I– Mục tiêu : Giúp HS :
1)- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đống thời làm quen với các khái niệm:
* Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
* Tiền vốn ,tiền bán ,tiền lãi ,số phần trăm lãi.
2)- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phầm trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
3)-Giáo dục tính cẩn thận,chính xác khi làm bài tập
II- Đồ dùng dạy học :
- SGK,bảng nhóm, VBT
TUẦN 16 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012 Người thực hiện: Phạm Thị Tuấn Tiết 1 + 2: GV chuyên Toán:: Tiết 76 LUYỆN TẬP I– Mục tiêu : Giúp HS : 1)- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đống thời làm quen với các khái niệm: * Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. * Tiền vốn ,tiền bán ,tiền lãi ,số phần trăm lãi. 2)- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phầm trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên). 3)-Giáo dục tính cẩn thận,chính xác khi làm bài tập II- Đồ dùng dạy học : - SGK,bảng nhóm, VBT IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1– Ổn định lớp : Kiểm tra dụng cụ HS 2– Kiểm tra bài cũ : Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? Nhận xét và ghi điểm HS 3 – Bài mới : a– Giới thiệu bài : b– Hướng dẫn luyện tập : -Bài 1 : Tính ( theo mẫu ) -GV phân tích bài mẫu : 6% +15% = 21%. -Để tính 6% + 15% ta cộng nhẩm 6 + 15 = 21, rồi viết thêm kí hiệu % sau 21 -Các bài còn lại làm tương tự -Nhận xét, sửa chữa -Bài 2 : Gọi một HS đọc đề . -Chia lớp ra 4 nhóm thảo luận và trình bày bài giảivào giấy khổ to dán lên bảng lớp . -Nhận xét ,sửa chữa . *Tỉ số 90% cho tabiết gì ? *Tỉ số 117,5 % cho biết gì , còn tỉ số 17,5 % là gì ? Bài 3(Nếu còn thời gian ) Gọi 1 HS đọc đề ,tóm tắt bài toán -Gọi 1 HSK lên bảng giải câu a),cả lớp làm vào vở .Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn là 125% cho biết gì ? (Thảo luận theo cặp ). -Cho HS giải câu b) rồi nêu miệng kết quả . 4– Củng cố ,dặn dò: -Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số ? - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : -HS trả lời 2HS lên bảng . Tính tỉ số phần trăm của 2 số a) 2 và 3 b) 7,2 và 3,2 - HS nghe . -Theo dõi bài mẫu . -HS làm bài . a)27,5% + 38% = 65,5% b)30% - 16% = 14% c)14,2 x 4 = 56,8% d)216% : 8 = 27% -HS đọc dề . -HS thảo luận .Trình bày kết quả . * Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch * Tỉ số phần trăm này cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5%kế hoạch .Còn tỉ số 17,5% cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5%kế hoạch . -HS đọc đề . Tóm tắt :Tiền vốn :42000đồng . Tiền bán :525000đồng . a)Tìm tỉ số phần trăm số tiền bán rau và số tiền vốn . b)Ta phải biết tiền bán rau là bao nhiêu phần trăm ,tiền vốn là bao nhiêu phần trăm a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là : 52500 : 42000 = 1,25 1,25 = 125% - Tỉ số này cho biết coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125% . - Kết quả câu b) 25% . Tập đọc : Tiết 31 THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN Theo Trần Phương Hạnh I.- Mục tiêu: 1)Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. 2) Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. 3) GDHS biết quý trọng những người làm thầy thuốc, có lòng nhân ái ,biết thương yêu người nghèo khó II.- Đồ dùng dạy học: - :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc. III.- Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Ổn định : KT đồ dùng HS 2)Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bài – TLCH - Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? - Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? -GV nhận xét và ghi điểm. 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: -Gọi 1HSKG đọc cả bài Hướng dẫn HS đọc nối tiếp bài theo quy trình -GV đọc diễn cảm toàn bài một lần. c) Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc bài, thảo luận câu hỏi + Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? + Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? Ý : Lòng nhân ái của Lãn Ông + Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? + Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào? Ý :Lãn ông không màng công danh, chỉ làm việc nghĩa. d) Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 -HS thi đọc diễn cảm đoạn, bài. GV nhận xét, tuyên dương. 4)Củng cố,dặn dò : - Qua bài văn tác giả ca ngợi điều gì? -GV nhận xét tiết học ,giáo dục quý trọng nghề thầy thuốc - HS đọc và trả lời câu hỏi Cả lớp nhận xét. HS lắng nghe. -3HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải nghĩa từ bệnh đậu ,tái phát Cả lớp theo dõi bài GV đọc - HS đọc thầm đoạn1 và trả lời câu hỏi -Ông yêu thương con người. Ông chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền và còn cho họ gạo, củi. -Lãn Ông rất nhân từ, ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh. Ông hối hận vì cái chết của một người bệnh. -Ông được vua chúa nhiều lần mời vào chữa bệnh, được tiến cử trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối.Ông có hai câu thơ tỏ rõ chí khí của mình -Lãn ông không màng công danh, chỉ làm việc nghĩa. Công danh rồi sẽ cũng trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi. Công danh chẳng đáng coi trọng, Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý. HS đọc diễn cảm theo cặp - 2 HS thi đọc diễn cảm cả bài - Lớp nhận xét. -Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2012 Mĩ thuật: GV chuyên Toán: Tiết 77 GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM ( tiếp theo) I– Mục tiêu : Giúp HS : - Biết cánh tính một số phần trăm của một số . - Vận dụng giải bài toán đơn giải về tính một số phần trăm của một số. -Giáo dục HS tính chính xác , cẩn thận khi làm bài . II- Đồ dùng dạy học : - SGK,bảng phụ, VBT . IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh I / Ổn định :KT đồ dùng HS II– Kiểm tra bài cũ : -Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số ? Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập - Nhận xét . III – Bài mới : a– Giới thiệu bài : b– Hướng dẫn: * Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm - Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800 . Số HS nữ hay 52,5% số HS toàn trường là 8 x 52,5 = 420 (HS) + Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm thế nào ? * Giới thiệu 1 bài toán có l/ q đến tỉ số % + Gọi 1 HS đọc bài toán SGK . - gọi 1 HS nêu miệng Kquả . + Muốn tìm 0,5 % của 1000 000 ta làm thế nào? *Thực hành : Bài 1 : gọi 1 HS đọc đề . + Muốn tính số HS 11 tuổi của lớp đó ta phải làm gì ? + Muốn tìm số HS 10 tuổi ta làm như thế nào - Gọi 1 HS lên bảng ,cả lớp giải vào vở . - Nhận xét,sửa chữa . Bài 2: - Cho HS thảo luận theo cặp , gọi đại diện 1 cặp lên bảng trình bày . - Nhận xét ,sửa chữa . Bài 3 : ( Nếu còn thời gian ) - Cho HS làm vào vở . - Nhận xét ,sửa chữa . IV– Củng cố ,dặn dò: - Muốn tìm 52,5 % của 800 ta làm thế nào ? - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập - HS nêu . 2 HS lên bảng làm bài tập : 49 ,5 % + 18 % 36 ,5 % x 3 189 % : 9 144 % -39 ,5 % -1HS đọc ,cả lớp đọc thầm . -HS theo dõi . + 800 : 100 x 52,5 = 420 Hoặc : 800 x 52,5 : 100 = 420 + Số tiền lãi sau 1 tháng là : 1000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng) . ĐS: 5000 đồng . + Muốn tìm 0,5 % của 1 000 000 ta lấy 1000 000 chia cho 100 rồi nhân vơi 0,5 Hoặc lấy 1 000 000 nhân với 0,5 rồi chia cho 100 . - HS đọc đề . + Ta phải tìm số HS 10 tuổi . + Ta tìm 75 % của 32 HS . - HS làm bài . Số HS 10 tuổi là : 32 x 75 : 100 = 24 (HS) . Số HS 11 tuổi là : 32 – 24 = 8 (HS). ĐS : 8 HS . Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau 1 tháng là : 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng ) Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau 1 tháng là : 5 000 000 + 25 000 = 5025000 (đồng) ĐS: 5 025 000 đồng . - HS làm bài . ĐS: 207 m. - HS theo dõi . - HS nêu . - HS nghe . CHÍNH TẢ (Nghe - viết): Tiết 16 VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I / Mục tiêu 1 / Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng hai khổ thơ đầu trong bài Về ngôi nhà đang xây 2 / Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần iêm / im , iêp / ip . 3/ Giáo dục HS tính cẩn thận. II / Đồ dùng dạy học : -GV :SGK. Bốn từ giấy khổ lớn cho các nhóm làm bài tập 2c . -HS :SGK, vở ghi III / Hoạt động dạy và học : T/g Hoạt động của GV Hoạt động của HS I / Ổn định :KT sĩ số HS II)Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết: III/ Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : 2 / Hướng dẫn HS nghe – viết : -Cho HS đọc đoạn thơ đầu cần viết -Cho HS luyện viết các từ có chữ dễ viết sai -GV đọc rõ từng câu cho HS viết -GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi . + Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi . -Chấm chữa bài :+GV chọn chấm 10 bài của HS. +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm -GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp . 3 / Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài tập 2c : -1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b. GV nhắc lại yêu cầu bài tập. -Cho HS làm việc nhóm theo trò chơi tiếp sức (GV dán 4 từ giấy lên bảng) . GV chấm chữa bài và tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh . * Bài tập 3: -Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3 . -Làm việc cá nhân . -Cho HS trình bày kết quả . -GV cho HS đọc lại mẫu chuyện vui. VI/ Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Về nhà ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài. -Về nhà kể lại mẫu chuyện vui cho người thân nghe. -Chuẩn bị tiết sau bài :“Người mẹ của 51 đứa con - HS lên bảng viết: bẻ cành, bẽ mặt, rau cải, tranh cãi, mỏ than, cái mõ -HS lắng nghe. -HS theo dõi SGK và lắng nghe. -1 HS lên bảng viết, cả lớp viết giấy nháp . - xây dở, giàn giáo, huơ huơ, nguiyên, sẫm biếc . -HS viết bài chính tả. - HS soát lỗi . -2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm. -HS lắng nghe. -1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2c. - HS làm việc theo trò chơi tiếp sức. - giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn. - hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ, - giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân B: - vàng tươi, vàng bạc - dễ dàng, dềnh dàng Bài 3: lời giải: - rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị -HS lắng nghe. -HS nêu yêu cầu của bài tập 3. -HS làm việc cá nhân . -HS trình bày kết quả trên bảng phụ. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. Lịch sử: Tiết 16 HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAUCHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết -Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến -Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam. II. Chuẩn bị: + GV: Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952) Phiếu học tập HS + HS :SGK ,xem trước bài. III. Các hoạt động: HOẠT ... bài trước Thứ sáu 07 tháng 12 năm 2012 Toán : Tiết 80 LUYỆN TẬP I– Mục tiêu : Giúp HS . -Ôn lại ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phân trăm : Tính tỉ số phần trăm của hai số .Tìm một số phần trăm của một số .Tính một số biết một số phần trăm của nó . -Rèn kĩ năng giải toán nhanh nhẹn. -Giáo dục HS tính cẩn thận, ham học toán. II- Đồ dùng dạy học : - SGK .VBT . IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh I / Ổn định :KT đồ dùng HS II)– Kiểm tra bài cũ : -Muốn tìm 1 số khi biết giá trị 1 số phần trăm của nó ta làm thế nào ? -GV kiểm tra VBT cả lớp - Nhận xét . III) – Bài mới : 1– Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học 2– Hướng dẫn luyện tập : Bài 1: Gọi HS đọc đề -Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào -Gọi 2 HS TBlên bảng giải ,cả lớp làm vào vở . -Nhận xét ,sửa chữa . Bài 2: Gọi HS đọc đề -Muốn tìm giá trị một số phần trăm của số đã cho ta làm thế nào ? -Gọi 2 HS lên bảng làm ,cả lớp làm vào vở . -Nhận xét ,sửa chữa . Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề . -Cho HS thảo luận theo cặp ,đại diện 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở . -GV thu 1 số vở chấm . -Nhận xét ,sửa chữa . -Muốn tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó ta làm thế nào ? IV– Củng cố,dặn dò -Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số ? -Nêu cách tìm 1 số phần trăm của một số -Nêu cách tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung - HS trả lời ,cả lớp nhận xét. 1 HS lên bảng làm bài 3 - HS nghe . - HS nghe . HS đọc đề a) 37 : 42 = 0,8809 0,8809 x 100 = 88,09 % b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là : 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5 % ĐS : 10,5% -HS nhận xét . -Ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100 . -HS làm bài . a) 97 x 30 : 100 = 29,1 b) Số tiền lãi là : 6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng ) ĐS : 900000đồng . -Từng cặp thảo luận , 1 HS trình bày . a) 72 x 100 : 30 = 240 b) Số gạo của cửa hàng sau khi bán là : 420x 100 : 10,5 = 4000 (kg) 4000kg = 4 tấn . ĐS : 4tấn . - 1 số HS nộp vở . - HS nhận xét . Ta lấy số đó nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm hoặc lấy số đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100 . . -HS nghe . Tập làm văn: Tiết 32: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động tả hình dạng) I / Mục tiêu 1/ Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng về viết đoạn văn . 2/ HS viết được 1 đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của 1 bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói tập đi dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có . 3/Giáo dục HS tính cẩn thận,sáng tạo. II / Đồ dùng dạy học : -SGK, 2 tờ giấy khổ to cho HS viết đoạn văn . III / Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I / Ổn định :KT sĩ số HS II Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS Đọc đoạn văn tả hoạt động của 1 em bé đã được viết lại . -GV nhận xét. III) / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài :. 2 / Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1:Viết một đoạn văn tả hình dạng một người bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói tập đi. -GV nhắc HS : Có thể viết 1đoạn văn tả 1 số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật .Cũng có thể tả riêng nét ngoại hình tiêu biểu( VD : tả đôi mắt hay tả mái tóc , dáng người ) -Cho HS làm bài . - GV hướng dẫn chữa bài ở bảng nhóm: + Trong đoạn văn, tả nét ngoại hình tiêu biểu nào. + Đã chú ý dùng từ, đúng và hay chưa. Bài tập 2: Viết đoạn văn tả hoạt độngcủa em bé hoặc bạn nhỏ. GV gợi ý: - Em chọn tả hoạt động nào của nhân vật. - Cần lưu ý chi tiết sau có liên quan làm rõ cho chi tiết trước. - Chi tiết, đặc điểm nào có thể tả bằng cách so sánh. - Em có ấn tượng , tình cảm gì về hoạt động ấy. - Cho HS làm bài. -Hướng dẫn hS chữa bài ở bảng nhóm. IV / Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Về nhà hoàn thiện bài viết -2 HS lần lượt đọc đoạn văn mình viết lại . -Cả lớp nhận xét -HS lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu của đề bài -HS làm việc cá nhân, xem lại dàn ý, kết quả quan sát, viết đoạn văn . Tả một bạn thân thiết của em - Em có rất nhiều người bạn thân. Nhưng người em yêu quý nhất là bạn Hương. Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khi bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn. Em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để em và các bạn noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu. Tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời. Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn sao mà ấm áp, thiết tha đến thế. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép. Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc Khoa học: Tiết 32 TƠ SỢI I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : _ Kể tên một số loại tơ sợi . _ Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên & tơ sợi nhân tạo . _ Nêu đặc điểm nổi bậc của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.Cách giữ gìn đồ dùng bằng tơ sợi. * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giải quyết vấn đề. II) Đồ dùng dạy học : - Hình & thông tin Tr.66 SGK . - Một số loại tơ sợi tự nhiên & tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa hoặc bao diêm .SGK. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh I / Ổn định :KT sĩ số HS II – Kiểm tra bài cũ : “Chất dẻo” Gọi 2 HS - Nêu tính chất công dụng & cách bảo quản của chất dẻo . - Nhận xét, ghi điểm III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “Tơ sợi” 2 – Hoạt động : a) Hoạt động1 : - Quan sát & thảo luận : Làm việc theo nhóm . -Làm việc cả lớp . GV giảng Tơ sợi có nguồn gốc tờ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên . _ Tơ sợi được làm ra từ chát dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo . b) Hoạt động 2 :.Thực hành . hs thảo luận- báo cáo - Làm việc cả lớp. c) Hoạt động 3 : Làm việc với phiếu học tập * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giải quyết vấn đề. _Bước 1: Làm việc các nhân . GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập , yêu cầu HS đọc kĩ thông tin Tr.67 SGK _Bước 2: Làm việc cả lớp . GV gọi một số HS chữa bài tập GV theo dõi nhận xét . IV – Củng cố,dặn dò : - Có mấy loại tơ sợi ? Đó là những loại nào ? - Nêu đặc điểm chính của một số loại tơ sợi - Nhận xét tiết học . - Bài sau “ Ôn tập & kiểm tra học kì I “ - HS trả lời ,cả lớp nhận xét - HS nghe . - Nhóm trưởng điêu khiển nhóm mình quan sát & trả lời các câu hỏi Tr.66 SGK - Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho một hình .Các nhóm khác bổ sung + Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: Sợi bông, sợi đay, sợi lanh & sợi gai + Các sợi có nguồn gốc từ động vật :tơ tằm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hànhTr.67 SGK . Thư kí ghi lại kết quả quan sát được khi làm thực hành - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình - HS nghe . *Kết luận: _ Tơ sợi tự nhiên : Khi cháy tạo thành tàn tro _ Tơ sợi nhân tạo : Khi cháy thì vón cục lại - HS đọc kĩ các thông tin Tr.67 SGK - HS làm việc các nhân theo phiếu trên - Một số HS chữa bài tập . - HS trả lời . - HS lắng nghe. - Xem bài trước HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 16: SINH HOẠT CUỐI TUẦN A/ Mục tiêu: Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể. Biết được công tác của tuần đến. Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng B/ Hoạt động trên lớp: NỘI DUNG SINH HOẠT I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát II/ Kiểm điểm công tác tuần 16: 1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần. 2. Lớp trưởng điều khiển : - Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ. - Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10 và những trường hợp vi phạm cụ thể. - Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................. ................................................................................. - Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần. 3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính: + Ưu điểm : - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp. - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ - Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập - Tác phong đội viên thực hiện tốt. + Tồn tại : - Một số em trong giờ học còn gây ồn (Tố Uyên, Vương) - Một số em chưa chuẩn bị bài ở nhà ( Trường, Tùng) III/ Kế hoạch công tác tuần 17: -Tiếp tục củng cố nề nềp và thực hiện nội quy trường, lớp - Học chương trình tuần 17 - Tiếp tục tham gia thi giải toán , Anh văn trên mạng Internet - Tiếp tục học bồi dưỡng HSG. - Phụ đạo HS yếu. - Tiếp tục bồi dưỡng ĐVĐH. - Lên kế hoạch sổ Chi đội, tập luyện nhi thức đội theo lịch. IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể : - Hát tập thể một số bài hát . - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè. V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Tài liệu đính kèm: