I. MỤC TIÊU :
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ một số hình đã học. - Bài tập : 1
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Thứ hai, ngày 28 tháng 1 năm 2013 TOÁN : LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU : - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ một số hình đã học. - Bài tập : 1 II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT DỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Bài cũ : - Bài 2 - Nhạn xét, ghi điểm 2) Bài mới : HĐ1 GTB, ghi bảng HĐ2 * Giới thiệu cách tính : - Ví dụ SGK trang 103. Từ ví dụ hình thành quy trình tính như sau : + Chia hình đã cho thành các hình đã học. + Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. + Tính diện tích của từng hình nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất. HĐ3 Thực hành : Bài 1 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu - HDHS chia hình đó thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích mảnh đất. 3,5m 3,5m 3,5m 3,5m 6,5m 4,2m * Giao Bài 2 / 23 cho HSG - HDHS chia khu đất thành ba hình chữ nhật. Cũng có thể chia cách khác để tính. 40,5m 50m 50m 40,5m 30m 100,5m 3) Củng cố : - Nối cột A với cột B A B 1 . S ( HCN) 1. cạnh x cạnh 2. S ( HV ) 2. dài x rộng 4. Dặn dò : NX tiết học, chuẩn bị bài sau. - HS nêu công thức tính diện tích. - Nghe - 2 em đọc ví dụ - Thảo luận và nêu các bước thực hiện : - Chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật - Hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m. - Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất - 1 em nêu yêu cầu - 1 em làm ở bảng, cả lớp làm vào vở Giải : Diện tích mảnh đất hình chữ nhật nằm ngang là : (3,5 + 4,2 + 3,5) x 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật đứng là : 4,2 x 6,5 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất đó là : 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số : 66,5m2 + Hình chữ nhật có kích thước 141m và 80m bao phủ khu đất. + Khu đất đã cho chính là khu đất hình chữ nhật được khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở hai góc trên bên phải và góc dưới bên trái. + diện tích của khu đất bằng diện tích khu đất HCN lớn trừ đi diện tích của hai khu đất HCN nhỏ trên. KHOA HỌC : NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU : - Nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và trong sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện. - GD SD& TKNL: Tác dụng của NL mặt trời trong tự nhiên. Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người có sử dụng NL mặt trời. - GD biển, đảo: Tài nguyên biển: cảnh đẹp vùng biển, tài nguyên muối biển. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Bài cũ : - Muốn làm cho các vật xụng quanh biến đổi cần có gì ? - Nói tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người,động vật, máy móc - Nhận xét, ghi điểm 2) Bài mới : a) GTB: b) Tìm hiểu HĐ1 : Thảo luận * Mục tiêu : Học sinh nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. - Yêu cầu TL nhóm 5: + Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào ? + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối sự sống ? + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu. - Cung cấp thêm : than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các năng lượng này là mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được. - GD biển, đảo: Tài nguyên biển: cảnh đẹp vùng biển, tài nguyên muối biển. HĐ2 : Quan sát và thảo luận * Mục tiêu : HS kể được một số phương tiện máy móc, hoạt động, ... của con người sử dụng năng lượng mặt trời. - Giới thiệu cho HS xem máy tính bỏ túi sử dụng bằng năng lượng mặt trời. * Liên hệ việc phơi quần áo, phơi lúa, ngô. Bếp đun bằng năng lượng mặt trời, máy nước nóng được sử dụng bằng năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch. - GD SD& TKNL: Tác dụng của NL mặt trời trong tự nhiên. Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người có sử dụng NL mặt trời. 3. Củng cố : Trò chơi - Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời. 4. Dặn dò : NX tiết học, Chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - Nghe - TL nhóm 5, trình bày + ... ánh sáng và nhiệt. + Vai trò của MT : chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cây cối phát triển, ... + ... gây ra nắng, mưa, gió, bão, ... trên trái đất. - Nhóm 2, sau đó hoạt động cả lớp : + kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. + Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. + Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương. - 2 nhóm tham gia + Các nhóm thi ghi những vai trò, ứng dụng của MT đối với sự sống trên trái đất. Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013 ÂM NHẠC Học hát bài : TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC I/Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và lời ca - HS biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - HS biết tác giả bài hát là Hàn Ngọc Bích - GD đ.đ HCM: GD lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II/Chuẩn bị: Bảng phụ chép lời của bài hát. Đàn , nhạc cụ gõ. Tranh Lăng Bác Hồ III/Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mở đầu. - Bài cũ: Bài TĐN số 5 - Giới thiệu bài học: + Khi đến thủ đô Hà Nội mọi người thường đi thăm viếng những nơi nào? + Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích và bài hát Tre ngà bên Lăng Bác. 2/ Phần hoạt động: a/ Hoạt động 1: Học hát bài Tre ngà bên Lăng Bác - GV hát mẫu cho HS nghe. - HS đọc lời ca theo tiết tấu bài. - Cho HS khởi động giọng - Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích. Đánh dấu những tiếng có dấu luyến + Chú ý những tiếng có dấu luyến/ b/ Hoạt động 2: Ôn luyện - HS tập hát đến khi thuộc - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/8 Bên Lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà X X X X - Cho HS hát dãy bàn, cá nhân - Chon 2 HS khá, giỏi lên hát đơn ca 3/ Phần kết thúc. - Đặt câu hỏi: Bài hát này do ai sáng tác? - GD đ.đ HCM: GD lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Vài HS thực hiện - Rất nhiều nơi, trong đó có Lăng Bác Hồ *MT: HS biết hát theo giai điệu và lời ca - HS lắng nghe - HS đọc lời ca. - Khởi động giọng - HS hát theo h/dẫn của GV. +Chú ý những tiếng có dấu luyến *MT: HS biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - HS thực hiện. - HS hát theo dãy bàn, nhóm, cá nhân - HS trình bày trước lớp - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ. MĨ THUẬT Tập nặn tạo dáng. Đề tài tự chọn I. Mục tiêu - HS biết cách nặn các hình có khối. - HS tập nặn một dáng người hoặc dáng con vật đơn giản. - HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động. II. Chuẩn bị. - GV : SGK,SGV - Chuẩn bị một một số tượng - HS : đất nặn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài và ghi tựa Hs quan sát Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét GV : HS quan sát một số dáng người qua các bức tượng + GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay.) + Gợi ý h\s cách nêu hình dạng của từng bộ phận + Nêu một số dáng hoạt động của con người Hs quan sát và nêu nhận xét Hoạt động 2: Cách nặn GV hướng dẫn hs cách nặn như sau: + Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau Hoat động 3: Thực hành HS lắng nghe và thực hiện H\s thực hiện nặn theo hướng dẫn + Hs có thể chọn hình định nặn (người hoặc con vật) Nặn theo cá nhân. Gợi ý, bổ sung cho từng học sinh, về cách nặn và tạo dáng Hs thực hiện GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bài phong phú và đa dạng Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động. GV nhận xét chung tiết học Khen ngợi những cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài nặn đẹp. Nhắc hs sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo. Hs lắng nghe TẬP ĐỌC : TRÍ DŨNG SONG TOÀN I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết đọc diễn cảm bài văn, phân biệt được lời các nhân vật. - Hiểu: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước. (Trả lời được câu hỏi trong SGK) - KNS : Kĩ năng tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc. II/ ĐDDH : Bảng phụ câu dài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Kiểm tra bài cũ : 3 em đọc bài “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”, trả lời CH 1,2,3 - Nhận xét, ghi điểm - HS trả lời. 2) Bài mới : HĐ1 :Giới thiệu bài : - HS lắng nghe. HĐ2 Luyện đọc : - Gọi Thảo, Hồng, Trinh đọc bài - Yêu cầu đọc thầm - Yêu cầu đọc truyền điện - 3 em đọc, cả lớp theo dõi SGK - Cả lớp đọc thầm - Đọc 1 lượt, luyện đọc từ sai ( nếu có) - Đọc 2 lượt, kết hợp đọc từ chú giải - Đọc mẫu HĐ3 Tìm hiểu bài : - Nghe - Gọi HS đọc - HS đọc, lớp theo dõi - Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ? - Yêu cầu thảo luận nhóm 2, trả lời. - Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ? * Câu Hôm nay là ngày giỗ của cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có nhà để cúng giỗ là câu đơn hay câu ghép ? - Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ? - Vì sao có thể nói ông giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? * Tìm từ đồng nghĩa với từ anh hùng - KNS : Kĩ năng tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc. - Thảo luận, trả lời - Câu ghép - Mắc mưu phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông, nay còn lấy việc quân đội của cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm hại bên sông Bạch Đằng để đối lại. * Dũng cảm HĐ4 : Luyện đọc lại - Luyện đọc câu - Luyện đọc theo nhóm 4 - Thi đọc 3) Củng cố : - Vì sao có thể nói ông giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? A. Vì ông dũng cảm đối lại câu đối của vua nhà Minh. B. Vì ông dùng trí tuệ buộc vua nhà Minh bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng C. Cả 2 ý trên đều đúng - Cá nhân, đồng thanh - Luyện đọc nhóm 4 - Mỗi nhóm 1 em 4. Dặn dò : Đọc bài Toán : LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU : - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. - BT cần làm: 1 II. CHUẨN BỊ - GV : Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK. - HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT DỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1)Bài cũ : Yêu cầu HS làm BT2 - Nhận xét, ghi điểm 2) Bài mới ... lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung quốc ? + Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc ? +Nêu nét nổi bật của địa hình Trung quốc ? +Nêu các sản phẩm nổi bật của Trung Quốc ? + Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành. - Tích hợp GD MT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất. * HĐ4 : Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam - Chia thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được. + Nhóm Lào: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào. + Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam - pu - chia. + Nhóm Trung quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung Quốc. 4) Củng cố, dặn dò - Đọc phần ghi nhớ SGK/109 - NX tiết học, chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - 1 em lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu: + Trung Quốc ở phía Bắc nước ta. + Lào ở phía Tây Bắc nước ta. + Cam-pu-chia ở phía Tây Nam nước ta. - Nghe - TL nhóm 5, và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình. - Một số nhóm trình bày + Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào, Thái Lan ; phía Đông giáp với Việt Nam ; phía Nam giáp biển và phía Tây giáp với Thái Lan. +Thủ đô Cam-pu-chia là Phnôm Pênh. + Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500 m. + Dân cư Cam-Pu-chia tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Cam-pu-chia là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt. + Vì giữa Cam-pu-chia là Biển Hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như " biển" có trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn. + Người dân Cam-pu-chia chủ yếu là theo đạo phật. Cam-pu-chia có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Cam-pu-chia được gọi là đất nước chùa tháp. - TL nhóm 2 - Một so em trả lời + Lào nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung quốc ; phía Đông và Đông Bắc giáp với Việt Nam ; phía Nam giáp Cam-pu-chia ; phía Tây giáp với Thái Lan ; phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma, nước lào không giáp biển + Thủ đô của Lào là Viêng Chăn. + Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. + Các sản phẩm của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo. + Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật - Tìm hiểu, trả lời + Trung quốc trong khu vực Đông Á. Trung quốc có chung biên giới với nhiều quốc gia như Mông cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Ấn Độ, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Phía Đông giáp Thái Bình Dương. + Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh. + Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới. + Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Phía Đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển. + Từ xa xưa đất nước Trung quốc đã nổi tiếng với chè, gốm sứ, tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung quốc đang phát triển rất mạnh. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô......... + Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (trên 2000 năm trước đây) để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm nên Trường Thành ngày càng dài. Tổng chiều dài của Vạn lí Trường Thành là 6700 km. Hiện nay đây là 1 khu du lịch nổi tiếng. - HS làm việc theo nhóm. + Trình bày tranh ảnh, thông tin của nhóm mình. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013 Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I/ MỤC TIÊU - Chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3) ; biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4). - HS khá, giỏi giải thích được lí do vì sao chọn quan hệ từ ở BT3 ; làm được toàn bộ BT4 - ND điều chỉnh: Bỏ phần Nhận xét và ghi nhớ, Không làm bài tập 1, 2. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2) Kiểm tra bài cũ : - Đọc đoạn văn BT3/ 16 VBT. 3/ Bài mới : HĐ1 : GTB, ghi bảng HĐ2 luyện tập : * Bài 3 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu ở bảng phụ - Yêu cầu TL nhóm 2, làm vào vở BT * HS, khá, giỏi: Giải thích vì sao chọn quan hệ từ ở BT3 * Bài 4 - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Cả lớp làm 2 câu, HSG làm cả bài - Gọi 1 số em trình bày - HS khá, giỏi: làm được toàn bộ BT4 4/ Củng cố : Chọn vế câu phù hợp để hoàn thành câu ghép sau: Vì Hiền Vi chăm chỉ luyện tập... A. nên Hiền Vi viết chữ đẹp nhất lớp. B. nên nó bị đau bụng. C. nên bạn ấy vẫn chưa biết đi xe đạp. 5/ Dặn dò : Hoàn thành bài tập - Nghe - 1 em đọc đề - Thảo luận, làm bài, bảng phụ - Một số em trình bày a. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. b. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu. - Vì từ : “tại” gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, từ “nhờ” gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt. - 1 em nêu - TL nhóm 2, làm vào vở. - Một số em trình bày a)+ Vì bạn Dũng không thuộc bài, cả tổ mất điểm thi đua. + Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị cô chê. + Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém. b) Do nó chủ quan nên nó bị điểm kém. + Do nó chủ quan nên nó bị ngã. + Do nó chủ quan, nó bị lạc mọi người. c) Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập. + Do kiên trì nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập. A. TOÁN : DIỆN TÍCH XUNG QUANH, DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU : - Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Làm BT1 II. ĐỒ DÙNG : Hình hộp chữ nhật, hình lập phương. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẨY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Bài cũ : - Bài 2 - Nhận xét, ghi điểm 2) Bài mới : HĐ1 : GTB, ghi bảng HĐ2 : * Hình thành khái niệm, cách tính S xung quanh, S toàn phần của hình hộp chữ nhật : + Giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả HS quan sát. + HDHS giải bài toán/ SGK. HĐ3 : Thực hành Bài 1 : - Gọi 1 em đọc đề - Yêu cầu TL nhóm 2 + Bút đàm, tìm hiểu đề + Giải vào vở * Giao bài 2 cho HSG 3) Củng cố : Một HHCN có CD 3m, CR 2m, chiều cao 4m. Vậy DT TP của HHCN đó là : A. 40 m2 B. 46 m2 C. 52 m2 D. 240 m2 4) Dặn dò : BTVN : bài 2/ SGK. - Nghe - Quan sát mô hình hình hộp chữ nhật khai triển, từ đó đưa ra cách tính S xung quanh, S toàn phần của hình hộp chữ nhật. - 1 em đọc đề. - Gạch chân đề toán. - HS TL, giải vào vở. Vài em trình bày kết quả : - Hiếu làm ở bảng : Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là : (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (dm2) Diện tích 2 mặt đáy của hình hộp chữ nhật là : 5 x 4 x 2 = 40 (dm2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là : 54 + 40 = 94 (dm2) * HSG làm bài C Tập làm văn : TẢ NGƯỜI (Trả bài) I. Mục đích, yêu cầu - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát, lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người. - Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi các đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, của HS cần chữa trước lớp. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS trình bày chương trình hoạt động đã viết lại ở nhà. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Tiết Trả bài văn tả người sẽ giúp các em rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát, lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày cũng như biết tự sửa lỗi trong bài văn tả người đã viết. - Ghi bảng tựa bài. * Nhận xét về kết quả bài làm của học sinh - Treo bảng phụ ghi đề bài và các lỗi điển hình. - Nhận xét chung về kết quả bài làm: + Những ưu điểm chính về các mặt: xác định yêu cầu của đề bài, bố cục, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày, minh họa bằng những đoạn văn, bài văn hay. + Những thiếu sót, hạn chế của các mặt nói trên và minh họa bằng vài ví dụ để rút kinh nghiệm. - Thông báo điểm số cụ thể. * Hướng dẫn chữa bài - Hướng dẫn chữa lỗi chung: + Chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng. + Yêu cầu chữa lần lượt từng lỗi trên bảng. + Yêu cầu trao đổi về lỗi đã chữa trên bảng và chữa lại bằng phấn màu cho đúng. - Hướng dẫn chữa lỗi trong bài: + Phát bài, yêu cầu đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi và tự chữa lỗi trong bài. + Yêu cầu rà soát việc chữa lỗi theo nhóm đôi. + Theo dõi kiểm tra việc chữa lỗi. - Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay: + Đọc lần lượt một số đoạn văn, bài văn hay kết hợp với việc hướng dẫn tìm ra cái hay, cái đúng trong từng đoạn văn, bài văn. Từ đó, các em rút kinh nghiệm cho bài văn của mình. - Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn: + Yêu cầu chọn một đoạn văn chưa đạt để viết lại. + Yêu cầu trình bày đoạn văn đã viết lại. + Nhận xét, ghi điểm cho những đoạn văn viết tốt. 4/ Củng cố Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn cũng như học tập được cái hay, cái đúng trong các đoạn văn, bài văn, các em sẽ vận dụng được vào bài viết của mình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Hoàn chỉnh bài văn chưa đạt ở nhà. - Xem lại kiến thức đã học về văn kể chuyện ở lớp Bốn để chuẩn bị tiết Ôn tập văn kể chuyện. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài. - Quan sát và chú ý. - Theo dõi và chú ý. - Quan sát và chú ý. - Xung phong chữa lỗi trên bảng. - Trao đổi về lỗi đã chữa. - Nhận bài và thực hiện theo yêu cầu. - Trao đổi bài với bạn ngồi cạnh để soát việc chữa lỗi. - Lắng nghe và chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, góp ý. SINH HOẠT LỚP TUẦN 21 I. Mục tiêu - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần - Biết được phương hướng hoạt động của tuần sau. II. Kế hoạch sinh hoạt - Lớp trưởng đánh giá chung Cả lớp bổ sung đánh giá Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần Các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ em yêu thích nhất. Phương hướng hoạt động cho tuần 21: + Vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, lớp học để phòng tránh các loại bệnh nguy hiễm như: tai chân miệng, sốt xuất huyết. + Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. + Tập thể dục giữa giờ theo bài tập của Đội. + Thực hiện tốt luật an toàn giao thông. III. Biện pháp thực hiện: - Rút kinh nghiệm của từng tổ, từng em sau một tuần học. - Tổ phân công bạn trực nhật vệ sinh trường lớp cụ thể. IV. Nhận xét và rút kinh nghiệm trong tuần: Tổ trưởng Duyệt của BGH Ngày: .. Tổ phó Ngày: .. Phó Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: