Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 18

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 18

I. MỤC TIÊU

 Ôn đi đều vòng phải, vòng trái; đổi chân khi đi đều sai nhịp. Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.

 Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ độn.

 Tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập đảm bảo an toàn tập luyện.

 2. Phương tiện : Kẻ sân chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
1.1.07
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
18
18
35
86
35
Thực hành cuối học kì I
Ôn tập HKI tiết 1
Diện tích hình tam giác
Sự chuyển thể của chất
Thứ ba
2.1.07
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
35
87
35
18
18
Đi đều vòng phải vòng trái, đổi chân khi đi đều sai 
Luyện tập 
Ôn tập HKI tiết 2
Kiểm tra định kì cuối học kì I
Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà
Thứ tư
3.1.07
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
36
88
35
18
18
Ôn tập HKI tiết 3
Luyện tập chung 
Ôn tập HKI tiết 4
Kiểm tra cuối học kì I
Vẽ trang trí: trang trí hình chữ nhật
Thứ năm
4.1.07
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
36
89
18
18
Sơ kết HKI
Kiểm tra định kì cuối học kì I
Ôn tập HKI tiết 5
 Hỗn hợp
Ôn tập2 bài hát: Những bông hoa ;Ước mơ.TĐN số 4
Thứ sáu
5.1.07
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
36
90
18
36
18
Ôn tập HKI tiết 6
Hình tam thang
Ôn tập HKI tiết 7
Ôn tập HKI tiết 8
Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2007
Nghỉ tết dương lịch
Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2007
Thể dục
Tiết 35	 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
I. MỤC TIÊU 
Ôn đi đều vòng phải, vòng trái; đổi chân khi đi đều sai nhịp. Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. 
Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ độn.
Tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập đảm bảo an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện : Kẻ sân chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
Phần mở đầu 
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 – 2. 1 - 2.
Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung.
Chơi trò chơi khởi động. 
2. Phần cơ bản 
a) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp
Chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV quan sát để sửa sai, giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt.
Thi đi đều theo 2 hàng dọc. Lần lượt từng tổ thực hiện một lần và đi đều trong khoảng 15 – 20 mét. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp được biểu dương, tổ nào kém nhất phải chại một vòng quanh sân tập.
Chọn một số em thực hiện tốt nhất lên biểu diễn.
b) Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS khởi động thêm các khớp.
GV điều khiển cho HS chơi
GV nhắc HS chơi an toàn .
Phần kết thúc 
Đi thường theo nhịp và hát.
GV cùng HS hệ thống bài. 
GV Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều.
6 – 10’
1 – 2’
1 – 2’
1’
2 x 8 nhịp
1 – 2’
18 – 22’
10 – 12’
1 lần 
6 – 8’
4 – 6’
1 – 2’
1’
1 – 2’
1 – 2’
™
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠
 ♠
▲ ♠
 ♠
 ♠
 ♠ 
 ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 C
 xX 
A B
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
Toán
Tiết 87	LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Củng cố kiến thức về tính diện tích hình tam giác. Làm quen với cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
Rèn học sinh tính S hình tam giác nhanh, chính xác.
Giúp học sinh yêu thích môn học, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’) 
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc, công thức tính S tam giác.
GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài Luyện tập.
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Ôn lại kiến thức tính diện tích tam giác.
 Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa.
v	Hoạt động 2: (18 – 20’) Luyện tập.
 Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa.
 Bài 3:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách tính S tam giác vuông.
GV chốt lại cách tính diện tích tam giác vuông.
Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề.
Yêu cầu HS thực hành đo đọ dài các cạnh.
Yêu cầu HS tìm được đáy và chiều cao các hình tam giác MNE ; EMQ ; EPQ.
Yêu cầu HS tính diện tích các hình tam giác. 
3. Củng cố - dặn dò: 
Về nhà ôn lại kiến thức về hình tam giác.
Chuẩn bị: “ Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại quy tắc (Lanh), cả lớp ghi công thức tính ra bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lần lượt lên bảng tính.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS theo dõi.	
HS trao đổi theo cặp làm bài, sửa bài miệng.
- HS trao đổi theo cặp, nêu cách tính.
- HS làm bài vào vở rồi nêu kết quả, lớp nhận xét chốt kết quảt đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS thực hành cá nhân, nêu độ dài các cạnh.
- HS trao đổi theo cặp tìm chiều cao.
 - HS tính, nêu kết quả.
Tập đọc
Tiết 36	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh. 
Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”. Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
Giáo dục học sinh lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người.
II. CHUẨN BỊ
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra HKI (tiết 2)
2. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL (kiểm tra số HS trong lớp)
Gọi HS lên bốc thăm chọn bài đọc.
Yêu cầu HS lên đọc bài, GV đặt câu hỏi.
GV nhận xét ghi điểm.
v	Hoạt động 2: (8 – 10’) Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”.
 Bài tâïp 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành bài tập.
GV nhận xét + chốt lại.
v	Hoạt động 3: (5 – 7’) Hướng dẫn HS trình bày những cái hay của những câu thơ thuộc chủ điểm mà em thích.
 Bài tâïp 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS đọc lại những bài thơ trong chủ điểm, tìm những câu thơ, khổ thơ hay mà em thích, tự làm bài tập.
Gọi HS trình bày.
GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò: (1 – 2’)
Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc diễn cảm để kiểm tra.
Nhận xét tiết học. 
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chuẩn bị trong 2’.
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu, trả lời câu hỏi.
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm 5 trên bảng phụ rồi trình bày trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm hai bài thơ: Hạt gạo làng ta và Ngôi nhà đang xây, tìm những câu thơ, khổ thơ mà em yêu thích – Suy nghĩ về cái hay của các câu thơ đó.
- 4,5 HS phát biểu. Lớp nhận xét, bổ sung.
Lịch sử 
Kiểm tra định kì 
Kĩ thuật 
Tiết 18	CHUỒNG NUÔI VÀ DỤNG CỤ NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU 
Nắm tác dụng, đặc điểm của chuồng nuôi và một số dụng cụ thường được sử dụng để nuôi gà.
Nêu được tác dụng, đặc điểm của chuồng nuôi và một số dụng cụ thường được sử dụng để nuôi gà. Biết cách sử dụng một số dụng cụ cho gà ăn uống.
Có ý thức tự giữ gìn vệ sinh dụng cụ, môi trường nuôi gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh, ảnh minh họa chuồng nuôi, dụng cụ nuôi gà.
Một số dụng cụ cho gà ăn uống phổ biến.
Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ : (3 - 4’) Lợi ích của việc nuôi gà
GV phát phiếu bài tập, yêu cầu cả lớp làm.
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Ích lợi của việc nuôi gà là:
a) Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
b) cung cấp chất bột đường.
c) Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thực phẩm.
d) Đem lại thu nhập cho người chăn nuôi.
e) Làm thức ăn cho vật nuôi.
g) Xuất khẩu.
h) Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
i) Cung cấp phân bón cho cây trồng.
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 2. Dạy bài mới 
 a) Giới thiệu bài : Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1: (5 – 6’) Tìm hiểu tác dụng, đặc điểm của chuồng nuôi gà
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 5 trong 5’ rả lời các câu hỏi sau:
Làm chuồng nuôi gà có tác dụng gì ?
Nêu đặc điểm của chuồng nuôi gà.
Yêu cầu HS trình bày.
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 : (18 – 20’)Tìm hiểu tác dụng, đặc điểm, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng trong nuôi gà.
Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 2 và cho biết:
Kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu tác dụng của việc sử dụng các dụng cụ đó.
Nêu nhận xét về đặc điểmcủa dụng cụ cho gà ăn, uống.
Phải sử dụng những dụng cụ đó như thế nào cho hợp về sinh?
GV nhận xét câu trả lời của HS và giải thích, bổ sung thêm:
+ Máng ăn , uống dùng chứa thức ăn , nước uống cho gà . Dùng máng có tác dụng giữ vệ sinh thức ăn , nước uống giúp gà tránh được các bệnh đường ruột , giun sán ; giữ cho thức ăn không bị vương vãi ra ngoài .
+ Máng ăn , uống có nhiều hình dạng khác nhau , làm bằng nhiều vật liệu khác nhau . Việc lựa chọn máng phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi , nguyên  ... n dò: (1 – 2’)
Dặn HS tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Nhận xét tiết học. 
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chuẩn bị trong 2’.
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu, trả lời câu hỏi
- HS chú ý lắng nghe.
- Cả lớp nghe – viết.
Địa lí
Kiểm tra định kì
Mĩ thuật 
Tiết 18 Vẽ trang trí : TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU 
Hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn. 
Biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
Cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 1. Giáo viên :
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Một số bài trang trí hình chữ nhậ, hình vuông, hình tròn để so sánh.
 2. Học sinh :
	- Vở Tập vẽ.
	- Bút chì, thước ke, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ : (3’) 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Dại bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : Vẽ trang trí : Trang trí hình chữ nhật.
 b) Các hoạt động 
v Hoạt động 1 : (4 – 5’) Quan sát, nhận xét.
GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
Yêu cầu HS cho biết sự giống và khác nhau về cách trang trí của 3 dạng bài.
GV chốt lại những điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau : 
+ Hình mảng chính ở giữa được vẽ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua trục
+ Trang trí không khác biệt nhiều.
+ Màu sắc đậm nhạt làm rõ trọng tâm. 
- Khác nhau:
+ Hình chữ nhật được trang trí qua 1 hoặc 2 trục; hình vuông có thể đến 4 trục; hình tròn có thể có nhiều trục.
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, bầu dục; 4 góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác, xung quanh có thể là đường diềm hoặc họa tiết phụ.
v Hoạt động 2 : (4 – 5’) Cách trang trí 
Yêu cầu HS nêu tóm tắt các bước vẽ.
GV chốt lại:
+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy.
+ Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng.
+ Dựa vào hình dáng các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt. 
+ Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu.
v Hoạt động 3 : (18 – 20’)Thực hành 
Yêu cầu HS thực hành vẽ vào vở.
Quan sát chung, gợi ý cho những HS còn lúng túng (Kẻ trục, tìm hình mảng, tìm họa tiết để vẽ, vẽ màu).
v Hoạt động 4 : (4 – 5’) Nhận xét , đánh giá 
Lựa chọn một số bài, gợi ý HS nhận xét.
Yêu cầu 3 HS nhận xét.
GV nhận xét, điều chỉnh xếp loại, động viên chung.
 3.Củng cố Dặn dò : (1- 2’’)
Nhận xét tiết học .
Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết , lễ hội , mùa xuân .
- HS quan sát.
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS xem hình hướng dẫn cách vẽ SGK, nêu các bước vẽ.
 - HS theo dõi, nhớ các bước vẽ.
- Vẽ và trang trí vào vở.
- Nhận xét , xếp loại theo cảm nhận riêng .
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2007
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2007
Luyện từ và câu
Tiết 36	ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKI (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU
Kểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh.
Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối HKI.
Giáo dục học sinh thái độ tự giác nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một số tờ phiếu viết các câu hỏi a, b, c, d của BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra HKI (tiết 5)
2. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL (kiểm tra số HS con lại trong lớp)
Gọi HS lên bốc thăm chọn bài đọc.
Yêu cầu HS lên đọc bài, GV đặt câu hỏi.
GV nhận xét ghi điểm.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc bài thơ “Chiều biên giới” và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu tự làm bài trong 5 phút. GV nhắc HS chú ý yêu cầu đề bài.
Gọi HS trình bày.
Tổ chức cho HS sửa bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng:
Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.
Có 2 đại từ xưng hô được dùng trong bài: em và ta.
Hình ảnh và câu thơ Lúa lượn bậc thang mây: gợi ra hình ảnh lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng tren những thửa ruộng bậc thang,.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Dặn HS ôn tập, chuẩn bị: “Kiểm tra”.
Nhận xét tiết học. 
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chuẩn bị trong 2’.
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu, trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân, một số HS làm trên phiếu bài tập.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS làm bài trên phiếu trình bày trên bảng lớp, cả lớp nhận xét.
Toán
Tiết 90	HÌNH THANG 
I. MỤC TIÊU
Hình thành biểu tượng về hình thang – Nhận biết một số đặc điểm về hình thang. Phân biệt hình thang với một số hình đã học.
Rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: Bảng phụ vẽ hình thang vuông.
HS: 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
GV nhận xét bài kiểm tra.
Yêu cầu HS làm lại một vài bài dễ làm sai.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Hình thang.
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (5 – 7’) Hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về hình thang.
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ cái thang. 
GV vẽ hình thang ABCD, yêu cầu HS quan sát.
Yêu cầu HS sử dụng thanh nhựa đã chuẩn bị để lắp thành hình thang.
v	Hoạt động 2: (7 – 8’) Biết một số đặc điểm của hình thang.
Yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang để trả lời câu hỏi:
+ Hình thang có mấy cạnh?
+ Hai cạnh nào song song?
GV kết luận: hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy (đáy lớn DC, đáy bé AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD).
GV kẻ đường cao AH và giới thiệu chiều cao của hình thang.
Yêu cầu HS nhận xét về đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH với hai đáy.
GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
Yêu cầu HS lên chỉ vào hình thang và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
v	Hoạt động 3: (15 – 17’)
 Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. GV chữa và kết luận.
	Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp.
GV chốt: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
	Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS thực hành vẽ hình thang.
GV theo dõi thao tác vẽ hình chú ý chỉnh sửa sai sót.
 Bài 4:
GV đưa bảng phụ đã vẽ hình thang vuông. Yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét về đặc điểm của hình thang.
 A B
 D C
GV kết luận.
3. Củng cố - dặn dò: (2 – 3’)
GV đưa ra bảng phụ vẽ một số hình, yêu cầu HS nhận diện hình thang. 
Dặn HS chuẩn bị bài : “Diện tích hình thang”.
Nhận xét tiết học.
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng làm.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- HS quan sát cách vẽ, kết hợp quan sát hình thang trong SGK.
- HS lắp ghép với mô hình hình thang.
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS quan sát cách vẽ, kết hợp quan sát hình thang ABCD trong SGK(ở dưới).
- HS phát biểu ý kiến.
 - 3,4 HS nối tiếp nhau nhắc lại, lớp theo dõi .
- HS đọc đề, tự làm bài vào vở.
- 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét. HS đổi vở để kiểm tra chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi.
- HS tự làm bài. 1 HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu , lớp theo dõi.
- HS vẽ hình thang vào vở.
- HS quan sát, nêu nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
- 2 HS đọc nhận xét trong SGK, lớp đọc thầm.
 - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Đọc – Hiểu, Tập làm văn
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần và đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình. Nắm được công việc phải làm trong tuần tới.
Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt.
II. TIẾN HÀNH
1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 18
Duy trì sĩ số: Tương đối đảm bảo. Có 2 học sinh nghỉ học (Thuyn, Xuân,). 
Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp tương đối tốt. Vệ sinh cá nhân chưa thật tốt, một số HS để móng tay dài, quần áo bẩn, một số học sinh nam còn để tóc dài.
Giữ gìn sách vở: chưa tốt. Một số HS viết chữ còn sai chính tả, không có dấu (Quynh, Đa Lin, Ma Đem, Thuyn).
Học tập: chất lượng học tập giảm sút, nhiều HS không thực hiện được phép chia.
Các hoạt động khác: Chưa tích cực tham gia sinh hoạt đội, không đeo khăn quàng, ý thức kém.
Tham gia học phụ đạo chưa đầy đủ. Chưa tự giác trong học tập.
3. Kế hoạch hoạt động tuần 19
Củng cố nề nếp học tập sinh hoạt. Thực hiện tuần thực học đầ tiên của HKII.
Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt.
Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
Thực hiện rèn chữ giữ vở. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Tham gia tích cực các hoạt động của liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch.
Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt.
Cấp phát sách Tiếng Việt tập 2 và vở bài tập Tiếng Việt, vở bài tập toán tập 2.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc