Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 27

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 27

I. MỤC TIÊU

 Ôn tâng cầu bằng đùivà mu bàn chân. Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.

 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đông tác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

 Tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu; 3 quả bóng.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
19.3.07
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
27
27
53
131
53
Em yêu hoà bình
Tranh làng Hồ
Luyện tập
Cây con mọc lên từ hạt
Thứ ba
20.3.07
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
53
132
53
27
27
Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
Quãng đường	
Ôn tập về tả cây cối 
Lễ kí hiệp định Pa-ri
Lắp xe chở hàng(tiết 3)
Thứ tư
21.3.07
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
54
133
53
27
27
Đất nước
Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Truyền thống
Châu Mĩ
Vẽ tranh: Đề tài Môi trường
Thứ năm
22.3.07
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
54
134
27
54
27
Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay mau” 
Thời gian
Nhớ – viết: Cửa sông
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
Ôn tập bài hát: Bài Em vẫn nhớ trường xưa TĐN số 4
Thứ sáu
23.3.07
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
54
135
27
54
27
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
Luyện tập
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007
	Thể dục
Tiết 53	 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
MỤC TIÊU
Ôn tâng cầu bằng đùivà mu bàn chân. Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.
Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đôïng tác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
Tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu; 3 quả bóng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
Phần mở đầu 
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối(cán sự điều khiển).
Ôn các động tác, tay, chân, vặn mình, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. 
Kiểm tra chạy đà bật cao 3 HS (Lây, Lanh, Thê Rim).
Phần cơ bản
 a) Môn thể thao tự chọn “Đá cầu”
Học tâng cầu bằng mu bàn chân
GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác.
Chia tổ cho HS tự quản tập luyện, GV giúp đỡ các tổ ổn định tổ chức sau đó kiểm tra, sửa sai cho HS.
Ôn chuyển cầu bằng mu bàn chân
Đội hình tập như trên. GV nêu tên động tác, cho một nhóm ra làm mẫu.
 GV nhắc lại những điểm cơ bản của động tác, chia tổ cho HS tự quản tập luyện.
b) Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
Chia lớp thành 4 đội tương đương nhau, GV nêu tên trò chơi, cho 2 HS làm mẫu, GV giải thích, cho HS chơi thử. 
GV giải thích bổ sung, nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả HS nắm được cách chơi.
Cho HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 3. Phần kết thúc 
GV cùng HS hệ thống bài.
Đi thường theo 3 hàng dọc và hát bài Em vẫn nhớ trường xưa.
Làm một số động tác hồi tỉnh, thả lỏng
 GV nhận xét, đánh giá kết quả tập. Giao bài về nhà: Tập đá cầu, chuyền bóng.
6 – 10’
1’
1’
 2 lần x 8 nhịp
1’
18 – 22’
14 – 16’
9 – 11’
4 – 5’
5 – 6’
1 – 2 lần
4 – 6’
1’
2 - 3’
1’
1’
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ▲
™
GH
XP
▲ 
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
Toán
Tiết 132	QUÃNG ĐƯỜNG 
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
Thực hành cách tính quãng đường.
Tính cẩn thận, lô gích. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Yêu thích môn học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Yêu cầu cả lớp làm bài tập.
Một con chim bay trong 1 giờ rưỡi được quãng đường là 48 km. Tính vận tốc bay của con chim.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới
 a/ Giới thiệu bài “Quãng đường.”
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (15 – 17’) Hình thành cách tính quãng đường.
Bài toán 1: Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5 km/ giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.
Yêu cầu HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô.
Yêu cầu HS tính quãng đường ô tô đi được.
Yêu cầu HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính quãng đường.
 Bài toán 2: 
Yêu cầu HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tính quãng đường ô tô đi được
GV lưu ý HS đổi:2 giờ 30 phút về dạng số đo thập phân.
GV nhận xét và hướng dẫn thêm: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = 5/2giờ.
Yêu cầu HS tính qquãng đường theo đơn vị đo 5/2 giờ.
GV lưu ý: Khi tìm quãng đường 
+ Có thể chọn một trong 2 cách làm trên 
+ Nếu đơn vị đo vận tốc là km/giờ, thời gian tính theo đơn vị đo là giờ thì quãng đường tính theo đơn vị đo là km.
 v Hoạt động 2: (15 – 17’) Thực hành.
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS đọc bài giải.
GV kết luận.
 Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS phát hiện điểm cần lưu ý của bài toán.
GV lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian.
Yêu cầu HS nêu cách giải.
GV chốt lại, hướng dẫn HS 2 cách giải bài toán:
Cách 1: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ.
Cách 2: : Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút: 1 giờ = 60 phút. 
Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS nêu thời gian đi của xe máy là bao nhiêu.
Yêu cầu HS tựu làm bài.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Dặn HS về học bài, làm lại BT2. Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng trình bày bài. Lớp ghi phép tính và kết quả trên bảng con.
- 1 HS đọc đề. Lớp theo dõi.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lớp làm nháp, 1 HS lên bảng trình bày.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết trên bảng con.
- HS nhắc lại quy tắc.
- 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, nêu tóm tắt.
1 HS lên bảng trình bày. Lớp làm nháp.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS tính, nêu kết quả.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đọc, lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc kĩ đề bài, phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 1 HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.
1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở rồi nhận xét, thống nhất kết quả.
Tập làm văn
Tiết 53 	ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối , trình tự miêu tả. Những giác quan được sử dụng để quan sát. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
Nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cây cối.
Giáo dục HS lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên, có thói quen quan sát cảnh vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Giấy khổ to để HS các nhóm làm BT1.
Bảng phụ ghi kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
Tranh ảnh về một số loài cây, hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại sau tiết Trả bài văn tả đồ vật tiết trước.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bà: Ôn tập về văn tả cây cối.
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (12 -14’) Củng cố kiến thức về bài văn tả cây cối
 Bài 1 :
Gọi HS đọc nội dung BT1.
GV đưa bảng phụ ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối; mời HS đọc lại.
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn trả lời lần lượt các câu hỏi.
Yêu cầu 1 HS lên điều khiển lớp trả lời các câu hỏi.
GV theo dõi, giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
v	Hoạt động 2: (18 – 20’)
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV nhắc HS chú ý chỉ chọn tả một bộ phận của cây. Có thể chọn một trong hai cách để tả. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá
GV giới thiệu tranh ảnh để HS quan sát làm bài.
Mời một số HS nói các em chọn tả bộ phận nào của cây.
Yêu cầu HS viết bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu.
Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã viết.
GV nhận xét, chấm điểm những đoạn văn hay.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Dặn nhữngHS chưa viết xong về nhà hoàn chỉnh đoạn văn viết lại vào vở. Chuẩn bị : Tả cây cối (Kiểm tra viết)
Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc (Siên, Bris), lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi cùng trả lời các câu hỏi.
- 1 HS khá lên điều khiển các bạn trả lời các câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm. 
- HS quan sát.
- 2, 3 HS nêu trước lớp.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Lịch sử
Tiết 27	LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết: Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27/ 1/ 1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri. Và nắm được những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định.
Học sinh kể lại được diễn biến lễ kí kết Hiệp định Pa-ri.
HS thấy được ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY ... an.
Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. Yêu thích môn học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Yêu cầu HS giải bài toán: Lan đi bộ với vận tốc 4,6 km/giờ trên quãng đường 2,3 km. Tính thời gian để Lan đi hết quãng đường đó. 
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: “Luyện tập”.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: (4 – 5’) Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường 
Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
Yêu cầu HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian.
GV nhận xét chung, củng cố về mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
Hoạt động 2: (25 – 28’) Củng cố cách tính thời gian của chuyển động
 Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tính, điền kết quả vào ô trống.
Yêu cầu HS lên bảng điền.
GV cùng HS thống nhất kết quả đúng.
Bài 2:
Gọi HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. Lưu ý HS cách đổi : 1,08 m = 108 cm
 Bài 3:
Tiến hành tương tự bài 2.
GV khuyến khích HS tính bằng các cách khác nhau:
 72 : 96 = 3/4 (giờ) 3/4 giờ = 45 phút 
 Bài 4:
Gọi HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS khá nêu cách làm rồi trình bày bài giải.
GV lưu ý HS có thể đổi : 420 m/ phút= 0,42 km/ phút hoặc 10,5 km= 10 500 m
3. Củng cố – dặn dò: (1 – 2’)
 Dặn HS làm lại BT4. Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng giải(Khin), lớp làm nháp, ghi kết quả trên bảng con..
Cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
1 HS nêu công thức tìm t. Lớp nhận xét.
- HS nêu công thức và nêu cách rút ra công thức đó.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài cá nhân.
Lần lượt 4 HS lên điền kết quả. Lớp nhận xét.
1 HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
- HS trình bày bài giải vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
- HS tự làm bài rồi chữa, HS khá nêu các cách làm khác nhau.
1 HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
- 1 HS khá lên bảng trình bày bài giải. Lớp làm nháp, nhận xét kết quả.
Kể chuyện
Tiết 27	KỂ CHUYỆN CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
Kể một câu chuyện chân thực, có ý nghĩa nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam mà học sinh được chứng kiến hoặc tham gia với lời kể rõ ràng, tự nhiên.
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết kể chuyện.
Một số tranh ảnh về tình thầy trò.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 4’)
Yêu cầu HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Hướng dẫn HS kể chuyện.
 Gọi HS đọc 2 đề bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề (GV gạch chân các từ ngữ quan trọng).
Gọi HS đọc 2 gợi ý cho 2 đề.
 Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
GV giới thiệu tranh ảnh về tình thầy trò.
Yêu cầu HS lập dàn ý cho câu chuyện mà mình chọn kể.
 v Hoạt động 2: (22 – 24’) Thực hành kể chuyện.
Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. GV uốn nắn, giúp đỡ các nhóm.
Yêu cầu HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò: (1 – 2’)
Yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện và viết vào vở nội dung của câu chuyện đó.
Chuẩn bị: Ôn tập 
Nhận xét tiết học. 
- 1 HS lên kể, lớp theo dõi.
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích yêu cầu của đề.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS lần lượt nói đề tài câu chuyện em chọn kể.
HS làm việc cá nhân, các em viết ra nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.
Từng HS nhìn vào dàn ý đã lập. Kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Kể xong sẽ cùng các bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất..
Luyện từ và câu
Tiết 54	 LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. MỤC TIÊU 
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối, tác dụng nối trong đoạn văn 
Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
Có ý thức sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu trong văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’) MRVT: Truyền thống.
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ trong tiết LTVC (MRVổnguyền thống)
GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (10 – 12’) Phần nhận xét.
Bài tập 1
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp hoàn thành yêu cầu của bài tập.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn, gọi HS lên bảng phân tích.
GV nhận xét chốt :Cụm từ “vì vậy” ở ví dụ trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu. 
 Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối giống như cụm từ vì vậy ở trích đoạn trên.
GV chốt lại: cách dùng từ ngữ có tác dụng để chuyển tiếp ý giữa các câu như trên được gọi là phép nối.
v	Hoạt động 2: (4 – 5’) Phần Ghi nhớ.
GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: (15 – 17’) Luyện tập.
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 (1/2 lớp tìm từ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu. 1/2 lớp tìm từ có tác dụng nối trong 4 đoạn cuối.).
GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn, yêu cầu các nhóm tìm phép nối trong 2 đoạn của bài văn.
Yêu cầu HS trình bày kết quả.
GV chốt lời giải đúng: 
+ Đoạn 1,2,3: nhưng, vì thế, nhưng, rồi.
+ Đoạn 4,5,6,7: Đến, đến, nhưng, mãi đến, đến khi, rồi.
	Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu của BT2.
Yêu cầu HS phát hiện chỗ dùng từ nối sai.
Yêu cầu HS chọn từ ngữ thích hợp để thay thế cho từ đã dùng sai.
Yêu cầu HS nêu cách điền từ.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng:Các từ có thể dùng thay thế: Vậy ( vậy thì , nếu vậy thì , thế thì , nếu thế thì ) bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con. 
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Dặn HS làm BT2 vào vở. Chuẩn bị: “Ôn tập”
Nhận xét tiết học. 
- 2 HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
HS làm việc theo cặp.
- 1 HS lên bảng trình bày. Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời : tuy nhiên , mặc dù , nhưng , thậm chí , cuối cùng , ngoài ra , mặt khác , 
- 3 HS đọc. Lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS nhắc lại (không nhìn SGK)
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm, đọc kĩ từng câu, từng đoạn; trao đổi cùng bạn hoàn thành yêu cầu của BT ghi vào bảng phụ.
- Các nhóm trình bày bài của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
HS phát biểu ý kiến.
HS trao đổi theo cặp. Chọn từ thích hợp điền lại cho đúng.
- HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
- HS đọc lại mẫu chuyện vui.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần và đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình. Nắm được công việc phải làm trong tuần tới.
Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt.
II. TIẾN HÀNH
1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 27
Duy trì sĩ số chưa tốt, ngày 22 6 học sinh nghỉ học giữa buổi (Ni, Thuyn, Tris, Lanh, Idrin, xuân).
Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp tương đối tốt. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lao động dọn vệ sinh trường lớp, lau cửa kính.
Giữ gìn sách vở: Việc rèn chữ giữ vở có tiến bộ. Có ý thức bảo quản sách giáo khoa.
Học tập: Kết quả học tập có tiến bộ hơn. Kĩ năng tính toán tốt hơn. Bên cạnh đó một số em đọc còn yếu (Rô Ma, Ma Đêm, Thê Rim).
Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội tương đối tốt. Mội số em tích cực trong hoạt động phong trào, tham gia tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước toàn trường. Tham gia tích cực các hoạt động nhân ngày 26/3. Một số em tích cực tập luyện để dự thi hội thao nghi thức cấp huyện
3. Kế hoạch hoạt động tuần 28
Củng cố, phát huy nề nếp học tập sinh hoạt. 
Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt.
Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
Thực hiện rèn chữ giữ vở. Rèn đọc đối với một số HS đọc còn yếu. Học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
Tham gia tích cực các hoạt động của liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch, mang khăn quàng đầy đủ.
Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt. Các bạn đọc tốt kèm các bạn đọc yếu, rèn đọc trong giờ truy bài.
Tích cực ôn tập, học phụ đạo để chuẩn bị thi giữa kì II.
Thực hiện học môn Tiếng Việt tuần 29 còn lịch học tuần 28 sẽ chuyển sang tuần 29.
Tiếp tục tham gia tập luyện để dự thi hội thao nghi thức.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.doc