiết :41 Luyện tập
MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về:
Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
ĐỒ DÙNG DẠYHỌC :
Bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG :
Kiểm tra bài cũ.
Sửa bài tập 4 / 51 (VBT)
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Làm bài tập 1
Mục tiêu: Viết các số đo độ dài ra đơn vị mét, đê-xi mét dưới dạng số thập phân.
- GV yêu cầu HS đọc để bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm bài tập vào vở.
a) 35 m 23 cm = 35 m = 35,23 m
b) 51 dm 3 cm = 51 dm = 51,3 dm
c) 14 m 7 cm = 14 m = 14,07 m 
HOẠT ĐỘNG 2 : Làm bài tập 2
Mục tiêu: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ra đơn vị mét.
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng : 315 cm =  m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 cm thành số đo có đơn vị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Phân tích 315 cm ta được : 3 1 5
 m dm cm 
Vậy 315 cm = 3,15 m
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp: 
315 cm = 300 cm + 15 cm = 3 m 15 cm
= 3 m = 3,15 m
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
HOẠT ĐỘNG 3 : Làm bài tập 3
Mục tiêu: Viết được các số đo độ dài dưới dạng số thập phân với đơn vị đo là ki-lô-mét.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu HS làm bài.
à GV hướng dẫn thêm cho HS chậm, yếu 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
a) 3 km 245 m = 3km = 3,245 km
b) 5 km 34 m = 5 km = 5,034 km
c) 307 m = km = 0,307 km 
HOẠT ĐỘNG 4 : Làm bài tập 4.
Mục tiêu: Viết các số đo độ dài dưới dạng số có nhiều đơn vị.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm phần a) , c)
v HS yếu không làm bài 4b, d
- GV chữa bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi và tìm cách làm. 
- Một số HS trình bày cách làm của mình.
- HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu phần a) , c)
- HS làm bài:
a) 12,44 m = 12 m = 12 m 44 cm
b) 7,4 dm = 7 dm = 7 dm 4 cm
c) 3.45 km = 3 km = 3 km450 m
d) 34,3 km = 34 km
= 34 km300 m = 34300 m
Củng cố dặn dò
Củng cố:
ñĐúng ghi Đ , sai ghi S.
a) 9 km248 m = 9,248 km £ 
b) 4 m = 4,17 m £
c) 8 m 3 cm = 8 m £
d) 2km41 m = 2,041 km £
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Rút kinh nghiệm 
Toán
Tiết :42 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề; quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân, dạng đơn giản.
ĐỒ DÙNG DẠYHỌC :
Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn nhưng để trống phần ghi tên các đơn vị đo và phần viết quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
CÁC HOẠT ĐỘNG :
Kiểm tra bài cũ.
Sửa bài tập 3 / 53 (VBT)
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng.
Mục tiêu: Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề; quan hệ giữa các đơn vị đokhối lượng thông dụng.
a) Bảng đơn vị đo khối lượng .
- GV yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn. 
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS viết để hoàn thành bảng như sau:
Lớn hơn kg
kg
Bé hơn kg
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki-lô-gam và héc-tô-gam, giữa ki-lô-gam và yến.
- GV viết lên bảng mối quan hệ trên vào cột ki-lô-gam.
- GV hỏi tiếp các đơn vị đo khác, sau đó lại viết vào bảng đơn vị đo để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau.
c) Quan hệ giữa cá đơn vị đo thông dụng.
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa tấn với ki-lô-gam, giữa tạ với ki-lô-gam.
- HS nêu:
1 kg = 10 hg = yến
- HS nêu: 
+ Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng ( 0,1 ) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS nêu:
1 tấn = 10 tạ;
1 tạ = tấn = 0,1 tấn 
1 tấn = 1000 kg;
1 kg = tấn = 0,001 tấn 
1 tạ = 100 kg;
1 kg = tạ = 0,01 tạ
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Mục tiêu: Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GV nêu ví dụ: Tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm:
5 tấn 132 kg =  tấn
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét cách làm của HS.
- HS thảo luận, sau đó một số HS trình bày cách làm của mình trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp thống nhất cách làm:
5 tấn132 kg = 5tấn = 5,132 tấn
Vậy 5 tấn 132 kg = 5,132 tấn
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: HS biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
·Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
·Bài 2:
- GV gọi đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm HS.
·Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề toán .
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS làm bài trên bảng lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
a) 4 tấn 565 kg = 4 tấn = 4,562 tấn
b) 3 tấn 14 kg = 3 tấn = 3,014 tấn
c) 12 tấn6 kg = 12 tấn = 12,006 tấn 
d) 500 kg = tấn = 0,5 tấn
- HS đọc yêu cầu của bài toán.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.
a) 2kg 50 g = 2kg = 2,05 kg
- Các bài còn lại làm tương tự.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Đáp số: 1,62 tấn.
- HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
Củng cố dặn dò
Củng cố:
ñĐiền dấu >, <, = 
4,3 kg £ 430 g
2,345 tấn £ 23,45 kg
7,4 tạ £ 7,40 tạ
81 yến £ 8,1 tấn
Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Rút kinh nghiệm 
Toán
Tiết :43 	 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Ôn tập về bảng đơn vị đo diện tích; Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng.
Biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân (dạng đơn giản).
ĐỒ DÙNG DẠYHỌC :
Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích nhưng chưa điền tên các đơn vị. 
CÁC HOẠT ĐỘNG :
Kiểm tra bài cũ.
Sửa bài tập 1, 2 / 54 (VBT)
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tập về các đơn vị đo diện tích.
Mục tiêu: Ôn tập về bảng đơn vị đo diện tích, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng.
a) Bảng đơn vị đo diện tích .
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. 
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến để có bảng như sau:
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam 2
m2
dm2
cm2
mm2
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.
GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và mét vuông với đề-ca-mét vuông. 
- GV viết 1m2 = 100 dm 2 = dam 2
vào cột mét vuông.
- GV tiến hành tương tự với các đơn vị đo diện tích khác để làm thành bảng đơn vị đo diện tích như SGK.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền kề.
c) Quan hệ giữa cá đơn vị đo diện tích thông dụng.
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km2, ha với m2. Quan hệ giữa km2 và ha
- HS nêu 
1m2 = 100 dm 2 = dam 2
- HS nêu:
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng ( 0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Một số HS lần lượt nêu trước lớp:
1 km2 = 1 000 000 m2
1 ha = 10 000 m2 
1 km2 = 100 ha
1 ha = km2 = 0, 01 km2 
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Mục tiêu: Biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
a) Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm:
3 m2 5 dm2 =  m2
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
b) Ví dụ 2:
- GV tổ chức cho HS cả lớp làm ví dụ 2 tương tự như cách tổ chức làm ví dụ 1.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý kiến cho nhau và thống nhất cách làm:
3 m2 5 dm2 =  m2
3 m2 5 dm2 = 3m2 = 3,05 m2
Vậy 3 m2 5 dm2 = 3,05 m2
- HS thảo luận và thống nhất cách làm:
42 dm2 = m2 = 0,42 m2
Vậy 42 dm2 = 0,42 m2 
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: HS biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
·Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
à GV chú ý đến HS chậm yếu còn lúng túng khi làm bài, hướng dẫn cụ thể hơn
- GV nhận xét và cho điểm HS.
·Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
à HS yếu không làm bài 2b, d
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm HS.
·Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề toán, sau đó yêu cầu tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
56 dm2 = m2 = 0,56 m2
17 dm2 23 cm2 = 17 dm2 = 17,23 dm2
- Bài yêu cầu chúng ta viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân có đơn vị cho trước.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
1654 m2 = ha = 0,1654 ha 
- Các bài còn lại làm tương tự.
- HS nhận xét bài làm của bạn. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
a) 5,34 km2 = 5 km2 = 5 km2 34 ha
 = 534 ha
- 1HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
Củng cố dặn dò
Củng cố:
ñGhi Đ hoặc S 
3 hm2 4 dam2 = 3,4 ha £ 
23 m2 9 dm2 = 23,09 m2 £ 
4,4 km2 = 440 ha £ 
4,8 dam2 = 48 m2 £ 
Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Rút kinh nghiệm 
Toán
Tiết :44 Luyện tập chung
MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về:
Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Giải bài toán có liên quan đến số đo độ dài và diện tích của một hình.
ĐỒ DÙNG DẠYHỌC :
Bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG :
Kiểm tra bài cũ.
Sửa bài tập 4 / 54 (VBT)
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Làm bài tập 1.
Mục tiêu: Củng cố về viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hai đơn vị đo độ dài tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV yêu cầu HS làm bài 
à HS yếu không làm bài 1 c.
-  ... iến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
+ Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
+ Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gợi ý HS câu hỏi để làm bài.
+ Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống?
+ Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào?
- Gọi HS viết vào bảng phụ dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
_ Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
- Nhận xét, sửa chữa cho điểm những HS thuyết trình đạt yêu cầu.
- 1HS đọc thhành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình.
+ Bài tập yêu cầu thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao. 
- HS suy nghĩ làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào giấy khổ to.
- Gọi HS đọc bài, nhận xét, sửa chữa.
Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm 
Thứ , ngày tháng năm 
Tiết :17 Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tt)
MỤC TIÊU :
Biết cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi HS.
-Biết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể khi thuyết trình, tranh luận.
GD kĩ năng : Thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận, diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bài tập 3a viết sẵn vào bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG :
Kiểm tra bài cũ.
Gọi 3HS đọc phần mở bài gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng của mình.
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Làm bài tập 1
Mục tiêu: Nắm lại nội dung bài “Cái gì quý nhất” và biết có thái độ tôn trọng người khác khi tranh luận.
Tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- Nêu từng câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. Gọi HS khác bổ sung, sửa chữa. 
+ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận vấn đề gì?
+ Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn công nhận điều gì?
+ Thầy đã lập luận như thế nào?
+ Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
- Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì?
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trình bày, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Kết luận: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí do để bảo vệ ý kiến một cách lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
HOẠT ĐỘNG 2 : Làm bài tập 2
Mục tiêu: HS biết khi thuyết trình, tranh luận cần nêu các lí do đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình.
Tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm để thực hiện yêu cầu của bài.
- HS phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng HS phát biểu.
- 2HS tiếp nối nhau đọc.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành nhóm cùng trao đổi, đóng vai các bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến của mình trong nhóm.
- 3HS tiếp nối nhau phát biểu 
HOẠT ĐỘNG 3 : Làm bài tập 3
Mục tiêu: HS biết các điều kiện khi thuyết trình, tranh luận.
Tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
a) Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm:
Đánh dấu vào những điều kiện cần có khi tham gia tranh luận, sau đó xếp chúng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3  Sau đó trao đổi tìm câu trả lời cho ý b.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV đánh dấu câu trả lời theo thứ tự riêng vào bảng phụ.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
-2 HS tiếp nối nhau đọc.
a) 4HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, làm bài.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung sau đó đi đến thống nhất:
1) Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
2) Phải có ý kiến riếng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
3) Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng .
- Lắng nghe
b) HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Thái độ ôn tồn, vui vẻ.
- Lời nói đủ nghe.
- Tôn trọng người nghe.
- Không nên nóng nảy.
- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Không nên bảo thủ, cố tình cho ý kiến của mình là đúng.
Kết luận: Để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự chúng ta phải có lời nói to vừa phải, đủ nghe, thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe.
Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau “ Luyện tập thuyết trình, tranh luận (TT)”
Rút kinh nghiệm 
Tiết :9 Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
MỤC TIÊU :
Chọn được câu chuyện có nội dung về một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác.
Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết sẵn đề bài.
Bảng phụ viết sẵn gợi ý 2.
HS chuẩn bị tranh ảnh về cảnh đẹp mà mình định kể.
CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1)Kiểm tra bài cũ.
2 HS kể lại một câu chuyện em được nghe, được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
2Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn kể chuyện.
Mục tiêu: HS xác định đúng, chọn đúng câu chuyện có nội dung kể về một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.
Tiến hành:
- HS đọc đề bài.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Đi thăm cảnh đẹp
- Kể về một chuyến đi tham quan em cần kể những gì?
- Câu chuyện mà các em kể là những câu chuyện có thật. Cảnh đẹp mà em đi thăm cũng có thể là cảnh đẹp nổi tiếng, được nhiều người biết đến: Hạ Long, Cát Bà, Lăng Bác, Sa Pa hoặc những cảnh đẹp ở địa phương em: một ngôi chùa, một lần em về quê. Em hãy kể về chuyến đi đó để người nghe có thể hình dung được hành trình của em và cảnh đẹp mà em đến thăm.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK. 
- Treo bảng phụ có gợi ý 2.
- GV yêu cầu : Hãy giới thiệu về chuyến tham quan của em cho các bạn nghe.
- 2 HS đọc.
- Đề bài yêu cầu kể lại chuyện một lần em được đi thăm cảnh đẹp.
- Em kể về chuyến đi thăm cảnh đẹp ở đâu? Vào thời gian nào? Em đi thăm cảnh đẹp với ai? Chuyến đó diễn ra như thế nào? Cảm nghĩ của em sau chuyến đi đó.
- 2HS tiếp nối nhau đọc.
- 1HS đọc gợi ý 2.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
HOẠT ĐỘNG 2 : HS kể.
Mục tiêu: HS kể được câu chuyện cho bạn mình nghe.
Tiến hành:
ñKể trong nhóm:
- Chia HS thành nhóm, yêu cầu các em dùng tranh ảnh minh hoạ để kể về chuyến đi tham quan cảnh đẹp của mình..
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm để thực hiện yêu cầu của bài.
ñKể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về việc làm, cảnh vật, cảm xúc của bạn sau chuyến đi.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm 6 em.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành nhóm cùng trao đổi, đóng vai các bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến của mình trong nhóm.
- 3HS tiếp nối nhau phát biểu 
- 7 ® 10 HS tham gia thi kể chuyện.
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bạn kể chuyện.
Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: - Về nhà xem tranh.
- Chuẩn bị câu chuyện “Người đi săn và con nai”
Rút kinh nghiệm 
Tiết :9 Kể chuyện
 Ôn tập
I.MỤC TIÊU : 
•Rèn kĩ năng nói:
- Biết kề tự nhiên, bằng lời nói của mình một câu chuyện đã nghe và đã đọc, nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.	 
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1)Kiểm tra bài cũ.
2 HS kể lại một câu chuyện em được nghe, được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 -2Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1 : Kể theo tổ 
ô Mục tiêu:. Học sinh tự kể cho nhau nghe về câu chuyện mình sưu tầm được .
- Theo dõi nội các câu chuyện có phù hợp với ý thức bảo vệ thiên nhiên , môi trường .
- Giáo viên giáo dục ý nghĩa của từng câu chuyện mà học sinh đã kể .
- GV nhận xét từng thành viên trong tổ .
- Tổ trưởng điều khiển các bạn trong tổ 
- Lần lượt các học sinh kể trong tổ mình 
- Các bạn nêu ý nghĩa câu chuyện 
- các bạn nhận xét đánh giá .
HOẠT ĐỘNG 2 : HS kể.trước lớp 
Mục tiêu: HS kể được câu chuyện cho bạn mình nghe.
Tiến hành:
ñKể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về việc làm, cảnh vật, nhân vật và cảm xúc của bạn 
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- 7 ® 10 HS tham gia thi kể chuyện.
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bạn kể chuyện.
Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm 
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 5
Ngày 28 tháng 9 năm 2012
I.Mục tiêu : Học sinh biết 
Ưu điểm , khuyết điểm của bản thân , của tổ và của lớp trong tuần 5.
Nội dung công việc phải làm ở tuần 6 
Giáo dục ý thức học tập , gìn giữ vệ sinh lớp học , trường học .
Giáo dục học sinh 5 nhiệm vụ của học sinh .
II. Lên lớp : 
Hoạt động 1 : * Nhận định , đánh giá hoạt động tuần 5: 
+ Hạnh kiểm : Ngoan ngoãn chấp hành đúng nội quy của nhà trường , chưa có hành vi xấu xảy ra .
+ Văn hóa: Việc học bài trước khi đến lớp có tiến bộ nhiều so với tuần trước . Tỉ lệ điểm 10 có tiến bộ . Học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài . Tuy nhiên về chính tả học sinh vẫn còn tồn tại các lỗi thường xảy ra . Một số em viết văn ý nghèo nào , diễn đạt lủng củng .
+Thể chất : Xếp hàng nghiêm túc, thể dục khá đều . Ăn mặc gọn gàng , sức khỏe tốt. Vui Trng thu phấn khởi , thích thú .
+ Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ , trang trí phù hợp 
Nhận xét thi đua giữa các tổ 
Tổ 1 : Học sinh phát biểu tốt , xếp hàng nhanh nhẹn , bị điển trừ : Xếp loại : A
Tổ 2 : Học sinh phát biểu tốt , xếp hàng chưa tốt : Xếp loại B
Tổ 3 : Học sinh ít phát biểu , nề nếp chưa tốt : Xếp loại B
Hoạt động 2 : Giáo dục các em về ATGT
	Giáo viên hướng dẫn các biển báo ở đoạn đường thộc địa bàn trường Tiểu học Lê Lai 
Hoạt động 3 : Nội dung công việc tuần 6
	- Giáo dục về ATGT
	- Chấm chữa bài cho học sinh yếu , Phụ đạo học sinh yếu thứ 2,4,6
	- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi thứ 3,5
	- Rèn các học sinh cá biệt 
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
Hoạt động 4 : Vui chơi , văn nghệ , Kể chuyện, tuyên dương 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 9(2).doc