I/MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng . ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ) .
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, biết góp phần bảo vệ thiên nhiên.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1/Bài cũ : Gọi 2HS đọc bài “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” và TLCH
2/ Dạy bài mới :
TUẦN 8 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 TẬP ĐỌC : KÌ DIỆU RỪNG XANH . I/MỤC TIÊU : - Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng . ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ) . - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, biết góp phần bảo vệ thiên nhiên. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1/Bài cũ : Gọi 2HS đọc bài “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” và TLCH 2/ Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động của giáo viên b/Luyện đọc : -Gọi một HSk đọc toàn bài . - H/d chia đoạn : 3 đoạn: Đoạn 1 : Từ đầu đến ... dưới chân. Đoạn 2 : Tiếp theo đến nhìn theo . Đoạn 3 : Phần còn lại . - Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 . - H/d đọc các từ khó(Mt) -Gọi HS đọc nối tiếp ( 2 lượt) – Giải nghĩa phần chú giải. - Cho HS luyện đọc theo cặp - Đọc mẫu toàn bài : Đoạn 1 đọc giọng chậm rãi . Đoạn 2, 3 : đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. b/ Tìm hiểu bài :Cho HS đọc thầm, lướt từng đoạn TLCH H: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ? Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3 . H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ? H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ? H: Vì sao rừng khộp được gọi là “ giang sơn vàng rợi” ? H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên ? -Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài -Nḥn xét, KL * Nội dung (ở mục tiêu ) . d/Đọc diễn cảm: -hướng dẫn HS chú ý đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. -Cho HS luyện đọc diễn cảm –thi đọc diễn cảm . Giáo viên nhận xét ghi điểm. Hoạt động của học sinh -Đọc bài- lớp theo dõi đọc thầm - Nêu, nhận xét, bổ sung -Đọc nối tiếp - Hsy đọc từ, tiếng khó -Đọc nối tiếp -Đọcchú giải -Đọc theo cặp( Giúp bạn đọc đúng) - Lắng nghe Đọc và TLCH - Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. - Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. - Những con vượn bạc má... Những con chồn sóc . Những con mang vàng đang ăn cỏ non, . - Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú. - Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn . - Đoạn văn trên càng làm cho em háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên. Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu. Đoạn văn giúp em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng. - Phát biểu, nhận xét - Nhắc lại -Đọc nối tiếp toàn bài -Luyện đọc diễn cảm- thi đọc trước lớp- nhận xét bình chọn bạn đọc hay. 3/Củng cố- dặn dò : -Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài. -Giáo dục học sinh biết yêu quý thiên nhiên và có ý thức bảo vệ rừng - Luyện đọc trước bài: Trước cổng trời. ----------------------------- TOÁN SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU . I/MỤC TIÊU : -Giúp học sinh nhận biết : Viết thêm chữ số không vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị số thập không thay đổi . - Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ư. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1/ Bài cũ: Gọi 2 HS cho ví dụ về phân số thập phân . 2/Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. b)Giảng bài : Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Phát hiện đặc điểm của số thập phân Nêu ví dụ :Hãy điền số vào chỗ chấm 9dm = cm Gọi 2 HS đổi : 9dm = m; 90cm = m GVKL : b)Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được số thập phân bằng nó . Nếu một số thập phân có chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi , ta được một số thập phân bằng nó . Hoạt động 2: thực hành. Cho HS lần lượt làm bài vào vở- Gọi chữa bài, nhận xét. Chấm một số bài 3/Củng cố - dặn dò : -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài : H: Khi ta thêm( hoặc bớt )các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập đã cho thì số thập phân đó có thay đổi không? -Về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “ So sánh hai số thập phân”. -Giáo viên nhận xét tiết học . Hoạt động của học sinh a)Ví dụ: 9dm = 90cm Mà: 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m Nên: 0,9m = 0,90m. Vậy: 0,9 = 0,90 hay 0,90 = 0,9. 0,90 = 0,900hay 0,900 = 0,90. Ví dụ : 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000.. 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000 = 12,0000 45,600 = 45,60 = 45,6 12,000 = 12,00 = 12,0 = 12. - HS lần lượt nhắc lại . Bài 1: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn . a/7,8 ; 64,9 ; 3,04 . b/2001,3 ; 35,02 ; 100,01 Bài 2 : Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phầnTP của các số TP, để các phần thập phân chúng có số chữ số bằng nhau (đều có 3 chữ số) a)5,612; 17,200 ; 480,590 . b)24,500 ; 80,010 ; 14,678 . Bài 3: Bạn Lan và bạn Mĩ viết đúng vì : 0,100 =(Tính chất bằng nhau của phân số ) Bạn Hùng viết sai vì Hùng đã viết 0,100 = nhưng 0,100 =. TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I/MỤC TIÊU : -Học sinh biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần MB,TB, KB. -Học sinh dựa vào dàn ý ( thân bài ) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương . - Giáo dục HS có cảm xúc thực trước cảnh đẹp của địa phương nơi em ở. II/PHƯƠNG TIỆN: GVchuẩn bị một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp ở các vùng đất nước. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Bài cũ : Gọi hai học sinh đọc đoạn văn tả cảnh sông nước của tuần trước . 2/Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài : ghi mục bài lên bảng . b/Hướng dẫn học sinh luyện tập. Hoạt động của giáo viên Bài tập 1 : Gọi HS đọc yêu cầu -Nhắc HS:Dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý cho bài văn với đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Ví dụ dàn ý tả cảnh đẹp của quê hương . Cảnh đẹp của thác Y-a-li . Bài 2 : Nhắc HS nên chọn phần thân bài để viết đoạn văn. Yêu cầu HS viết đoạn văn. H:N/d miêu tả của đoạn văn là gì ? H:Trong đoạn văn, cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào ? GV lưu ý: +Em sẽ tập trung tả kĩ chi tiết, hình ảnh nào ? Hãy tưởng tượng và phát huy sự liên tưởng, so sánh để hình ảnh miêu tả thêm sinh đông, có hồn. +Mỗi đoạn có câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn văn. các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó . +Đoạn văn phải có hình ảnh, chú ý áp dụng biện pháp so sánh , nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động. +Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc người viết. Giáo viên nhận xét tuyên dương những em viết đoạn văn hay có nhiều cảm xúc, giàu hình ảnh . Hoạt động của học sinh Bài tập 1 : -Đọc phần gợi ý – Lớp theo dõi - làm bài phiếu bài tập. -Trình bày dàn ý. MB: G/t cảnh đẹp mà mình muốn tả. Thân bài : Tả b/q chung toàn cảnh. Tả chi tiết từng cảnh. Kết bài : Cảm nghĩ về cảnh đẹp Bài 2: VD: Đoạn văn tả cảnh đẹp thác Y-a-li Mùa xuân đến, núi rừng Tây Nguyên như thay da đổi thịt. Khí hậu ấm áp của mùa xuân xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, truyền cho vạn vật vẻ đẹp của sự hồi sinh. Đứng trên đồi dốc, ta có thể cảm nhận rất rõ ràng vẻ đẹp ấy. Tiếng nước chảy ầm ầm hòa cùng tiếng chim hót líu lo. Núi rừng như vừa khoác lên mình bộ cánh mới phù hợp với tiết trời mùa xuân. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Những mầm non xanh tươi, mập mạp bung ra căng tràn nhựa sống. Trên nương rẫy, thấp thoáng bóng dáng những người dân tộc thiểu số đang cần mẫn làm việc. Lúa ngô đã lên xanh, hứa hẹn một vụ mùa bội thu -Trình bày lại đoạn văn . -Cả lớp nhận xét . 3/Củng cố - dặn dò : -Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn, chuẩn bị tiết sau( Dựng đoạn MB, KB). -Giáo viên nhận xét tiết học, khen những em viết đoạn văn hay. ----------------------------- ĐẠO ĐỨC NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiếp theo ) I/MỤC TIÊU: - Biết được con người ai cũng có tổ có tiên và mỗi người ai cũng phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên . II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1/ Bài cũ : H:Chúng ta cần có trách nhiệm gì đối với tổ tiên, ông bà ? 2/Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động của giáo viên b/ Thực hành: Hoạt động 1: bài tập 4/SGK -Tổ chức cho lớp hoạt động nhóm. -Phân công khu vực để các nhóm treo tranh ảnh sưu tầm được về ngày giỗ tổ Hùng Vương. -Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. -Nêu câu hỏi học sinh trả lời H:Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ngày nào? H:Đền thờ Hùng Vương ở đâu ? H:Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước ta ? H:Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10-3(âm lịch ) hàng năm thể hiện điều gì ? *GVKL: Chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã có công dựng nước. Việc làm đó đã trở thành tục lệ, nhân dân ta có câu:” Dù ai đi.mòng 10/3’’. Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng ho. -Yêu cầu một số HS giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ mình. H:Em có tự hào về truyền thống đó không ? H:Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống đó ? *KL: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình . Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đó. Hoạt động 3: Bài tập 3/sgk - Cho HS đọc những câu ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “ Biết ơn tổ tiên”. -Cả lớp trao đổi nhận xét. Hoạt động của học sinh Bài tập 4: Tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương - Đính các bài báo đã sưu tầm được. - Đại diện các nhóm lên giới thiệu về tranh ảnh và thông tin mà nhóm mình sưu tầm được. - Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10-3 (âm lịch ) hàng năm. - Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ. - Các vua Hùng đã có công dựng nước - Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - Nối tiếp giới thiệu- Nhận xét -Nêu ý kiến -Lắng nghe -Nối tiếp đọc- nhận xét Ví dụ: Con người có tổ có tông Nhưcây có cội như sông có nguồn.. 3/Củng cố- dặn dò : -Giáo viên khen ngợi những học sinh chuẩn bị tốt phần sưu tầm ở nhà. -Học sinh đọc lại phần ghi n ... Vừa đi vừa hô khẩu hiệu “ Đả đảo đế quốc”, “ Đả đảo Nam Triều !”, “ Nhà máy về tay thợ thuyền !”, “ Ruộng đất về tay dân cày !” .. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho ném bom vào đoàn người. - Tức nước vỡ bờ nhân dân ta quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp với ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất 2. Những chuyển biến mới: -suy nghĩ trả lời –nhận xét, bổ sung - Trong những năm 1930-1931,trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh có chính quyền Xô viết không hề xảy ra trộm cắp . Chính quyền bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bãi bỏ tệ cờ bạc,..cũng bị đả phá . Đặc biệt là chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xóa bỏ các thứ thuế vô lí . - Người dân ai cũng thấy phấn khởi thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm . 3) Ý nghĩa: - Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 3/Củng cố dặn dò : -Cho học sinh nêu lại ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh . -Về nhà học kĩ bài , xem trước bài “ Cách mạng mùa thu” . -Giáo viên nhận xét qua tiết học . ----------------------------- Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012 TOÁN VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I/MỤC TIÊU : Giúp học sinh -Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân( Dạng đơn giản) -Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - Giáo dục tính cẩn thận, tập trung chú ý. II/PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên chuẩn bị bảng đơn vị đo độ dài . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ : Gọi hai HS ghi tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại. 2/Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng b/ Hướng dẫn HS ôn tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài. Em hãy nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé. Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề . H . Hai đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Cho học sinh nêu quan hệ một số đơn vị đo thông dụng. Hoạt động 2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân . Gọi học sinh nêu cách làm . Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân em làm thế nào ? Hoạt động 3: thực hành . Bài 1: Cho học sinh làm vào vở. Giáo viên lưu ý cho học sinh : trường hợp phân số thập phân có mẫu số 100 nhưng tử số chỉ 1 chữ số thì thêm 0 sau dấu phẩy sao cho số chữ số phần thập phân bằng số chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân . - HS nhận xét, giải thích cách làm. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cho học sinh làm vào vở –Gọi 2 học sinh lên bảng làm . HS nhận xét, giải thích cách làm. Bài 3: Học sinh làm bài vào vở – gọi học sinh lên bảng làm và trình bày cách làm. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và ghi điểm . 3/Củng cố - dặn dò : -Dặn học sinh về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “luyện tập” . -Giáo viên nhận xét qua tiết học. Hoạt động của học sinh Km, hm, dam, m, dm ,cm ,mm. 1km =10hm ; 1m =10dm . 1hm=km=0,1km ; 1dm=m=0,1m 1hm =10dam 1dam=hm=0,1hm 1dam =10m 1m=dam=0,1dam . Hai đơn vị đo độ dài liền kề gấp kém nhau 10 lần. Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng hay bằng 0,1 đơn vị liền trươc nó . 1km= 1000m 1m = km=0,001km 1m =100cm ;1cm=m=0,01m 1m = 1000mm ; 1mm =m = 0,001m Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống 6m4dm = 6m = 6,4m . Vậy 6m4dm = 6,4m . Ví dụ 2:Học sinh thực hiện cách đổi . 3m5cm = 3m= 3,05m . 8m23cm = 8m = 8,23m Chuyển đổi thành hỗn số với đơn vị đo cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân . Bài 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 8m6dm = 8m = 8,6m . 2dm2cm = 2dm = 2,2dm . 3m7cm = 3m = 3,07m . 23m13cm = 23m = 23,13m . Bài 2: Viết dưới dạng số thập phân có số đo là mét. 3m4dm = 3m = 3,4m . 2m5cm = 2m = 2,05m . 21m36cm = 21m = 21,36m . Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 5km 302m = 5km = 5,302km. 5km75m=5km =5,075km . 302m= km =0,302km . ----------------------------- KĨ THUẬT : NẤU CƠM ( tiếp theo ) I/MỤC TIÊU : - Học sinh cần phải biết cách nấu cơm . - Biết chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu để nấu cơm. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gạo tẻ , nồi cơm điện, dụng cụ đong gạo, rá, chậu để vo gạo, đũa dùng để nấu cơm, xô chứa nước sạch. - Phiếu học tập . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1)Bài cũ: Nêu các bước chuẩn bị nấu cơm? 2/ Dạy bài mới: a/Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. b/Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách nấu cơm bằng nồi cơm điện ở gia đình. H: Có mấy cách nấu cơm ? Đó là những cách nào ? H: Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện có những điểm nào giống và khác nhau ? -Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 sgk. GV và HS dưới lớp quan sát nhận xét. H: Ở gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó. H: Nấu cơm điện cũng cần đảm bảo sản phẩm như thế nào? Hoạt động của học sinh - Có hai cách nấu cơm chủ yếu là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp và nấu cơm bằng nồi cơm điện. +Giống nhau : - Trước khi nấu cơm cần lấy gạo đủ nấu, nhặt bỏ thóc, sạn lẫn trong gạo và vo sạch gạo. - Khi cho nước vào nồi nấu cơm cần dựa vào lượng gạo. +Khác nhau : về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm. Học sinh lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện. - Nêu - Cơm chín đều, dẻo, không khô hoặc nhão. Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.( HS làm bài cá nhân) Phiếu học tập . 1/ Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện ..... 2/ Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện và cách thực hiện : ..... 3/Trình bày cách nấu cơm bằng nồi cơm điện : ..... 4/ Theo em, muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện đạt yêu cầu ( chín đều, dẻo ), cần chú ý nhất khâu nào ? ..... 5/ Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng nồi cơm điện .. 3/Củng cố - dặn dò : -Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau : “ luộc rau” . -Giáo viên nhận xét tiết học đánh giá thái độ học tập học sinh . ----------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU : LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA ( GT ) I/MỤC TIÊU : -Học sinh phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 . -BT2 ( bỏ ) . -Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa BT3 . II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1/ Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra Đặt câu với các từ ngữ:-Tả tiếng sóng - Tả làn sóng nhẹ - Tả đợt sóng mạnh. Giáo viên nhận xét ghi điểm . 2/Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. b/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Hoạt động của giáo viên Bài tập 1 :Yêu cầu HS đọc bài . Trong từ in đậm từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa ? Yêu cầu HS làm vở bài tập. Gọi HS chữa bài Nhận xét bài làm học sinh . Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc bài. Học sinh làm bài theo nhóm, các nhóm trình bày. Nhận xét khen các nhóm đặt câu hay Giải nghĩa cho học sinh . 3/Củng cố - dặn dò: -Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần ghi nhớ đã học. -Nhắc HS về nhà xem trước bài “ Mở rộng vốn từ : thiên nhiên”. - Giáo viên nhận xét qua tiết học. Hoạt động của học sinh Bài tập 1 : a. Từ chín ( hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch ) ở câu 1 với từ chín ( suy nghĩ kỹ càng )ở câu ba thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu hai . b.Từ “đường” (vật nối liền 2 đầu ).Ở câu 2 với từ “đường”là lối đi, ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.Chúng đồng âm với từ “đường” là chất kết tinh vị ngọt ở câu 1 c.Từ “vạt” là mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi Ở câu 1 với từ “vạt” là thân áo, ở câu ba thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. chúng đồng âm với từ “vạt” là đẽo xiên ở câu hai . Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ: cao, nặng, ngọt. -Đặt câu. a. Em cao hẳn hơn các bạn trong lớp. Hãng bánh kinh đô đạt hàng Việt Nam chất lượng cao . b.Chiếc xe ô tô có trọng tải rất nặng. Bệnh ông em càng ngày càng nặng hơn . c.Quả dưa hấu này thật ngọt . Bạn Lan ăn nói thật ngọt. Tiếng đàn nghe thật ngọt. -------------------------------------------- KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I/ MỤC TIÊU : - Kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên . - Biết trao đổi trách nhiệm của con người với thiên nhiên ; biết nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn . - GDHS : bình tĩnh, mạnh dạn trước tập thể . II/PHƯƠNG TIỆN: HS đọc trước một số truyện nói về quan hệ giữa con ngừời với thiên nhiên, truyện cổ tích ngụ ngôn, truyện thiếu nhi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1/ Bài cũ : Gọi 2 HS kể đoạn 1 và đoạn 2 câu chuyện “ Cây cỏ nước Nam” . Giáo viên nhận xét học sinh kể. 2/Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động của giáo viên b/Hướng dẫn HS kể chuyện. *H/d HS hiểu đúng yêu cầu đề bài . - Gọi HS đọc đề - Ghi bảng - Gợi ý tìm hiểu đề - gạch dưới những từ quan trọng của đề bài . -Nhắc HS : những truyện đã nêu ở gợi ý 1 như : “ Cóc kiện trời”,“Con chó nhà hàng xóm”, “Người hàng xóm”...là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể các câu chuyện ngoài sgk. - Cho một số HS nối tiếp nêu tên truyện sẽ kể. *Hướng dẫn HS thực hành KC H:Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp ? -- Cho HS luyện kể theo nhóm đôi Quan sát cách kể chuyện của các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. - Cho HS thực hành KC Nhận xét, ghi điểm, Tuyên dương HS kể hay. Hoạt động của học sinh Đọc đề bài – Lớp theo dõi. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. -3 HS đọc gợi ý 1,2,3 sgk cả lớp theo dõi . - Nối tiếp nêu tên câu chuyện mình sẽ kể . Ví dụ : Tôi muốn kể câu chuyện về một chú chó tài giỏi, rất yêu quí chủ, đã nhiều lần cứu chủ thoát chết. Tôi đọc truyện này trong cuốn “ Tiếng gọi nơi hoang dã” của nhà văn Giắc lơn- đơn. -KC theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết , ý nghĩa của chuyện. -Thi kể chuyện trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nội dung ý nghĩa của chuyện. - Nhận xét, bình chọn những bạn kể những câu chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất . 3/Củng cố - dặn dò : -Dặn học sinh đọc trước nội dung tiết kể chuyện “ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.Nhớ lại một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác. -Giáo viên nhận xét tiết học. -----------------------------
Tài liệu đính kèm: