Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 năm học 2012

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 năm học 2012

I– Mục tiêu :Giúp HS

- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,

- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,

- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng đưới dạng số thập phân.

- GDHS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài

 II- Chuẩn bị

 1 – GV : SGK,bảng phụ viết sẵn bài tập 1a,b

 2 – HS : VBT ,SGK

IIICác hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 	Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 + 2: GV chuyên
Toán: Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10,100,1000
I– Mục tiêu :Giúp HS 
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng đưới dạng số thập phân. 
GDHS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài 
 II- Chuẩn bị
 1 – GV : SGK,bảng phụ viết sẵn bài tập 1a,b
 2 – HS : VBT ,SGK
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : 
KT dụng cụ học tập của HS
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng tính 
56,03 x 16 1,234, x 18
- Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học
 b– Hướng dẫn: 
 * Hình thành Qtắc nhân nhẩm1 số thập phân với 10,100,1000
- GV nêu Vdụ 1 : 27,867 x 10 .
+ Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép nhân 
- Cho HS so sánh thừa số thứ nhất (27,867 với tích 278,670) nêu sự giống nhau khác nhau ?
+ GV gợi ý để HS rút ra Qtắc nhân 1 số thập phân với 10.
+ GV nêu lại Qtắc và gọi nhiều HS nhắc lại .
GV viết Vdụ 2 lên bảng :
 53,286 x 100 =?
+ GV hướng dẫn HS các bước tương tự như Vdụ 1 
Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 10,100,1000 
* Thực hành : 
Bài 1 - Cho HS làm bài vào vở ,sau đó đổi vở K tra chéo cho nhau .Gọi 3HS lên bảng
- Gọi các HS khác nhận xét .
Bài 2 : (KG)Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm .
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét ,sửa chữa . 
4– Củng cố :
- Nêu Qtắc nhân 1 số thập phân với 10,100,1000,? TB)
- Nhận xét tiết học 
VBT ,SGK
2 HS lên bảng tính
- Nêu qui tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- cả lớp nhận xét.
- HS nghe 
 HS theo dõi .
 27,867 .
 x 10
 + Giống : Đều gồm các chữ số 2; 7; 8 ;6; 7.
+ Khác : Dấu phẩy ở tích dịch chuyển sang bên phải 1 chữ số .
- Muốn nhân 1 số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên phải 1 chữ số.
- Muốn nhân 1 số thập phân với 10 ,100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1,2,3 chữ số .
+ HS nhắc lại .
HS làm bài vào vở ,3 HS lên bảng
a) 1,4 x 10 = 14 ; b) 9,63 x 10 = 96,3 
 2,1 x 100 = 210 ; 25,08 x 100 = 2508 
 7,2 x 1000 = 7200 ; 5,32 x 1000 = 5320
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
10,4dm =104 cm; 0,856 m = 8,56 cm.
12,6m = 1260 cm ; 5,75dm = 57,5 cm .
Tập đọc: Tiết 23 : MÙA THẢO QUẢ
 Theo Ma Văn Kháng
 I.- Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát và đọc diễn cảm toàn bộ bài văn . 
 -Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả .
 2) Hiểu các từ ngữ trong bài . 
 Thấy được cảnh rừng thảo quả khi vào mùa đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ .
 3)GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm.
II.- Chuẩn bị
1-GV :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn văn cần luyện đọc.
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định : KT dụng cụ HS
 2)Kiểm tra bài cũ:
 - : Đọc thuộc lòng bài thơ E-mi-li, con
Bài thơ ca ngợi điều gì?
GV nhận xét và ghi điểm
SGK
 HS đọc, trả lời câu hỏi.
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Mùa thảo quả
b) Luyện đọc
 - Cho HS đọc theo quy trình.
- Cho HS đọc nối tiếp baì và chú giải.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài:Cho HS đọc thầm và thảo luận, báo cáo :
-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
-Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý ?
Ý 1 :Vẻ đẹp hương thơm đặc biệt của thảo quả 
Đoạn 2 : Cho HS đọc thầm lướt và trả lời:
- Chi tiết nào trong bài cho thấy câu thảo quả phát triển rất nhanh ?(HSTB)
Ý 2 :Sự sinh sôi phát triển nhanh của thảo quả 
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?(HSY)
- Khi thảo quả chín rừng có những nét đẹp gì ?(HS K)
 Ý 3 :Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa quả chín 
d) Đọc diễn cảm:
- Cho HS nối tiếp đọc lại bài
-GV đọc mẫu đoạn 2
Cho HS đọc theo cặp - Cho HS thi đọc
-GV nhận xét , tuyên dương
4) Củng cố ,dặn dò:
 -Hãy nói cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Mùa thảo quả?
-GV nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
- Luyện đọc những từ ngữ khó : lướt thướt , Chin San , Đản Khao, khép 
- 1HS đọc nối tiếp bài và chú giải
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp đọc thầm
- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ
-Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, lan toả rất rộng, rất mạnh, rất xa của thảo quả. Câu 2 dài có nhiều dấu phẩy; các câu 3, 4, 5 lại rất ngắn nhấn mạnh làn gió đã đưa hương thơm thảo quả bay đi khắp nơi, làm cả đất trời tràn ngập mùi hương.
- Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người.Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
- Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
-Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót nhấp nháy vui mắt.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
- HS luyện đọc đoạn
-HS lắng nghe 
HS đọc theo cặp
- 3 HS thi đọc đoạn
- Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặt biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ.
	Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2012
	Mĩ thuật: GV chuyên
Toán : Tiết 57: LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :Giúp HS 
- Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Rèn luyện kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
-Giáo dục HS tính cẩn thận ,chính xác khi làm bài 
II- Chuẩn bị
 1 – GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 1a .
 2 – HS : VBT 
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : KT dụng cụ HS
2– Kiểm tra bài cũ : 
Nêu Qtắc nhân 1 số thập phân với 10 ,100,1000, 
HS1 :27,06 x 10 	3,156 x 100
HS2 : 5,326 x 1000 0,894 x 10 
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : Luyện tập 
 b– Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1 : a) Tính nhẩm 
- Cho HS làm vào vở ,sau đó đổi vở Ktra, chữa chéo cho nhau .gọi 1 HS đọc Kquả từng trường hợp ..
b) Số 8,05 phải nhân với số nào để được tích là 80,5; 805 ; 8050 ; 80500? 
+ Từ số 8,05 ta dịch chuyển dấu phẩy thế nào để được 80,5 ?.
+ Vậy số 8,05 nhân với số nào để được 80,5 ? 
+ Kluận : 8,05 x 10 = 80,5 .
Bài 2 : Đặt tính rồi tính .
- Gọi 4 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét ,sửa chữa .
- Nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 số tròn chục, tròn trăm?
Bài 3: Cho HS đọc đề .
- Muốn biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta phải làm gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày ,cả lớp làm vào vở .
- GV chấm 1 số bài .- Nhận xét,sửa chữa.
4– Củng cố ,dặn dò:
- Nêu Qtắc nhân 1 STP với 10, 100, 1000,..? (TB)
- Nêu cách nhân 1 STP với 1 số tròn chục,tròn trăm,  ?
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Nhân một số thập phân với một số thập.Về nhà làm bài 4
- HS nêu 
- 2(HS TB)lên bảng 
- HS nghe .
HS làm bài .
HS nối tiếp nhau đọc kết quả (HSTB 
1,48 x 10 = 14,8 ; 5,12 x 100 = 512.
15,5 x 10 = 155; 0,9 x 100 = 90 
2,571 x 1000 = 2571 ;0,1 x 1000 = 100 
+ Ta chuyển dấu phẩy số 8,05 sang bên phải 1 chữ số .
+ Vậy số 8,05 phải nhân với 10 để được 80,5
4 lên bảng,cả lớp làm vào vở 
a) 7,69 b) 12,6 c) 12,82 d) 82,14 
x 50 x 800 x 40 x 600
- Muốn nhân 1 số thập phân với 1 số tròn chục,tròn trăm ta chỉ lấy số thập phân đó nhân với số chục ,số trăm rồi thêm vào bên phải tích một ,hai chữ số 0 .
- HS đọc đề .
- Ta tính quãng đường xe đạp đi trong 3 giờ đầu và Qđường xe đạp đi trong 4 giờ sau .
- 1 HS lên bảng trình bày HS làm bài .
 1 số HS nộp bài .
- HS nêu .
- HS nêu .
- HS nghe .
Chính tả: Nghe - viết : Tiết 23 : MÙA THẢO QUẢ
I / Mục tiêu 
1 / Nghe – viết đúng chính tả : Từ “ Sự sống đếntừ dưới đáy rừng ”, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả .
2 / Ôn lại cách viết các từ ngữ có âm cuối t / c .
 3 ) GDHS có ý thức rèn chữ viết 
II / Chuẩn bị 
 GV : Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc 2b. 
	Bảng phụ viết sẵn bài tập 3b .
 HS : SGK , vở chính tả
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Ổn đinh : KT sĩ số HS
 II/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết :
 III) Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Cho HS đọc đoạn cần viết trong bài Mùa thảo quả.
Hỏi : Nêu nội dung của đoạn chính tả ?
- Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: -
- GV đọc rõ từng câu cho HS viết 
-GV nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+ Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm 08 bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2b : 
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b .GV nhắc lại yêu cầu bài tập. 
-Cho HS làm bài theo hướng : Thi tìm nhanh:04 em lên bốc thăm , thực hiện tìm các cặp từ ngữ chứa tiếng theo yêu cầu ghi trên phiếu . Ai nhanh , đúng à thắng .
* Bài tập 3b : -Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3b 
-Cho HS hoạt động nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả . 
-GV nhận xét tuyên dương .
4 / Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập ở lớp 
-Chuẩn bị tiết sau nhớ viết : Hành trình của bầy ong.
SGK , vở chính tả
-HS lên bảng viết: ngôi trường, bò trườn, nồng nàn, nan giải, sang sảng 
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
- Tả hương thơm của thảo quả và sự phát triển nhanh chóng của cây thảo quả .
-1 HS lên bảng viết , cả lớp viết giấy nháp .
- lướt thướt, Chin San, gieo, kín đáo, lặng lẽ, chứa lửa .
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
- sổ sách, vắt sổ, sổ mũi, cửa sổ
- xổ số, xổ lồng
- sơ sài, sơ lược, sơ qua, sơ sơ, sơ sinh
- xơ xác, xơ múi, xơ mướp, xơ mít
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b.
-HS hoạt động theo hình thức trò chơi: Thi tìm nhanh.
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3b.
-HS hoạt động nhóm .
-HS theo dõi và nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Lịch sử: Tiết 12 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
- Tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc “ ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 .
- Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” đó như thế nào .
- GDHS khâm phục trước sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ đã đẩy lùi được giặc đói giặc dốt
B– Chuẩn bị 
 1 – GV : - Giáo án violet SGK .
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt độ ... c sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu 
2/Hiểu: Khi quan sát, khi viết 1 bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của 1 người thường gặp .
3) GD HS yêu mến người mà em tả và có tính sáng tạo khi viết văn
II / Chuẩn bị 
- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà ( Bài tập 1), những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc ( Bài tập 2). SGK
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Ổn định : KT sĩ số HS
II / Kiểm tra bài cũ : 
-Nhắc lại cấu tạo ba phần của bài văn tả người .
III / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :Các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người và luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người trong gia đình .Tiết học hôm nay giúp các em hiểu : phải biết chọn lọc chi tiết khi quan sát khi viết 1 bài bài văn miêu tả người . 
2 / Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1 (HSY,TB)
-GV cho HS đọc bài tập 1.
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng đã ghi trên bảng phụ ( GV treo bảng phụ )
-GV khắc hoạ thêm những chi tiết chọn lọc .
* Bài tập 2 :( HSKG)
-GV cho HS đọc bài tập 2.
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng đã ghi trên bảng phụ ( GV treo bảng phụ )
-GV tóm lại lại nghệ thuật miêu tả của tác giả đã chọn lọc chi tiết hấp dẫn , sinh động , mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
IV / Củng cố dặn dò :
-Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả ? (KG)
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát 1 người em thường gặp (cô giáo , chú công an , người hàng xóm ) để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tới ..
SGK
-2 HS nộp bài .
HS nêu
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Trao đổi , thảo luận nhóm đôi .
-HS trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS quan sát bảng tóm tắt .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Trao đổi , thảo luận nhóm đôi .
-HS trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS quan sát bảng tóm tắt .
-HS lắng nghe.
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn , không lan man , dài dòng .
-HS lắng nghe.
Khoa học: Tiết 24 : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
A – Mục tiêu : Sau bài học , HS cần biết :
 - Quan sát & phát hiện một vài tính của đồng .
 - Nêu một số tính chất của đồng & hợp kim của đồng .
 - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng 
 - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng có trong gia đình .
B – Chuẩn bị- Thông tin & hình tr.50,51 _ Một số đoạn dây đồng 
- Sưu tầm tranh ảnh , một số đồ dùng được làm từ đồng & hợp kim của đồng .
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT dụng cụ học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Sắt , gang , thép “
 - Nhận xét,ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : - Làm việc với vật thật 
- Làm việc theo nhóm .
Đại diện từng nhóm trình bày
 GV theo dõi và nhận xét.
 b) Họat động 2 :.Làm việc với SGK .
 * yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trang 50 SGK
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình.
 *Kết luận: Đồng là kim loại . Đồng- thiếc , đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng .
 c) Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận .
 _HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng .
 - Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. 
_ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
_ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong gia đình.
 * Kết luận: _ Đồng được sử dụng làm đồ điện , dây điện , một số bộ phận của ô tô , tàu biển 
 -Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đìng như nồi , mâm ,; các nhạc cụ như kèn , cồng , chiêng , hoặc để chế tạo vũ khí , 
 -Các đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu , vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi , làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại .
IV – Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 SGK .
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau:” Nhôm”.
-HS : SGK.
Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?
 -Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
“ Đồng và hợp kim của đồng 
- HS nghe .
* Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn,dễ dát mỏng hơn sắt 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát 
HS trình bày bài làm của mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đông hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
- Đồng được sử dụng làm: Đồ điện, dây điện,  Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,
_ Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị sỉn màu, vì vậy người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi . làm cho các đồ dùng đó được sáng bóng trở lại.
- HS nghe.
-2HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước.
Đạo đức: Tiết 12: KÍNH GIÀ ,YÊU TRẺ ( Tiết 1 )- KNS
A/ Mục tiêu :
-Kiến thức : HS biết cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ;trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm ,chăm sóc .
-Kĩ năng : Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng ,lễ phép ,giúp đỡ ,nhường nhịn người già , em nhỏ .
♥♥♥ KNS * Giáo dục kĩ năng sống:
-Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em).
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.
-Thái độ : Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già,em nhỏ; không đồng tình với những hành vi , việc làm không đúng với người già và em nhỏ .
B/ Chuẩn bị: 
 -GV: Tranh vẽ phóng to SGK .
 -HS : Đồ dùng để chơi đóng vai cho HĐ 1, tiết 1.
C/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
I-Ôn định:KT sự chuẩn bị của HS 
II-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu 1 câu tục ngữ, thành ngữ nói về tình bạn.
III-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
2-Hoạt động1:Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa .
* -GV đọc truyện Sau đêm mưa 
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.
+Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ 
+Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn ?
+Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện .
-GV mời đại diện nhóm trình bày ý kiến .
-Lớp nhận xét ,bổsung .
-GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 
Họat động2: Làm bài tập 1, SGK.
-GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
-GV mời một số HS trình bày ý kiến 
-Các HS nhận xét ,bổ sung .
-GV kết luận : +
Họat động nối tiếp :
Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta .
- GV nhận xét tiết học.
Nghe bạn nêu và nhận xét
-HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện .
-HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi :.
-Đại diện nhóm trình bày .
-Lớp nhận xét ,bổ sung .
* kết luận : +Cần tôn trọng người già ,em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
+Tôn trọng người già ,giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự 
-HS đọc Ghi nhớ
-HS làm việc cá nhân .
-HS trình bày trước lớp .
Các hành vi (a),(b),(c)là những hành vi thể hiện tình cảm kính già ,yêu trẻ .
+Hành vi(d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ .
-Lớp nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
Tiết 12: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 12:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu, khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt, những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV nêu ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
 - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt 
 - Nhiều em cố gắng học tập, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ 
- Nhiều em phát biểu sôi nổi, chuẩn bị tốt bài ở nhà. 
 - Tham gia học bồi dưỡng HSG, hs thi Ôlimpic đầy đủ.
 + Tồn tại :
- Một số em còn làm việc riêng trong lớp.
- Một số em chưa thuộc bài, làm bài ở nhà, quên vở.
III/ Kế hoạch công tác tuần 13:
 -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp.
 - Tham gia các hoạt động chào mừng ngày 20/11 do nhà trường tổ chức
 - Thực hiện chương trình tuần 13
 - Tiếp tục tham gia thi giải toán , Anh văn trên mạng Internet
 - Tham gia học bồi dưỡng HSG. Phụ đạo HS yếu
 - Sinh hoạt Đội
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát của Đội 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5T 12 TUAN DLAK.doc