Giáo án khối 5 năm 2010 - Tuần 8

Giáo án khối 5 năm 2010 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

2. Kĩ năng: Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

3. Thái độ: - Biết tự hào về các truyền thống gia đình, dòng họ.

II. Đồ dùng dạy học

-Tranh ảnh minh họa trong bài .

 - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện. về biết ơn tổ tiên.

III. Các hoạt động:

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 năm 2010 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai, ngày.tháng .năm 2010
TIẾT 1: 	ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
2. Kĩ năng: Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ: - Biết tự hào về các truyền thống gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh minh họa trong bài .
 - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên. 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) 
- Đọc ghi nhớ 
- 2 học sinh 
- Nêu những việc em đã làm thể nhớ ơn tổ tiên?
- GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: Nêu yêu cầu của tiết học 
-HS nghe 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương (BT 4 SGK)
a/ Mục tiêu :Giáo dục ý thức hướng về cội nguồn.
b/ Cách tiến hành
- Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 
- Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? 
- Vài HS kể 
- Nhận xét, tuyên dương 
- Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì? 
-GV kết luận
- Lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng. 
* Kết luận
* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. (bài tập 2 –SGK)
a/ Mục tiêu :HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ mình và có ý thức giữ gìn , phát huy các truyền thống đó 
b/ Cách tiến hành
- Mời HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- Khoảng 5 em 
-GV chúc mừng Các HS và hỏi thêm. 
+Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? 
- Học sinh trả lời 
+Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? 
- GV nhận xét, kết luận :Với những gì các em đã trình bày thầy tin chắc các em là những người con, người cháu ngoan của gia đình, dòng họ mình
* Hoạt động 3: HS đọc ca dao , tục ngữ , kể chuyện , đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên
a/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài
b/ cách tiến hành
- Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. 
- Thi đua 3 dãy, dãy nào tìm nhiều hơn ® thắng 
- Tuyên dương 
3. Củng cố - dặn dò: 
-Các em cần làm những gì để nhớ ơn tổ tiên 
-2,3HS phát biểu 
- Chuẩn bị: “Tình bạn”
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 2: 	TOÁN
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức : Nêu được viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
- BT cần làm : B1 ; B2.
2.Kĩ năng :rèn kĩ năng tìm số thập phân bằng nhau 
3.Thái độ :Học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ , nháp
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 3 , 4 tiết luyện tập trước 
 2HS sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới: 
*Giới thiệu bài mới: nêu yêu cầu của tiết học 
* Hoạt động 1: Số thập phân bằng nhau 
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên đưa ví dụ: 
	0,9m ? 0,90m 
- Hỏi 0,9m có bằng 0.90m không , vì sao?
- HS đổi ra cm:0,9m = 90 cm
0,90m = 90 m vậy 0,9 m= 0,90m
- GV nhận xét. Kết luân : 0.9 = 0,90 ;hỏi
+ Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
- HS nêu : hai số thập phân đó bằng nhau
-GV nêu ví dụ b (SGK) . Yêu cầu HS điền dấu > , < , = 
0,9  0,900  0,9000 
8,75  8,750  8,7500  8,75000
12  12,0  12,000 
- Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... 
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- Hỏi : 0.90 = 0.900 vậy 0.900 như thế nào với 0.90.
- Học sinh nêu : 0.90 = 0.900 vậy 0.900 = 0.90
- Hỏi : Nếu ta bớt đi chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số , thì ta được số thập phân như thế nào với số đã cho?
- Nếu ta bớt đi chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số , thì ta được số thập phân bằng với số đã cho
- GV nhận xét và mời HS đọc kết luận 2 (SGK)
- 3-4 HS đọc 
- Mời HS cho ví dụ
- Vài HSnêu ví dụ
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động lớp 
Bài 1: 
- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập
2-3 HS đọc
-Yêu cầu HS tự làm và lên bảng chữa bài
Vài HS lên bảng chữa bài. Dưới lớp làm vào nháp 
- HD lớp nhận xét chữa bài.
- HS đổi vở chữa bài.
- GV cho điểm
Bài 2 : Thực hiện tương tự bài tập 1
-HS nhắc lại ghi nhớ
3. Củng cố - dặn dò: 
- Khi ta thêm vào( hoặc bớt đi ) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập thì ta được số thập phân như thế nào ? 
-HDHS về làm bài tập còn lại 
-1,2HS nêu 
-HS nghe 
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân “
- Nhận xét tiết học
-------------------------------
TIẾT 3: 	LỊCH SỬ
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức : Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An .
- Nêu được một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
2.Kĩ năng : rèn kĩ năng phân tích sự kiện và quan sát tranh , trả lời câu hỏi 
3.Thái độ :Giáo dục lòng yêu nước , biết ơn thương binh liệt sĩ . 
II. Đồ dùng dạy học 
-Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK
-Bản đồ Việt Nam và tư liệu lịch sử bổ sung
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ktra bài cũ: Đảng CSVN ra đời
- Đảng CSVN được thành lập như thế nào?
- Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?
2-3 HS lên bảng trả lời.
- Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN?
-GV nhận xét , ghi điểm
2. Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: Nêu yêu cầu của tiết học 
-HS nghe 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
- GV tổ chức cho HS đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”
- HS đọc SGK (khoảng 3 - 4 em)
- GV tổ chức thi đua “Ai mà tài thế?” 
Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An
- HS trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
Ÿ GV chốt, giới thiệu hình ảnh phong trào Xô - viết Nghệ Tĩnh. 
- Ghi bảng: Ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô-viết Nghệ Tĩnh.
- Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
- Nêu những sự kiện tiếp theo trong năm 1930
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 7 nhóm 
- HS họp thành nhóm 4
- GV giao câu hỏi thảo luận cho các nhóm .
- 7 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và bảng học nhóm 
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
-Giáo viên phát lệnh thảo luận 10 phút
-Mời các nhóm trình bày 
- Các nhóm thảo luận nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp. 
Giáo viên nhận xét từng nhóm , bổ sung .
- Các nhóm bổ sung, nhận xét
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh
+Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ?
-HS khá , giỏi trình bày 
-GV kết luận : +Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân
3. Củng cố - dặn dò: 
-Mời HS đọc ghi nhớ SGK 
3-5 HS đọc
- Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên 
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------
TIẾT 4: 	KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức :HS nêu được cách phòng tránh bệnh viêm gan A. 
- Kĩ năng : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
-Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A ,và bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh , thông tin SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: phòng bệnh viêm não
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não?
- Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào?
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
3HS lên bảng trả lời
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não?
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: Nêu yêu cầu của tiết học 
-HS nghe 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp
a/ Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân ,cách lây truyền bệnh viêm gan A .
b / Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp theo nhóm bàn.
- Giáo viên yêu cầu thảo luận.
- Các nhóm quan sát hình trang 32 ,đọc thông tin.Thảo luận câu hỏi.
+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? 
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Đại diện vài nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
Ÿ Giáo viên chốt
* Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân , lớp.
a/ Mục tiêu: Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A .
b /Cách thực hiện : 
* Bước 1 :
_GV yêu cầu HS quan sát hình trang 33 SGK và trả lời câu hỏi :
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A
-HS thảo luận theo cặp 
* Bước 2 :
+Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A.
+Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ?
+Em có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường?
-GV kết luận , giáo dục ý thức giữ vệ sin ... ác nhóm nhận xét
-GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
41,538 < 41,835 < 42 ,358 <42 ,835
-Mời HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân
1-2 HS nêu lại.
* Hoạt động 3: Ôn tập tính nhanh 
- Hoạt động cá nhân, nhóm bàn 
Ÿ Bài 4a: 
- 1 học sinh đọc đề 
- Cho HS làm việc theo nhóm 
- Học sinh thảo luận làm theo nhóm đôi
-GVnhận xét,đánh giá ,chốt lại cách thực hiện
- Lớp nhận xét , sửa bài 
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu lại cách đọc , viết và so sánh số thập phân .
-HDHS về nhà làm bài tập còn lại.
 2,3 HS 
- Chuẩn bị: “Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
TIẾT 4+5: 	THỂ DỤC
-------------------------------
Thứ sáu, ngày.tháng .năm 2010
TIẾT 1: 	 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài , kết bài)
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức : Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp. (BT1)
- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng (BT2) ; viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết đoạn mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) 
3. Thái độ: - Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên có ý thức bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học 
+ GV: bảng phụ ghi sự giống và khác nhau ở 2 đoạn văn bài tập 2
+ HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Luyện tập tả cảnh
-Đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa đã viết lại
Giáo viên nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới
* Giới thiệu bài mới: Luyện tập tả cảnh
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
 * Bài 1:
-GV ghi đề bài lên bảng
-Giáo viên chốt yêu cầu của đề bài 
-Mời HS đọc đoạn văn 
- Yêu cầu HS thảo luận 3phút
- Mời HS phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét , kết luận 
a ) Mở bài trực tiếp.
b ) Mở bài gián tiếp.
 + Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 + Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết
 * Bài 2:
-GV ghi đề bài lên bảng.
-Mời HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài.
- Yêu cầu HS thảo luận trong 3 phút.
-Mời HS nêu những điểm giống và khác.
-Mời HS nhận xét.
-GV chốt lại: +Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
 +Khác : Kết bài không mở rộng (a) :Khẳng định con đường là tình bạn.
 Kết bài mở rộng (b) Nêu tình cảm đối với con đường vừa ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường , đông thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luân sạch đẹp.
v	Hoạt động 2: Luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
*Bài 3:
-GV ghi đềbài lên bảng
Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng .
Cho HS làm bài.
Mời HS đọc bài .
Mời HS nhận xét .
GV nhận xét cho điểm bài làm tốt
3. Củng cố - Dặn dò: 
Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng.
- HS về viết lại bài tập 3 vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học. 
-2, 3 học sinh đọc 
Vài học sinh đọc . Cả lớp đọc thầm.
1HS đọc đoạn Mở bài a; 1 HS đọc đoạn Mở bài b.
HS thảo luận nhóm đôi.
 Đại diện HS phát biểu.
-Lớp nhận xét , thống nhất .
-HS nhắc lại
-Vài HS đọc . Cả lớp đọc thầm.
-1-2 HS nêu nhắc lại 
- HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu bài.
- Vài HS nêu .
-Lớp nhận xét , thống nhất.
-HS nghe 
-2-3 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Học sinh làm bàivào VBT
- Vài HS lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
-Cả lớp nhận xét, góp ý 
-------------------------------
TIẾT 2: 	TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức :- Biết viết số đo đôï dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
- BT cần làm : B1 ; B2 ; B3.
2.Kĩ năng :rèn kĩ năng đổi các số đo độ dài 
3.Thái độ :HS yêu thích môn học. Vận dụng bài học vào cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- 	GV: Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo . 
- 	Trò: Vở nháp kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau? 
- 1-2 Học sinh nêu 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
2. Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: Nêu yêu cầu của tiết học 
-HS nghe 
* Hoạt động 1: 
a/ Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Nêu lại tên các đơn vị đo độ dài 
1-2 HS 
b/Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề: 
1 km bằng bao nhiêu hm 
1 km = 10 hm 
1 hm bằng 1 phần mấy của km ? km viết dưới dạng số thập phân như thế nào? 
1 hm = km hay = 0,1 km 
- Tương tự các đơn vị còn lại
- Treo bảng phụ ghi sẵn: hỏi
1 km = ?m 
1 m =  ? cm 
1 m = 	 ? mm 
1 m = 	 ? km 
1 cm = . ?
1 mm =  ?cm 
-HS nêu miệng kết quả
- Giáo viên ghi kết quả 
* Hoạt động 2: HDHS đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo
- Giáo viên lần lượt nêu 2 ví dụ SGK .Yêu cầu HS viết dưới dạng số thập phân
6m 4 dm = 	km 
8 dm 3 cm = 	dm 
- Học sinh thảo luận
- Mời HS nêu kết quả và giải thích cách làm. 
Học sinh nêu kết quả và nêu cách làm.
-GV chốt và giới thiệu cách đổi :Để đổi các số đo độ dài thành số thập phân nhanh, chính xác các bạn làm theo các bước sau: 
 + Bước 1: Điền từng hàng đơn vị đo vào bảng (mỗi hàng 1 chữ số). 
+ Bước 2: Đặt dấu phẩy hoặc dời dấu phẩy sau đơn vị đề bài hỏi. 
-HS ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
-2 Học sinh đọc đề 
- Yêu cầu HS làm vở nháp 
- Học sinh làm bài.
-Mời HS lên bảng chữa bài.
 -4 HS lên chữa bài.
-Lưu ý HS đơn vị nào khuyết thì ghi số 0 vào.
- HD HS nhận xét, sửa bài , tuyên dương
- HS nhận xét ,sửa bài 
Ÿ Bài 2: 
HS làm bài theo nhóm 4
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Học sinh đọc đề 
-Yêu cầu các nhóm làm việc 
- Nhóm 1,3,5 làm câu a;nhóm 2,4,6 làm câu b 
- Mời đại diện 2 nhóm , lên sửa bài.
-HS sửa bài
- GV nhận xét , chốt kết quả đúng. 
- Học sinh nhận xét 
* Bài 3:Thực hiện tương tự bài 1
-3HS lên bảng chữa bài
3. Củng cố - dặn dò: 
- Đọc lại bảng đơn vị đo độ dài
-Vài HS đọc
- Nhắc học sinh ôn lại kiến thức vừa học. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
-------------------------------
TIẾT 3: 	ÂM NHẠC
-------------------------------
TIẾT 4: 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức :-Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Nêu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2) ; biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
- HS khá , giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu 
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng và hợp nghĩa. 
II. Đồ dùng dạy học 
-Bảng phụ ghi bài tập 2 , bảng phụ học nhóm.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
- Sửa bài tập trong 1,3
2HS 
2. Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: Nêu yêu cầu của tiết học 
-HS nghe 
* Hoạt động 1: Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. 
Bài 1:
-2 HS đọc yêu cầu của bài tập 
-GV chốt yêu cầu 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 
- HS thảo luận nhóm 4 (5 phút) 
* Nhóm 1 và 2 câu ( a)
* Nhóm 3 và 5 câu (b)
* Nhóm 5 và 6 câu (c )
- Mời các nhóm trình bày kết quả
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV và lớp nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, bổ sung
 -Chốt: + Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. 
+ Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau. 
HS nhắc lại
* Hoạt động 2: Xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của 1 từ. 
- Treo bảng phụ ghi bài tập 2 a,b 
- Quan sát, đọc 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
- Thảo luận và trình bày 
GV nhận xét, chốt lại
- Lớp theo dõi, nhận xét 
+ Nghĩa gốc: chỉ một mùa trong năm: mùa xuân. 
+ Nghĩa chuyển: “xuân” có nghĩa là tươi đẹp. “xuân” có nghĩa là tuổi.
* Hoạt động 3 : Đặt câu với nghĩa của từ
- Yêu cầu học sinh đọc Bài 3
- 2-3 HS đọc , lớp đọc thầm
- Yêu cầu HS suy nghĩ trong 3 phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp. 
- Đặt câu nối tiếp 
- Lớp nhận xét và tiếp tục đặt câu.
- GV nhận xét , cho điểm HS đặt câu hay.
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Hoạt động lớp, nhóm 
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
- Từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay một số nghĩa chuyển. 
- Làm thế nào để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? 
- TĐÂ: nghĩa khác hoàn toàn 
- TNN: nghĩa có sự liên hệ 
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
- Nhận xét tiết học 
Đáp án Bài 1
- từ chín (1 )và từ chín (3): từ nhiều nghĩa 
- từ chín (2 ) đồng âm từ chín (1;3 )
Ÿ lúa chín: đã đến lúc ăn được 
Ÿ nghĩ chín: nghĩ kĩ, đã có thể nói được.
từ đường (2 ) và từ đường (3): từ nhiều nghĩa.
- từ đường (1 ) đồng âm từ đường (2,3)
Ÿ đường 2: đường dây liên lạc
Ÿ đường 3: con đường để mọi người đi lại. 
-từ vạt (1 ) và từ vạt (3 ): từ nhiều nghĩa 
- từ vạt (2 )là đồng âm từ vạt (1,3)
Ÿ vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. Ÿ vạt 2: một mảnh áo 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc