Giáo án khối 5 môn Kể chuyện

Giáo án khối 5 môn Kể chuyện

I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào các tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.

- Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 môn Kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kể chuyện
Tiết 1: Sự tích hồ ba bể
I. Mục tiêu:
- Dựa vào các tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
- Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Giới thiệu bài
Trong chương trình TV 4, phân môt kể chuyện giúp các em có kỹ năng kể lại câu chuyện đã đọc, được nghe. Những câu chuyện bổ ích và lý thú sẽ giúp các em hiểu thêm về cuộc sống, con người, những sự vật hiện tượng quanh mình và thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên.
B.Bài mới:
* GV giới thiệu:
- Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện gì?
- Tên câu chuyện cho biết điều gì?
- GV cho HS quan sát và xem tranh hồ Ba Bể.
* GV kể
- GV kể lần 1: GV kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết, chú ý phần giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to.
- Dựa vào hiểu biết của HS. GV có thể yêu cầu HS giải nghĩa các từ: cầu phúc, giao long, bà goá, làm việc thiện, bâng quơ. Nếu HS không hiểu GV giải thích.
- Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện.
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
+ Mọi người đối xử với bà ra sao?
+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ?
+ Chuyển gì đã xảy ra trong đêm?
+ Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì?
+ Trong đêm lễ hội chuyện gì xảy ra?
+ Mẹ con bà goá đã làm gì?
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
* Hướng dẫn kể từng đoạn
- Chia nhóm cho HS kể lại từng đoạn.
- Kể trước lớp, yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
* Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất đ cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò
- Câu chuyện cho biết điều gì?
- Ngoài sự giải thích hồ Ba Bể câu chuyện còn mục đích nào không?
- GV liên hệ.
- Dặn dò: HS về nhà kể.
1'
3'
14'
7'
8'
2'
- 1HS trả lời: Câu chuyện sự tích hồ Ba Bể.
- Câu chuyện sẽ giải thích về sự hình thành(ra đời) của hồ Ba Bể.
- HS nghe.
- HS vừa nghe, quan sát tranh.
- Giải thích từ ngữ theo ý hiểu của mình.
- HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
+ Không biết từ đâu đến, trông bà gớm ghiếc, người gầy còm, lở loét xông lên mũi hôi thối, bà luôn miệng kêu đói.
+ Mọi người đều xua đuổi bà.
+ Mẹ con bà goá đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại.
+ Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn.
+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà goá 1 gói tro và 2 mảnh vỏ trấu.
+ Lụt lội xảy ra, tất cả mọi vật đều chìm.
+ Dùng thuyền cứu người bị nạn.
+ Chỗ đất sụp là hồ Ba Bể, nhà 2 mẹ con thành 1 hòn đảo nhỏ ở giữa hồ.
- Chia 4 nhóm lên trình bày mỗi nhóm chỉ kể 1 tranh.
Nhận xét sau mỗi lần kể.
- 2 đến 3 HS kể trước lớp.
- Nhận xét.
- Câu chuyện cho biết ự hình thành hồ Ba Bể.
- Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành.
Kể chuyện
Tiết 2: kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Kể lại truyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình truyện thơ Nàng Tiên ốc.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện, con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
- HS :SGK
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 em kể lại câu chuyện " Sự tích Hồ Ba Bể" 
Nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
* GV giới thiệu:
- Giới thiệu dựa vào tranh minh hoạ SGK.
*Tìm hiểu câu chuyện:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sống.
+ Con ốc bắt được có gì lạ?
+ Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
- Tương tự HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi.
+ Khi rình xem, bà lão thấy điều gì kỳ lạ?
+ Khi đó, bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
* Hướng dẫn kể 
- Chia 3 nhóm cho HS kể lại từng đoạn dựa vào các câu hỏi của từng đoạn.
- Kể trước lớp.
* Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- Nhận xét - tìm ra bạn kể hay nhất.
- Rút ra ý nghĩa của truyện.
3. Củng cố - dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa của truyện.
- HS liên hệ.
- Dặn dò: HS về nhà kể lại truyện cho mọi người nghe.
3'
1'
10'
9'
10'
- 2 em kể nối tiếp.
- 1 em kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa.
- HS quan sát.
- Lắng nghe.
- 4 em đọc.
+ Bà lão sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Rất xinh, vỏ xanh.
- Không bán, thả vào chum nước.
- Đi làm về thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn được cho ăn, cơm nấu sẵn, vườn ra sạch cỏ.
+ Nàng tiên từ chum nước bước ra.
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Họ sống hành phúc, yêu thương nhau.
- HS kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm lên kể.
- Kể trong nhóm.
- 2 - 3 em kể.
- Nhận xét.
- HS nhắc lại.
Kể chuyện
Tiết 3 : kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện( mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình yêu thương con người.
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn bè về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Nghe và nhận xét đúng lời bạn kể.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết gợi ý 3 SGK.
- Sưu tầm 1 số truyện đã nghe, đã đọc.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1 HS kể lại câu chuyện: Nàng Tiên ốc.
B. Bài mới:
* GV giới thiệu:
- Giới thiệu trực tiếp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà.
*Hướng dẫn kể chuyện:
. Tìm hiểu yêu cầu đề:
- Gạch chân những từ cần lưu ý.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý.
- GV khuyến khích các em nên kể những câu chuyện ngoài SGK.
- Dán bảng phụ ghi sẵn gợi ý 3 và nhắc nhở HS trước và trong khi kể cần lưu ý một số điều.
+Thực hành kể, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Kể theo cặp.
- Thi kể trước lớp: GV mời những HS xung phong và chỉ định một số HS khác lên kể.
- GV dán tờ tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng.
- Khen ngợi HS có trí nhớ tốt kể diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá.
- Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò
- Đánh giá, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về sưu tầm và tập kể thêm nhiều câu chuyện.
5'
28'
2'
- 1HS lên kể lại.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS giới thiệu những câu chuyện các em đã chuẩn bị.
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS đọc, nối tiếp gợi ý 1,2,3,4. Cả lớ theo dõi SGK.
- Lớp đọc thầm lại gợi ý 1.
- Lớp đọc thầm gợi ý 3.
- Các cặp kể cho nhau nghe.
- HS lên kể các câu chuyện của mình. Lớp nhận xét đánh giá theo bảng tiêu chuẩn.
Kể chuyện
Tiết 4: kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Kể lại được nội dung câu chuyện bằng lời của mình.
- Hiểu truyện và trao đổi với bạn bè vè ý nghĩa câu chuyện, theo dõi và nhận xét bạn kể chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1(a, b, c, d).
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên kể 1 câu chuyện đã nghe, đọc về lòng yêu thương con người.
- Nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
* GV giới thiệu:
- Giới thiệu trực tiếp
*GV kể chuyện.
+ Kể lần 1: Vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ.
+ Kể lần 2: Trước khi kể yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1.
- Kể kết hợp sử dụng tranh minh hoạ . *Hướng dẫn kể
- Yêu cầu 1: Dựa vào nội dung câu chuyện để trả lời.
- Treo bảng phụ.
- TRước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
- Nhà vua làm gì?
- Thái độ mọi người.
- Tại sao vua thay đổi?
+ Yêu cầu 2, 3: Kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa.
- Kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp: GV gọi một số HS xung phong và chỉ định thêm một số học sinh khác lên kể.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa của truyện.
- HS liên hệ.
- Dặn dò: HS về nhà kể lại truyện cho mọi người nghe.
3'
1'
10'
9'
10'
2’
- 2 HS lên kể.
- Lớp nhận xét.
- Nghe và giải nghĩa từ khó được chú thích sau truyện.
- Nghe và quan sát tranh minh hoạ.
- 1 HS đọc lần lượt các câu hỏi a, b, c, d. Lớp lắng nghe và suy nghĩ trả lời.
- Truyền nhau hát một bài lên án thói hống hách tàn bạo của nhà vua và nỗi thấu khổ của nhân dân.
- Ra lệnh bắt tên sáng tác bài hát. Do không tìm được nên đã tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Lần lượt khuất phục chỉ một nhà thơ im lặng.
- Vì khâm phục và kính trọng nhà thơ.
- Các cặp kể cho nhau nghe và nhận xét trao đổi vè ý nghĩa câu chuyện.
- Mỗi HS kể xong đều nói lên ý nghĩa câu chuyện. 
Kỹ Thuật
Bài 1: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu(Tiết1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 1 số sản phẩm may, khâu, thêu và dụng cụ cắt, khâu, thêu.
- HS: Vải, kéo, kim, chỉ, khung thêu.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ cắt, khâu, thêu của HS.
- Nhận xét chung.
B. Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm may, khâu, thêu(túi, khăn tay, vỏ gối...) và nếu: đây là những sản phẩm được hoàn thành tư cách khâu, thêu trên vải. Để làm được những sản phẩm này, cần phải có những vật liệu dụng cụ nào và phải làm gì, cô cùng các em đi tìm hiểu bài học hôm nay. GV ghi bảng tên bài học.
2 - Bài hoạt động:
*HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a. Vải:
- GV kết hợp cho HS đọc SGK với quan sát màu sắt, hoa văn, độ dày mỏng của một số mẫu vải để nhận xét về đặc điểm của vải. Bổ sung nếu thiếu.
- GV hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu.
b. Chỉ:
- G ... ận nội dung HĐ2.
*HĐ3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống.
+ Về xây dựng?
+ Về sản xuất?
+ Về làm vũ khí?
- Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận.
- GV nêu giới thiệu thành cổ Loa và tác dụng của nó.
*HĐ4: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà.
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ " Từ năm 2007 trước công nguyên.... phong kiến phương bắc" hỏi:
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương bắc.
C. Tổng kết - dặn dò
- 2 - 3 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- NX giờ học- về nhà học bài.
3'
1'
7'
7'
8'
7'
2'
- 3 HS 
- HS đọc SGK.
+ Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc nước Văn Lang.
+ Trồng lúa, chế tạo đồ đồng, trồng trọt, chăn nuôi, phong tục giống người Lạc Việt.
- HS thảo luận sau gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Vì họ có chúng giặc ngoại xâm.
- Người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt là người Âu Việt là Thụ Phán An Dương Vương.
- Tên nước là Âu Lạc ở vùng cổ Loa thuộc huyện Đông Anh Hà Nội ngày nay.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi.
- Một số em nêu sau đó nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- HS : Vì người dân Âu Lạc đoàn kết thành kiên cố, tướng giỏi...
- Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm con dể An Dương Vương để điều tra và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nước Âu Lạc.
Lịch sử - địa lý
 Tiết 6 Bài 1: dãy hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn( vị trí địa hình khí hậu).
- Mô tả đỉnh núi Phan - xi - păng.
- Tự hào về cảnh đẹp của đất nước VN.
II. đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Tranh ảnh dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan xi păng.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số con sông trên bản đỗ Chỉ vị trí tỉnh Bắc Giang trên bản đồ.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu - ghi bảng
2) Phát triển bài:
*HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV chỉ bản đồ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và hỏi:
+ Kể tên những dãy núi chính ở phí bắc nước ta, trong những dãy núi đó dãy núi nào dài nhất?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của Sông Hồng, Sông Đà?
+ Dãy Hoàng Liên Sơn rộng bao nhiêu km, dài bao nhiêu km?
+ Đỉnh và sườn núi như thế nào? 
*HĐ2: Thảo luận nhóm.
- GV cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:
- Chỉ đỉnh núi Phan xi păng và cho biết độ cao của nó?
- Tại sao đỉnh Phan xi păng được gọi là lóc nhà của tổ quốc?
- Mô tả đỉnh phan xi păng.
*HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- GV nhận xét phần trả lời của HS.
- HS chỉ vị trí của Sapa và trả lời câu hỏi mục 2 trong SGK.
- GV sửa hoàn thiện và nói: Sapa chỉ có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía bắc.
C. Tổng kết - dặn dò
- GV tổng kết lại ND chính của bài.
- HS về nhà học và làm bài tập.
3'
1'
9'
10'
10'
2'
- 3 HS 
- Hoàng Liên Sơn dãy núi cao và đồ sộ nhất VN.
- HS dựa vào kênh chữ ở mục 1 SGK để trả lời.
- HS trình bày.
- NX bổ sung.
- HS làm việc nhóm.
- Hết thời gian đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
2. Khí hậu lạnh quanh năm.
- 1- 2 em trả lời.
- NX bổ sung.
- 3 HS chỉ vị trí của Sapa.
Lịch sử 
 Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS nêu được:
- Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta không chịu khuất phục liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Kể tên các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu - ghi bảng
2) Phát triển bài:
*HĐ1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta:
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ " Sau khi Triệu Đà... sống theo luật pháp của người hán" 
- GV H: Sau khi thôn tính được nước ta các triều đại phong kiến phương bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào với nhân dân ta?
- GV cho HS thảo luận theo yêu cầu: Tìm sự khác biệt với kinh tế văn hoá, chủ quyền trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ.
- GV kết luận: Từ năm 179 TCN đến năm 938 các triều đại phong kiến phương bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta chúng biến nước ta thành một quận huyện của chúng và áp bức bóc lột nhân dân ta vô cùng cực khổ. Không chịu khuất phục nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa chống lại phong kiến phương bắc. 
*HĐ2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương bắc.
- GV phát phiếu cho từng học sinh.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK và điền các thông tin về cuộc khởi nghĩa.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV NX bổ sung.
- GV hỏi từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại phong kiến phương bắc?
- GV chốt nội dung hoạt động 2
C. Tổng kết - dặn dò
- HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- NX tiết học - dặn dò về nhà học bài.
3'
1'
29'
2'
- 2 HS trả lời.
- NX 
- HSđọc thầm.
- HS trả lời
+ Chia nước ta thành nhiều quận huyện do người Hán cai quản.
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tề giác, bắt chim quý...
+ Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta...
- HS thảo luận nhóm.
- TRình bày bổ sung ý kiến.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 em nêu, HS khác theo dõi bổ sung.
- 9 cuộc khởi nghĩa mở đầu là khởi nghĩa Hai Bà Trưng kết thúc là khởi nghĩa Ngô Quyền.
địa lý
 Bài 2: một số dân tộc ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức
- Xác lập môí quan hệ địa lý và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
II. đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí VN.
- Tranh ảnh SGK.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn? chỉ bản đồ
- Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu - ghi bảng
2) Phát triển bài:
1.Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
*HĐ1: Làm việc cá nhân
- HS dựa vào hiểu biết của mình và mục 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Dân cư HOàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
+ Xếp thứ tự các dân tộc(Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao
+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?
2. Bản làng với nhà sàn:
*HĐ2: Làm việc nhóm.
- Dựa vào mục 2 trong SGK, tranh ảnh bản làng nhà sàn và vốn hiểu biết. HS trả lời câu hỏi.
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ở nhà sàn?
+ Nhà được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay ở đây có gì thay đổi về nhà sàn?
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
*HĐ3: Làm việc theo nhóm.
Dựa vào mục 3 SGK và tranh ảnh để trả lời:
- Nêu những hoạt động của chợ phiên
- Kể tên một số hàng hoá được bán ở chợ?
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét trang phục của các dân tộc?
C. Tổng kết - dặn dò
- 2 em đọc ghi nhớ cuối bài
- NX giờ học về nhà học bài.
3'
1'
29'
2'
- 2 em trả lời.
- NX cho điểm
- 1 HS đọc mục 1 SGK
- HS trình bày trước lớp.
- 2 HS đọc SGK sau đó trả lời.
+ ở sườn núi hoặc thung lũng.
+ ít nhà
+ Chống thú giữ ẩm thấp.
+ Gỗ, tre, nứa.
+ Nhiều nơi có nhà sàn lợp mái ngói
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- NX bổ sung.
địa lý
 bài 4 : Trung du bắc bộ
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Nêu được quy trình chế biến chè.
- Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
II. đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí TNVN.
- Bản đồ hành chính VN.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề gì? Nghề nào là chính?
- Kể tên một số sản phầm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn?
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu - ghi bảng
2) Phát triển bài:
1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:
*HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay Đồng Bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- GV cho HS chỉ bản đồ các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Bắc Giang những tỉnh có vùng đồi trung du.
2. Chè và cây ăn quả ở trung du:
*HĐ2: Làm việc nhóm.
- Dựa vào kênh chữ, kênh hình mục 2SGK, HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
- Trung du Bắc Bộ thích hợp với việc trồng những loại cây gì?
- H1,H2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang.
- Em biết gì về chè Thái Nguyên và chè ở đây dùng để làm gi?
- ở trung du Bắc Bộ xuất hiện loại trang trại nào?
3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:
*HĐ3: Làm việc cả lớp
GV hỏi: 
- Vì sao vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
- Dựa vào tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng loại cây gì?
C. Tổng kết - dặn dò
- 2 em nhắc lại bài học.
- NX giờ học về nhà học bài.
3'
1'
29'
2'
- 2 em trả lời.
- NX cho điểm
- 1 HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nằm giữa vùng núi và đồng bằng.
+ Đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
+ Vừa của Đồng Bằng, vừa của Miền Núi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- NX bổ sung.
- Cây ăn quả: Cam, Chanh, Dứa, Vải...
- Cây công nghiệp: Chè.
- HS trả lời - bổ sung:
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt, đốt phá bừa bãi...
- Trồng keo, trẩu, sở....
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- NX bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an KC.doc