Giáo án khối 5 năm 2010 - Tuần 6

Giáo án khối 5 năm 2010 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

-Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

-Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

-Cảm phục và noi theo những gươnmg có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội

HS khá, giỏi: Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 năm 2010 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Thứngàytháng..năm2010
TIẾT 1: 	 ĐẠO ĐỨC	 
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu:
-Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
-Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
-Cảm phục và noi theo những gươnmg có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội
HS khá, giỏi: Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên + học sinh: Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Đọc lại câu ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của câu ấy.
- 1 học sinh trả lời
3. Giới thiệu bài mới: 
- Có chí thì nên (tiết 2)
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3
Phương pháp: Thảo luận, thực hành, động não
- Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết 
- Học sinh làm việc cá nhân , kể cho nhau nghe về các tấm gương mà mình đã biết 
_Gv viên lưu ý 
+Khó khăn về bản thân : sức khỏe yếu, bị khuyết tật 
+Khó khăn về gia đình : nhà nghèo, sống thiếu thốn tình cảm 
+Khó khăn khác như : đường đi học xa, thiên tai , bão lụt 
- HS phát biểu 
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn vượt khó .
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
* Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
- Làm việc cá nhân
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại 
- Nêu yêu cầu 
- Tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục 
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
- Trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Tập hát 1 đoạn:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2 lần)
- Học sinh tập và hát
- Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên”
- Thi đua theo dãy 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Thực hiện kế hoạch “Giúp bạn vượt khó” như đã đề ra.
- Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 2: 	TOÁN	 
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
-Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.
BT cần làm:1a(2 số đo đầu),1b(2 số đo đầu),2,3( cột 1),4.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, SGK, bảng con 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh nêu miệng kết quả bài 3/32. 
- Học sinh lên bảng sửa bài 4
_ 1 HS lên bảng sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
Để củng cố, khắc sâu kiến thức về đổi đơn vị đo diện tích, giải các bài toán liên quan đến diện tích. Chúng ta học tiết toán “Luyện tập” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách viết các số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b ... 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nêu cách làm 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (đổi đơn vị đo). 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài giải thích cách đổi 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm bàn 
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS phải đổi đơn vị rồi so sánh
+ 61 km2 = 6 100 hm2
+ So sánh 6 100 hm2 > 610 hm2 
- Giáo viên theo dõi cách làm để kịp thời sửa chữa. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm đôi (thi đua) 
Phương pháp: Đ. Thoại, thực hành 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải và tự giải. 
- 2 học sinh đọc đề 
- Học sinh phân tích đề - Tóm tắt 
- Học sinh nêu công thức tìm diện tích hình vuông , HCN
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Học sinh làm bài và sửa bài 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ. Thoại, động não, thực hành 
(Thi đua ai nhanh hơn) 
- Củng cố lại cách đổi đơn vị 
- Tổ chức thi đua 
6 m2 = . dm2 
3 m2 5 dm2 = ..dm2
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 4
- Chuẩn bị: “Héc-ta” 
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 3: 	LỊCH SỬ 	 
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 
Mục tiêu:
Biết ngày 05-6-1911 tại bến Nhà Rồng( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nườc thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó)ra đi tìm đường cứu nước.
HS khá, giỏi:Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết địng ra đi tìm con đường mới để cức nước:không tán thành các con đư¬2ng cức nước của các nhà yêu nước trước đó.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. 
- 	Trò : SGK, tư liệu về Bác 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. 
- Giáo viên treo một giỏ trái cây. Trò chơi “Bão thổi” ® 3 em.
- 3 học sinh chọn 1 quả (có đính câu hỏi) ® đọc câu hỏi ® trả lời. 
+ Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu? 
- Học sinh nêu 
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du? 
- Học sinh nêu 
+ Vì sao phong trào thất bại? 
- Học sinh nêu 
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. 
- 1 học sinh nhắc lại tựa bài 
® Giáo viên ghi bảng 
4. Phát triển các hoạt động: 
1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động lớp, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm. 
- Học sinh đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm. 
- Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận: 
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? 
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. 
® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút. 
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng. 
- Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. 
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đóng vai, vấn đáp, đàm thoại 
- Tiết trước, cô đã phân công các em chuẩn bị tiểu phẩm “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước”. Mời các em lên thực hiện phần chuẩn bị của mình. 
- 3 học sinh thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê). 
- Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó, hãy cho biết: 
a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
a) Học sinh nêu: để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp. 
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911. 
® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. 
Ÿ Giáo viên chốt: 
Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- 1 học sinh đọc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân 
Phương pháp: Động não, trò chơi, hỏi đáp
- Giáo viên phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi “Hái hoa dâng Bác”. 
- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói từ “Hết” ® nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả lời ® trả lời Đ : 1 bông hoa.
- Học sinh thi đua 
* Một số câu hỏi: 
- Nguyễn Tất Thành là tên gọi của Bác Hồ, đúng hay sai? 
- Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? 
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? 
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? 
- Vì sao Bến Cảng Nhà Rồng được công nhận là 1 di tích lịch sử? 
- Bến Cảng Nhà Rồng nằm ở Tp.HCM hay Hà Nội? 
(GV kết hợp yêu cầu học sinh xác định vị trí Tp.HCM trên bản đồ). ... õng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn. 
* Hoạt động 2: HD HS lập dàn ý. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành
- Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. 
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý 
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. 
- Lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm. 
- Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý gt về 1 cảnh sông nước. 
- Giáo viên nhận xét. 
- Lớp nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp. 
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 2: 	TOÁN	 
LUYỆN TẬP CHUNG 
Mục tiêu:
_Biết so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
-Giải bài toán: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
BT cần làm:1,2(a,d),4
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Hệ thống câu hỏi gợi mở, bảng phụ, phấn màu, tình huống xảy ra trong quá trình giảng dạy. 
- 	Trò:- Xem trước, định hướng giải các bài tập giáo viên giao ở tiết trước 
- Vở nháp, SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung
C1) Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình vuông?
Tìm diện tích HV biết cạnh 5cm?
- 1 học sinh
C2) Nêu quy tắc và công thức tính S hình chữ nhật?
Tìm diện tích hình chữ nhật biết CD: 8cm ; CR: 6cm
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: 
GTB: Trước khi chia tay các dạng toán điển hình đã học, các phép tính về + - x : phân số. Hôm nay, thầy trò chúng ta ôn tập lại những kiến thức cơ bản đó thông qua tiết “Luyện tập chung”
- GV ghi bảng
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn so sánh 2 phân số 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
-Giáo viên gợi mở để học sinh nêu các trường hợp so sánh phân số
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số
- So sánh 2 phân số cùng tử số
- Học sinh hỏi - HS trả lời
- So sánh 2 phân số với 1
- Học sinh nhận xét
- So sánh 2 phân số dựa vào phân số trung gian
Ÿ Giáo viên chốt ý
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh
- Học sinh sửa bài miệng
* Hoạt động 2: Ôn tập cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành
- Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét tiếp tục đặt câu hỏi 
- Muốn cộng (hoặc trừ )2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Muốn nhân (hoặc chia) 2 phân số ta làm sao?
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài với hình thức ai làm nhanh lên chích bong bóng sửa bài tập ghi sẵn trong quả bong bóng.
* Hoạt động 3: Giải toán
- Hoạt động nhóm (6 nhóm)
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, quan sát, dùng sơ đồ 
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên
- Học sinh di chuyển về nhóm 
- Giáo viên phổ biến nội dung thảo luận. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK/34 đọc 3 bài toán: 3, 4 . 
- Học sinh mở SGK đọc 1 em 1 bài. 
- Giáo viên: nhiệm vụ của các em thảo luận theo nhóm để tìm cách giải. Nội dung cụ thể cô đã ghi sẵn trên phiếu. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đại diện nhóm lên bốc thăm. 
- Học sinh lên bốc thăm 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận 5 ® 7’
- Học sinh thảo luận 
- Hết giờ thảo luận học sinh trình bày kết quả. 
1) Đọc đề 
2) Tóm tắt đề, phân tích đề 
3) Tìm phương pháp giải 
Ÿ Bài 3: Tóm tắt 
- Học sinh nhóm khác bổ sung
- Gọi diện tích khu đất gồm 10 phần là 50000m2 
- Giáo viên chốt cách giải
- Diện tích hồ nước cần tìm là 3 phần 
- Học sinh làm bài vào vở 
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần 
* Đại diện nhóm tìm hiểu bài tập 4/34. 
- Bước 2: Tìm S hồ nước 
- Học sinh trình bày 
Ÿ Bài 4: Tóm tắt 
- Giáo viên lắng nghe, chốt ý để học sinh hiểu rõ hơn. 
- Giáo viên cho học sinh làm bài. 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài (Ai nhanh hơn) Ai giải nhanh nhất lên sửa. 
Tuổi bố:
Tuổi con: 
Coi tuổi bố gồm 4 phần 
Tuổi con gồm 1 phần 
- Vậy tuổi bố gấp 4 lần tuổi con
 4 lần là tỉ số 
- Bài này thuộc dạng gì ?
- Bố hơn con 30 tuổi. 30 tuổi là hiệu 
- Học sinh sửa bài bằng cách đổi vở cho nhau. 
- Học sinh trình bày 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại kiến thức cần ôn. 
a - b = 25
a : b = 6
- Thi đua giải nhanh 
Tìm a ; b 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị “Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 3: 	ÂM NHẠC
-------------------------------
TIẾT4: 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ( ND ghi nhớ).
-Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể) BT1 mục III);đặt câu với một cặp từ đồng âm theo yêu cầu BT2.
HS khá, giỏi:đặt câu được với 2,3 cặp từ đống âm ở BT1( mục III).
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Giỏ trái cây nhựa đính câu hỏi (để KTBC) - Bảng phụ ghi sẵn 3 cách hiểu ví dụ trang 69 - Bộ thẻ chia nhóm ngẫu nhiên (6 nhóm) - Phiếu ghi yêu cầu cho 6 nhóm - Bảng phụ ghi bài ca dao vui. 
- 	Trò : Xem trước bài 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác” 
- Bốc thăm chọn những học sinh được kiểm tra bài cũ: 3 em 
- Dùng giỏ trái cây (nhựa) để học sinh chọn câu hỏi. 
- Trả lời: 
1) Tìm những từ có tiếng “hữu” chỉ bạn bè. Đặt câu với 1 từ.
2) Tìm những từ có tiếng “hợp” chỉ gộp lại thành lớn hơn. Đặt câu với 1 từ. 
3) Nêu hoàn cảnh sử dụng 3 TN đã học trong tiết trước.
Ÿ Đánh giá, nhận xét chung 
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Theo sách giáo viên /161
- Nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận biết hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. 
- Hoạt động nhóm bàn, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, hỏi đáp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn. 
- Đọc nội dung phần Nhận xét /69
- Thảo luận để trả lời hai câu hỏi. 
- Phát biểu ý kiến 
- Xác định số học sinh hiểu đúng cách chơi chữ trong ví dụ. 
- Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách hiểu câu văn: 
- Hổ mang bò lên núi.
- mang: ® hành động mang vác
_ hổ mang : tên loài rắn độc
- bò: ® trườn, bò (hành động)
 con bò 
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? 
- Vì người viết biết dùng từ đồng âm (mang) để chơi chữ. “mang” có lúc là động từ, có lúc là danh từ. Do vậy, đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo nên những cách hiểu câu văn trên rất khác nhau. 
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? 
Þ Ghi nhớ 
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
- Lặp lại ghi nhớ 
* Hoạt động 2: Luyện tập về sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm, giảng giải 
- Phát thẻ chia nhóm ngẫu nhiên: 6 nhóm. 
- Yêu cầu: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ: 
- Di chuyển về vị trí ngồi của nhóm
- Nhận câu hỏi và thảo luận rồi trình bày truớc lớp. 
- Lớp bổ sung 
* Nhóm 1: 
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi 
- bác 1: chú bác 
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt 
- tôi 1: mình 
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi 
* Nhóm 2: 
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. 
- đậu 1: bu, đứng trên 
- đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen 
* Nhóm 3:
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- bò 1: đi trên
- bò 2: thịt (bò)
* Nhóm 4:
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 
- chín 1: biết rõ, thành thạo
- chín 2: số lượng (9)
* Nhóm 5:
- Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh. Đánh giá. 
- Dùng một cặp từ đồng âm nói trên để đặt câu 
- Yêu cầu học sinh đặt câu (cá nhân, khoảng 10 em)
- Nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Hỏi đáp, động não 
- Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ
- Học sinh đọc
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
- Suy nghĩ và nêu nhận xét của mình về cái hay của bài ca dao trên ® chơi chữ bằng từ đồng âm: “lợi”.
+ lợi 1: ích lợi
+ lợi 2: nướu răng
® Nhắc khéo bà đã quá già, không thích hợp với việc lấy chồng Þ câu nói có nhiều nghĩa, là lời khuyên ý nhị và gây bất ngờ nơi người nghe.
® Chốt: “Đó là tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ ® học tập có chọn lọc trên cơ sở hiểu kỹ từ đồng âm sẽ giúp em nói và viết hay hơn, tinh tế, độc đáo hơn”.
- Nêu ví dụ tự tìm
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Dặn dò: Chuẩn bị: “Từ nhiều nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 5: 	SINH HOẠT TẬP THỂ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA:
KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc