I. MỤC TIÊU:
1. KT: Giúp HS: Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
2. KN: - Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
3. TĐ: Giáo dục hs có ý thức học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Soạn: Giảng: Tuần 12 toán (tiết 56) Nhân một số thập phân với 10,100,1000... I. Mục tiêu: 1. KT: Giúp HS: Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000, 2. KN: - Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 3. TĐ: Giáo dục hs có ý thức học toán. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A.ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’): - Yêu cầu học sinh tính: 2,3 x 7 56,02 x 4 4,6 x 15 1,234 x 8 - GV nhận xét, ghi điểm. C. Bài mới (32’): Giáo viên TG(P) Học sinh 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Giảng bài: a) Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ : Thực hiện phép tính 27,867 x10 - GV nhận xét và KL: 27,867 x 10 = 278,67 - Hướng dẫn HS nhận xét rút ra quy tắc nhân nhẩm với 1 STP với 10,100 : + Nêu rõ các thừa số và tích của phép nhân trên. + Nhận xét về thừa số thứ nhất và tích. + Từ đó hãy cho biết làm thế nào để có ngay tích 27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính ? + Vậy khi nhân một STP với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào ? b) Ví dụ 2 : Tương tự ví dụ 1. - Muốn nhân nhẩm 1 STP với 10,100,ta làm ntn? - Yêu cầu HS làm ví dụ minh họa : 1,2 x 100 = ? 3. Thực hành: Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài - GV chữa bài và củng cố : Cách nhân nhẩm với 10,100.. Bài 2: - Gọi hs đọc yc. - Yêu cầu HS làm bài - GV chữa bài và củng cố : Cách viết số đo độ dài dưới dạng STP. 1 16 15 - HS nghe và ghi vở. - 1 HS lên bảng, lớp làm ra nháp. - HS trả lời. - HS làm như VD1 - 3 HS nhắc lại - 1hs nêu. - HS đọc đề bài. - HS làm vào vở, sau đó 3 HS làm bảng - Nx và lắng nghe. - Đọc yc - HS làm bài, 1 HS lên bảng. - Nx và lắng nghe. D.Củng cố, dặn dò (3’): - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học - Dặn hs về nhà: Thuộc ghi nhớ, làm BT ở VBT- 70; Chuẩn bị cho tiết tiếp theo: Luyện tập. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** Tập đọc ( tiết 23 ) Mùa thảo quả I. mục tiêu : 1. KT-KN: - Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả. - Hiểu các từ trong bài và thấy được: vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. 2. TĐ: Giáo dục HS yêu cảnh rừng và có ý thức bảo vệ rừng. II. đồ dùng dạy học : Tranh minh họa bài đọc trong SGK, băng giấy ghi nội dung bài và đoạn luyện đọc diễn cảm. III. các hoạt động dạy học : A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’): - GV gọi HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời : + Vì sao tác giả lại day dứt về cái chết của con chim sẻ ? + Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ? - GV nhận xét, đánh giá. C. Dạy bài mới (32’): Giáo viên TG(P) Học sinh 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc : - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 3 phần của bài. GV kết hợp sửa phát âm cho HS và hướng dẫn HS: + Lần 1 : phát âm : Đản Khao, lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, Chin San, chín nục, + Lần 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải. - GV đọc mẫu. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? + Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ? + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh . + Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? + Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ? - GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS. - Yc hs nêu ND của bài. 4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm : - Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài. - GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài. - Tổ chức cho HS luyện, thi đọc diễn cảm đoạn 2: + GV đọc mẫu. + HS nêu từ cần nhấn giọng. + Gọi 1 HS đọc diễn cảm đoạn 2. + Yêu cầu cả lớp đọc theo cặp và thi đọc. 1 11 10 10 - HS nghe và ghi vở. - 1HS đọc, lớp theo dõi. - Mỗi lượt 3 HS đọc.Kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ. - HS theo dõi. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - HS trả lời và ghi vở. - 3 HS đọc. - HS trả lời và thể hiện - HS nghe. - HS trả lời. - 1 HS đọc. - Lớp đọc theo cặp và thi đọc. D. Củng cố, dặn dò (3’): - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài văn . - Nhận xét giờ học - dặn dò: Về nhà ôn lại bài, thuộc ND, trả lời tốt các câu hỏi của bài; Chuẩn bị bài: Hành trình của bầy ong. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** Khoa Học ( tiết 23) Sắt, gang, thép I. mục tiêu: 1. KT: Sau bài học HS có khả năng : - Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. - Kể tên một số dụng cụ, máy, móc, đồ dùng được làm từ gang, hoăc thép. 2. KN: Có kn bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. 3. TĐ: Có ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ dùng bằng sắt, gang, thép có trong gia đình. II. đồ dùng dạy học : - Các hình trang 48, 49 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang và thép. III. các hoạt động dạy học : A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’): - Gọi HS trả lời: + Kể tên một số đồ dùng được làm từ mây, tre,song? + Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm từ mây, tre, song? - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới (32’): Giáo viên TG(P) Học sinh 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : a) Nguồn gốc và tính chất : - Yêu cầu HS làm việc cá nhân : Đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi : + Trong thiên nhiên sắt có từ đâu? + Gang, thép có thành phần nào chung? + Gang, thép khác nhau ở điểm nào? - Gọi HS trình bày bài làm của mình - Cho hs nhận xét - kết luận: Sắt có trong thiên thạch và trong các quặng sắt. Gang và thép đều là hợp kim của sắt. Gang cứng, giòn. Thép cứng, bền, dẻo. b) Tác dụng và cách bảo quản: - GV nêu :Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt, thực chất được làm bằng thép. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi : quan sát các hình trang 48, 49 SGK và cho biết gang, thép dùng để làm gì ? - Hỏi : + Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà em biết ? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang thép có trong nhà em ? - GV nhận xét và kết luận: SGV (Trang 93 ) - Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết”. 1 15 12 - HS nghe và ghi vở. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - 3, 4 HS trình bày - NX bổ sung. - Nghe - HS nghe - HS thảo luận nhóm 2 và trình bày. - HS trả lời câu hỏi. - Nghe - 2 HS đọc D. Củng cố, dặn dò (32’): - Nhận xét giờ học - Dặn dò: VN ôn bài và thực hiện bảo quản các đồ dùng bằng gang và thép trong gia đình; Chuẩn bị bài: Đồng và hợp kim của đồng. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** Đạo đức ( tiết 12 ) Kính già, yêu trẻ (t1/2) I. Mục Tiêu 1. KT: Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ. 2. KN: Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. 3. TĐ: Tôn trọng yêu quí, thân thiện với người già, em nhỏ. 4. KNS: - Kĩ năng tư duy phờ phỏn (biết phờ phỏn, đỏnh giỏ những quan niệm sai, những hành vi ứng xử khụng phự hợp với người già và trẻ em. - Kĩ năng ra quyết định phự hợp trong cỏc tỡnh huống cú liờn quan tới người già, trẻ em. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, người xó hội. II. Đồ dùng: Đồ dùng để chơi đóng vai cho HĐ tiết 1. III. Các hoạt động dạy học: A. ổm định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’): - Bạn thân của em là ai? Con đã làm gì để em và bạn ấy thân nhau? - GV nhận xét đánh giá. C. Dạy bài mới (30’): Giáo viên TG(P) Học sinh 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên đầu bài. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Tìm hiểu nội dung truyện sau cơn mưa. - GV kể chuyện ( Nếu có điều kiện thì nên cho HS chuẩn bị để đóng vai minh hoạ nội dung truyện). - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi : + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ? + Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện? - GV kết luận: Tôn trọng người già, giúp đỡ các em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự. - Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK trang 20. * Làm bài tập 1 trong SGK - Gọi HS đọc bài tập 1. - Yêu cầu HS làm việc nhóm : Thảo luận, trả lời các câu hỏi trong bài tập 1 . - Gọi 1 nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận, khẳng định ý đúng: a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. 1 18 11 - Nghe và ghi đầu bài - HS lắng nghe - HS trả lời. - Nghe - HS đọc. - 1HS đọc bài tập 1. - Thảo luận nhóm . trình bày , nhóm khác nhận xét . - Lắng nghe D. Củng cố, dặn dò (5’): - Gọi HS đọc những câu tục ngữ, thành ngữ thể nói lên lòng kính già, yêu trẻ. - Em đã làm được những điều nào trong số những điều ở bài tập 1? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - Nhận xét giờ học - Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ, Sưu tầm nhũng câu truyện nói về lòng kính già , yêu trẻ. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** Soạn: Giảng: Thể dục (T 23 ) ôn 5 động tác của bài thể dục; trò chơi “ai nhanh và khéo hơn” I.Mục tiêu: - Ôn 5 động tác của bài thể dục, yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài. - HS chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao trong trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” - Giáo dục HS ý thức luyện tập thường xuyên. II. Chuẩn bị: Sân bãi, còi, kẻ sân trò chơi. III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung TG(P) Phương pháp tổ chức A.Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số, chúc sức khoẻ GV - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu của bài học. - KĐ: xoay các khớp - Kiểm tra: HS tập động tác vặn mình B.Phần cơ bản: - Ôn 5 động tác của bài thể dục đã học - Thi đua giữa các tổ, xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học. - Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” C.Phần kết thúc: Thả lỏng hồi tĩnh Hệ thống bài Giao bài tập về nhà Giải tán 8 22 5 Tập trung 1 hàng dọc Chuyển thành 1 hàng ngang HS xoay các khớp tay, chân, vai - Gọi 4 học sinh lên tập động tác vặn mình, GV quan sát và ghi điểm - Cho cả lớp ôn tập, GV hô lần đầu Lớp trưởng hô để cả lớp tập GV quan sát sửa sai Cho các tổ luyện tập riêng, tổ trưởng hô GV quan sát chung và nhắc nhở các em tập cho tốt - Các tổ trình diễn, tổ nào có nhiều bạn tập đúng động tác và đẹp thì tổ đó thắng . - GV nêu tên trò chơi, cho HS chơi thử sau đó cho HS chơi theo nhóm. GV quan sát sửa sai, nhắc nhở các em thực hiện cho tốt, ... ép tính trong biểu thức 1 22 9 - HS nghe và ghi vở. - 1 HS đọc - Theo dõi - 1HS lên bảng. - 2 HS trả lời. - Đọc nx và công thức - 1 HS đọc - Nghe - Theo dõi - HS làm cá nhân. 2 HS chữa bảng - HS đọc và làm bài 1 HS chữa bảng - Theo dõi D. Củng cố, dặn dò (3’): - Gọi HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân và công thức. - GV nhận xét giờ học - Dặn hs về làm bài ở VBT- 74; Thuộc, viết được công thức của TC kết hợp; CB tiết Luyện tập chung. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** tập làm văn ( tiết 24 ) Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết) I. mục tiêu: 1.KT: - Nhận biết đợc những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Ngời thợ rèn) - Hiểu : Khi quan sát, khi viết một bài văn tả ngời, phải chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. 2. KN: Biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. 3. TĐ: Tích cực tham gia thực hiện các yc của bài trong tiết học. II. đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn. III. các hoạt động dạy học : A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’): - Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả ngời. - GV nhận xét, đánh giá. C. Dạy bài mới (32’): Giáo viên TG(P) Học sinh 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập : Bài 1 : - Goi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để thực hiện yêu cầu của bài : + Đọc kĩ bài văn. + Gạch chân những chi tiết miêu tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, giọng nói. + Viết lại vào giấy các chi tiết đó, có thể diễn đạt bằng lời của mình. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét và kết luận : Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả nên bài văn ngắn gọn mà sống động, bộc lộ tình yêu đối với bà. Bài 2 : - Cách tổ chức tương tự bài tập 1. - Sau khi HS trả lời, GV đưa bảng phụ ghi vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn và gọi một số HS đọc. - Hỏi : + Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả ? + Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn ? - GV kết luận : Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ khiến người này khác biệt hẳn với những người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng. 1 15 16 - HS nghe và ghi vở. - 1 HS đọc - HS làm việc nhóm - trình bày. - Nghe -. HS làm việc nhóm và trình bày. - 3 HS đọc. - HS trả lời - Nghe D. Củng cố, dặn dò (3’): - Mời 1 HS nói tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** lịch sử ( tiết 12 ) Vượt qua tình thế hiểm nghèo. I. Mục tiêu : 1. KT: Học xong bài này, HS biết: - Tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau khi giành được chính quyền. - Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, vượt qua tình thế này như thế nào. 2. KN: Rèn KN ghi nhớ kiến thức trong bài. 3. TĐ: Giáo dục hs có ý thức nghiên cứu bài. II. Đồ dùng dạy học: -Thư Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, nạn thất học. - Các tư liệu về phong trào diệt nạn đói, nạn dốt. III. Các hoạt động dạy học : A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’): - GV gọi HS trả lời câu hỏi sau: + Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 2 - 9 -1945? +Trong buỗi lễ đó, Bác khẳng định điều gì? - GV nhận xét và đánh giá. C. Dạy bài mới (32’): Giáo viên TG(P) Học sinh 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: a)Hoàn cảnh VN sau Cách mạng tháng Tám : - Yc hs đọc sgk “Từ cuối năm 1945 nghìn cân treo sợi tóc” - Vì sao nói “Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc” ? - Hỏi : + Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta ? + Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc” ? b) Những biện pháp giải quyết khó khăn: - Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3 SGK và cho biết: Hình chụp cảnh gì ? - Hỏi : Em hiểu thế nào là bình dân học vụ ? - Yêu cầu HS đọc SGK và ghi lại các việc mà Đ và CP đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt. - Gọi HS nêu ý kiến, GV nhận xét, bổ sung và KL c) ý nghĩa : - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và trả lời: + Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã đẩy lùi khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta ntn ? + Khi lãnh đạo CM vượt qua hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ ntn ? d) Tấm gương Bác Hồ : - Gọi HS đọc đoạn “Bác Hoàng Văn Tí .. cho ai được”. - Yêu cầu HS kể thêm những câu chuyện về Bác trong những ngày cùng toàn dân diệt giặc đói, dốt, ngoại xâm. 1 11 10 5 5 HS nghe và ghi vở. - Đọc sgk “Từ cuối năm 1945 nghìn cân treo sợi tóc” - HS trả lời. - HS quan sát và trả lời. - HS làm việc cá nhân. - HS nêu ý kiến -Trao đổi theo nhóm và trả lời: - 1 HS đọc. - Một số HS kể. D. Củng cố, dặn dò (3’): - Cho hs đọc ghi nhớ của bài - Nhận xét giờ học. - Dặn hs về học bài, trả lời tốt 2 câu hỏi cuối bài; Chuẩn bị bài: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** AÂm nhaùc (T12) Hoùc haựt baứi: ệễÙC Mễ. A.MUẽC TIEÂU: (giuựp hoùc sinh) -Bieỏt ủaõy laứ baứi haựt nửụực ngoaứi.Bieỏt haựt theo giai ủieọu vaứ lụứi ca. -Bieỏt haựt keỏt hụùp voó tay hoaởc goừ ủeọm theo baứi haựt. -Bieỏt ủaọy laứ baứi haựt Trung Quoỏc,do Hoứa An vieỏt lụứi vieọt. -Bieỏt goừ ủeọm theo phaựch. B.CHUAÅN Bề: -Baỷn ủoà theỏ giụựi. -Taọp ủaứn vaứ haựt chuaồn xaực baứi ửụực mụ. C.HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC CHUÛ YEÁU: Giáo viên TG(P) Học sinh 1.Phaàn mụỷ ủaàu: Giụựi thieọu noọi dung tieỏt hoùc. 2.Phaàn hoaùt ủoọng: *Hoùc haựt baứi ệụực mụ. -Giụựi thieọu baứi:Giaựo vieõn sửỷ duùng baỷn ủoà theỏ giụựi ủeồ giụựi thieọu moọt vaứi neựt veà Trung Quoỏc. -Giaựo vieõn haựt maóu, cho hs ủoùc lụứi. -Daùy haựt tửứng caõu . +Lửu yự:Nhửừng choó coự luyeỏn vaứ ngaõn daứi (noỏt troứn).Giaựo vieõn caàn ủeỏm 2-3 cho hoùc sinh ngaõn ủuỷ trửụứng ủoọ noỏt nhaùc. *Goừ ủeọm -Giaựo vieõn hửụựng daón hoùc sinh goừ theo phaựch. -Giaựo vieõn nhaọn xeựt. - Cho hs oõn laùi 1 - Nghe - Theo doừi -Hoùc sinh ủoùc lụứi ca. -Hoùc sinh haựt tửứng caõu cho ủeỏn heỏt baứi. Luyeọn taọp theo nhoựm.Bieỏt haựt theo giai ủieọu vaứ lụựi ca. -Haựt keỏt hụùp voó tay hoaởc goừ ủeọm theo baứi haựt. -Nhaọn xeựt. -Caỷ lụựp haựt keỏt hụùp goừ ủeọm. -Tửứng nhoựm goừ ủeọm theo phaựch. -Vaứi em goừ ủeọm. *Hoùc sinh yeỏu:Haựt keỏt hụùp goừ ủeọm theo baứi haựt D.CUÛNG COÁ-DAậN DOỉ (3’): -Cuỷng coỏ: +Giaựo vieõn cho hoùc sinh phaựt bieồu cuỷa mỡnh khi haựt baứi ệụực mụ. -Nhaọn xeựt tieỏt hoùc. -Veà nhaứ haựt laùi nhieàu laàn. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ****************** Sinh hoạt (Tuần 12) I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng trong tuần tới. II. Nội dung: 1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 12 : - GV nhận xét chung: + ưu điểm ............................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................... .. + Tồn tại: ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................ 2- Phương hướng tuần 13 : - Thực hiện đi học đều, ra vào lớp đúng giờ. -Trong giờ học chăm chú nghe giảng và có ý thức phát biểu ý kiến XD bài. - Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. - ở nhà cần có thái độ học bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - Củng cố và duy trì mọi nề nếp của lớp - Đoàn kết, vâng lời cô giáo. Có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS. - có ý thức bảo vệ trường lớp. - Luôn giữ và dọn dẹp lớp học, sân trường sạch sẽ. ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ Mĩ thuật (T 12) Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu I. Mục tiêu: 1. TK: HS biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu. 2. KN: HS vẽ được hình gần giống mẫu ; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. 3. TĐ: HS quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh. II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu vẽ có hai vật mẫu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra:(4,) - Nêu cách vẽ tranh theo đề tài ? C. Bài mới (32’): Giáo viên TG(P) Học sinh a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài: * Quan sát, nhận xét - GV chia nhóm . - Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ giữa hai vật mẫu như thế nào ? - Vị trí của các vật mẫu ra sao ? - Hình dáng của từng vật mẫu thế nào ? - So sánh độ đậm nhạt của hai vật mẫu ? *Cách vẽ - Nêu cách vẽ mẫu có hai đồ vật ? - Khi vẽ ta cần chú ý điều gì ? - GV gợi ý HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. *Thực hành -Yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu và vẽ. (GV quan sát, góp ý cho HS.) *Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về : + Bố cục. + Hình, nét vẽ. + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung và chỉ ra những bài vẽ đẹp và những thiếu sót ở một số bài. 1 5 4 18 4 - Nghe và ghi đầu bài - HS các nhóm tự bày mẫu sao cho đẹp. - HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi. - HS quan sát H2 sgk trang 39 và trả lời câu hỏi. - Lựa chọn bố cục cho hợp lí. - Nghe - HS vẽ bài theo đúng vị trí hướng nhìn của mình. - HS nhận xét. - Theo dõi D.Củng cố-Dăn dò (3’) - Cho hs thu dọn đồ dùng - Nhận xét chung tiết học. - Sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người. - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau. IV. Rút kinh nghiệm: - Gv. - Hs: ******************
Tài liệu đính kèm: