Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 14

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

 Ôn 7 động tác đã học của bài TD, học động tác điều hòa. Trò chơi Thăng bằng

 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. Tham gia chơi trò chơi chủ động .

 Ý thức tự giác tập luyện, tính kiên trì.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :

 1. Địa điểm : Sân trường .

 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn 
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
04.12.06
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
14
14
27
66
27
Tôn trọng phụ nữ (tiết 1)
Chuỗi ngọc lam
Chia một STN cho một STN mà thương tìm được
Gốm xây dựng: gạch, ngói.
Thứ ba
05.12.06
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
27
67
27
14
14
Động tác điều hoà – Trò chơi “Thăng bằng”
Luyện tập 
Làm biên bản cuộc họp
Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
Cắt, khâu, thêu túi sách tay đơn giản
Thứ tư
06.12.06
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
28
68
27
14
14
Hạt gạo làng ta
Chia một STN cho một STP
Tổng kết về từ loại 
Giao thông vận tải
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm ở đồ vật
Thứ năm
07.12.06
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
28
69
14
28
14
Bài TD phát triển chung – Trò chơi “Thăng bằng”
Luyện tập 
Phân biệt âm đầu tr – ch, âm cuối o - u
Xi măng
Ôn tập hai bài hát: Những bông hoa  ; Ước mơ
Thứ sáu
08.12.06
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
28
70
14
28
14
Luyện tập làm biên bản cuộc họp 
Chia một STP cho một STP
Pa- xtơ và em bé
Tổng kết về từ loại (tt)ø
Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2006
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2006
Thể dục 
Tiết 27	 ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA – TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
I. MỤC TIÊU 
Ôn 7 động tác đã học của bài TD, học động tác điều hòa. Trò chơi Thăng bằng
Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. Tham gia chơi trò chơi chủ động .
Ý thức tự giác tập luyện, tính kiên trì.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu
Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học.
Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập : 
Đứng tại chỗ khởi động.
Chơi trò chơi Kết bạn. 
2. Phần cơ bản
 a) Học động tác điều hòa:
Nêu tên động tác. Làm mẫu, kết hợp phân tích kĩ thuật động tác. 
GV hô nhịp chậm cho HS tập, GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai cho HS.
GV lưu ý HS khi thực hiện động tác không căng cơ như động tác tay, chân, mà cần thả lỏng, ở các nhịp 1, 3, 5, 7 có thể rung hoặc vẫy vẫy nhẹ nhàng hai bàn tay đồng thời hít vào, ở các nhịp 2, 4, 6, 8 hơi hóp ngực cúi đầu và thở ra.
Cán sự lớp diều khiển cho cả lớp tập, GV theo dõi, sửa sai. 
b) Ôn 5 động tác TD đã học:
Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang.
Chia tổ để HS tự quản ôn tập .
GV giúp các tổ trưởng điều khiển, sửa sai, hô nhịp đúng.
Thi đua giữa các tổ; tổ xếp hạng cuối phải nhảy lò cò xung quanh các bạn 1 vòng .
c) Chơi trò chơi “Thăng bằng”
GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi.
Vài em làm mẫu.
Cả lớp cùng chơi có thi đua.	
3. Phần kết thúc : 
Tập một số động tác hồi tỉnh, sau đó vỗ tay theo nhịp hát 1 bài.
GV cùng HS hệ thống bài. 
Nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà. 
6 – 10’
1 – 2’
2’
1 – 2’
3 – 4’
18 – 22’
4 – 5 lần
1 – 2 lần
3 – 4 lần
8 – 10’
5 – 6’
4 – 6’
1 – 2’
2’
1 – 2’
™
▲
 ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠
 ♠
▲ ♠
 ♠
 ♠
 ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
Toán
Tiết 67	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Củng cố quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân và giải toán chính xác.
Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng vào thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân:
Nêu quy tắc chia chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: Luyện tập.
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (15 – 17’) Hướng dẫn HS vạân dụng quy tắc để làm tính
Bài 1:	
Gọi HS nêu yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
GV chốt kết quả đúng. 
Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV nêu phần a, yêu cầu HS tính kết quả.
Tổ chức cho HS nhâïn xét 2 kết quả tìm được.
GV giải thích : vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia ( do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83 )
v Hoạt động 2: (15 - 17’) Hướng dẫn HS giải toán
Bài 3 :
Gọi HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS nêu cách giải rồi tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu.
GV chốt kết quả đúng.
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 Bài 4:
Gọi HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS nêu cách giải rồi tự giải bài toán.
Tổ chức cho HS nhận xét, sửa bài.
GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Dặn HS làm lại bài nhà 2, 4/ 68 .
Chuẩn bị: “Chia một số tự nhiên cho một số thập phân”. 
Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài (Sa Lơ Môn, Mi Ka, Phi Líp).
- 3 HS dưới lớp nêu quy tắc.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài, lần lượt 4 HS lên bảng tính giá trị của 4 biểu thức. Lớp nhận xét, sửa bài.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- HS tự tính, lần lượt 2 HS lên bảng tính rồi sửa kết quả. 
- 1, 2 HS nêu nhận xét.
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- 1 HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu, cả lớp nhận xét.
- HS trình bày bài giải vào vở rồi nêu kết quảtính.
- 2 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu, lớp nhận xét.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
 - Lớp nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
Tập làm văn
Tiết 27	 LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU: 
Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung, tác dụng của biên bản.
Bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
Giáo dục học sinh tình trung thực, khách quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: Bảng phụ ghi 3 phần chính của cuộc họp.
HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra Bài cũ: (4 – 5’)
Gọi HS đọc đoạn văn tả ngoại hình một người em thường gặp đã được viết lại.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Làm biên bản cuộc họp
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Hướng dẫn HS hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung tác dụng của biên bản.
 Bài 1.	
GV yêu cầu HS đọc phần lệnh và toàn văn biên bản họp chi đội.
 Bài 2.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi.
Yêu cầu HS trình bày.
GV nhận xét, kết luận.
 * Chi đội ghi biên bản để nhớ những sự việc chính đã xảy ra, ý kiến của mọi người những điều đã thống nhất  nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
* Mở đầu: 
 + Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
 + Khác: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi); thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
 * Kết thúc so với viết đơn.
 + Giống: chữ ký người viết.
 + Khác: có 2 chữ ký – không có lời cảm ơn.
 * Những điều cần ghi vào biên bản: thời gian, địa điểm, thành phần; chủ tọa, thư ký; diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp; chữ ký của chủ tọa và thư ký.
GV hỏi: biên bản thường gồm mấy phần ? là những phần nào ?
GV chốt ý, rút ra ghi nhớ. Đưa bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản cuộc họp.
v	Hoạt động 2: (15 – 18’)Hướng dẫn HS bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
 Bài 1.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp hoàn thành bài tập. 
Gọi HS trình bày.
GV nhận xét, kết luận các trường hợp cần ghi biên bản và lí do phải ghi biên bản:
Đại hội chi đội.
Bàn giao tài sản
Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
Xử lí việc xây dựng nhà trái phép. 
 Bài 2.
GV nêu yêu cầu của bài.
Gọi HS trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố - dặn dò: (2 – 3’)
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Dặn HS: Viết bài vào vở. Học thuộc lòng ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Luyện tập làm biên bản cuộc họp”.
Nhận xét tiết học. 
2 HS đọc (Jêt, Rô Ma). Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bàit tập 2, cả lớp theo dõi.
- HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của bài tập 2.
Đại diện 3 HS trình bày kết quả trao đổi trước lớp 3 câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
HS nêu ý kiến.
3 HS lần lượt đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, làm bài.
4 – 5 HS lần lượt trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
- 4 -> 5 HS lần lượt trình bày, lớp theo dõi, bổ sung.
Lịch sử
Tiết 14	 THU - ĐÔNG 1947 
 VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. MỤC TIÊU
HS biết diễn biến so lược của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
Sử dụng lược đồ, thuật lại diễn biến sơ lược của chiến dịch.
Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn các thế hệ cha ông đi trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ. Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
HS: Tư liệu lịch sử.
III. CÁC HOẠT ĐO ...  phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép chia 235,6 : 62 như trong SGK.
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
GV hướng dẫn để HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2.
GV ghi tóm tắt các bước thực hiện. Nhấn mạnh việc xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia.
Ví dụ 2: 82,55 : 1,27
GV nêu phép tính, yêu cầu HS nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước, yêu cầu HS tự tính. 	
GV chốt lại kết quả tính.
Yêu cầu HS phát biểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
GV chốt lại ghi nhớ.
	v Hoạt động 2: (15 – 17’) Hướng dẫn HS thực hành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Bài 1: 
GV ghi phép tính 19,72 : 5,8 lên bảng. Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm nháp rồi chữa.
GV nêu phép tính 17,4 : 1,45 yêu cầu trao đổi nêu cách chuyển dấu phẩy.
Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 Bài 2: 
Yêu cầu HS đọc đề bài, GV tóm tắt bài toán lên bảng. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: 
Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắc, nêu cách giải.
Yêu cầu HS đặt lời giải.
Yêu cầu HS nháp kết quả.
	3. Củng cố - dặn dò (2 – 3’)
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia. 
Dặn HS làm lại bài tập 3, chuẩn bị: “Luyện tập.”
Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng tính (Griêng, Rô Ni).
- 3 HS nêu.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
1 HS nêu, lớp nhận xét.
HS thực hành chia trên bảng con, 1 HS lên bảng thực hiện phép chia.
Cả lớp nhận xét.
1 HS phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
1 HS nêu các bước thực hiện phép chia, HS thực hiện tính trên bảng con, 1 HS lên bảng tính.
Cả lớp nhận xét.
- 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi, bổ sung.
- 2 HS nêu quy tắc, lớp theo dõi. 
HS làm nháp, nêu kết quả. 
- HS trao đổi theo cặp, nêu cách thực hiện.
HS làm các phép tính còn lại vào vở rồi nêu kết quả.
1 HS đọc đề, nêu tóm tắt.
Cả lớp ghi lời giải vào vở. 1 HS nêu kết quả, lớp nhận xét chốt kết quả đúng.
- 1 HS đọc bài toán, nêu cách giải.
- 1 HS nêu lời giải, lớp nhận xét.
- HS làm nháp và nêu kết quả.
- 1 HS nêu lại cách chia. 
Kể chuyện
Tiết 14	PA-XTƠ VÀ EM BÉ 
I. MỤC TIÊU
Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” bằng lời kể của mình.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến cho ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học.
Yêu mến, biết ơn các nhà khoa học đã cống hiến tài năng, sức lực cho lợi ích của xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (4 – 5’)
Yêu cầu HS kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) mà em đã làm hoặc chứng kiến.
GV nhận xét, ghi điểm .
2. Dạy bài mới 
a/ Giới thiệu bài : “Pa-xtơ và em bé”.
b/ Các hoạt động: 
Hoạt động 1: (10 – 12’) GV kể toàn bộ câu chuyện (2 – 3 lần)
GV kể lần 1. Kể xong, viết lên bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ: bác sĩ Lu-I Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc –xin, 6-7-1885 (ngày Giô-dép được đưa đế gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7-7-1885 (ngày những giọt vắc-xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người). 
GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ.
GV kể lần 3.
v	Hoạt động 2: (18 – 20’) GV hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Gọi HS đọc yêu cầu của từng bài tập.
GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
Yêu cầu HS kể theo nhóm.
GV theo dõi, hướng dẫn những nhóm yếu
Thi kể trước lớp.
Yêu cầu mỗi HS, mỗi nhóm kể xong, trao đổi cùng các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Câu hỏi gợi ý:
Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô-dép ?
Câu chuyện muốn nói điều gì ?
3. Củng cố - dặn dò (2 – 3’)
GV đặt câu hỏi:
Em nghĩ gì về ông Lu-i Pa-xtơ ?
Nếu em là ông Lu-i Pa-xtơ, em có cảm giác như thế nào khi cứu sống em bé?
Nếu em là em bé được ông cứu sống em nghĩ gì về ông?
Nhận xét, tuyên dương.
Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị: “Kể lại câu chuyện em đã đọc, đã nghe”.
Nhận xét tiết học. 
2 HS kể lại việc làm bảo vệ môi trường (Bris, Ly Sê), cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe, kết hợp quan sát tranh.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2 (mỗi em kể 3 tranh). Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
2 tốp HS (mỗi tốp 3 HS ) nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất biết diễn tả phối hợp với tranh.
- HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện, lần lượt trả lời, nêu ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
Luyện từ và câu
Tiết 28	ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (tt) 
I. MỤC TIÊU
Hệ thống hóa kiến tức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
Biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ; viết các định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (3 – 4’)
Yêu cầu HS tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau:
Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng: (danh từ chung: bé, vườn, chim, tổ; danh từ riêng: Mai, Tâm; đại từ: chúng, cháu).
2. Dạy bài mới
 a/ Giới thiệu bài : Tổng kết về từ loại (tt)
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (12 – 15’) Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
 Bài 1:
Gọi HS nêu yêâu cầu của bài tập.
Mời 1 HS nhắc lại các kiêùn thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết các định nghĩa, mời HS đọc. 
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, 
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
Yêu cầu HS tự làm bài tập.
Gọi 2 HS làm bài vào phiếu lớn, sau đó từng em trình bày kết quả phân loại.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 + Động từ: trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
	+ Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
	+ Quan hệ từ: qua, ở, với.
v	 Hoạt động 2:(15 – 18’) Hướng dẫn HS thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn.
 Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
Yêu cầu HS xác định động từ, tính từ, quan hệ từ trong khổ thơ.
Yêu cầu HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
Yêu cầu HS trình bày.
GV nhận xét, ghi điểm cho những bài viết tốt.
 3. Củng cố- dặn dò (2 – 3’)
Dặn HS hoàn tất bài vào vở. Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
Nhận xét tiết học. 
- HS lần lượt ghi các danh từ riêng, danh từ chung vào bảng con,
- 2 HS đọc yêu cầu bài1. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nhắc lại, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
2 HS đọc khổ thơ 2.
Gạch dưới 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ trong đoạn thơ.
- HS dựa vào ý đoạn – Viết đoạn văn.
HS lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình.
Nắm được công việc phải làm trong tuần tới.
Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt.
II. TIẾN HÀNH
1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 14
Duy trì sĩ số: Tương đối đảm bảo. Có 3 học sinh nghỉ học (Thuyn, Xuân, Ny) 
Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp tương đối tốt. Vệ sinh cá nhân chưa thật tốt, một số HS để móng tay dài, quần áo bẩn, một số học sinh nam còn để tóc dài.
Giữ gìn sách vở: chưa tốt. Một số HS viết chữ còn sai chính tả, không có dấu (Quynh, Đa Lin, Ma Đem, Thuyn).
Học tập: chất lượng học tập chưa tốt, nhiều HS không thực hiện được phép chia. Về nhà không chịu học bài.
Các hoạt động khác: Tham gia ủng hộ trồng cây xanh, xong một số học sinh chưa tự giác tham gia. Nhiều HS chưa tích cực tham gia sinh hoạt đội, không đeo khăn quàng, ý thức kém.
3. Kế hoạch hoạt động tuần 15
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 22/12.
Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt.
Tập 1 tiết mục văn nghệ, chủ đề: Chú bộ đội của em.
Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
Thực hiện rèn chữ giữ vở. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Tham gia tích cực các hoạt động của liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch.
Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt.
Ôn lại nghi thức đội để kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc