I. MỤC TIÊU
Ôn tâng cầu bằng đùi, mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân. Chơi trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”.
Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đông tác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
Tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu; 3 quả bóng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thứ-Ngày Môn Tiết Bài dạy Thứ hai 2.4.07 Chào cờ Đạo đức Tập đọc Toán Khoa học 29 29 57 141 57 Em tìm hiểu về Liên Hợp quốc (tt) Ôn tập giữa HKII Ôn tập về phân số tiếp theo Sự sinh sản của ếch Thứ ba 3.4.07 Thể dục Toán TLV Lịch sử Kĩ thuật 57 142 57 29 29 Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” Ôn tập về số thập phân Ôn tập giữa HKII Hoàn thành thống nhất đất nước Lắp xe cần cẩu Thứ tư 4.4.07 Tập đọc Toán LTVC Địa lí Mĩ thuật 58 143 57 29 29 Ôn tập giữa HKII Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng Ôn tập giữa HKII Châu Đại dương và châu Nam Cực Tập nặn tạo dáng: Đề tài Ngày hội Thứ năm 5.4.07 Thể dục Toán Chính tả Khoa học Âm nhạc 58 144 29 58 29 Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” Ôn tập về đo diện tích, thể tích, thời gian Ôn tập giữa HKII Sự sinh sản và nuôi con của chim Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 7 – Nghe nhạc Thứ sáu 6.4.07 TLV Toán Kể chuyện LTVC HĐTT 58 145 29 58 29 Ôn tập giữa HKII Phép cộng Ôn tập giữa HKII Ôn tập giữa HKII Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007 Nghỉ chế độ công đoàn Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2007 Thể dục Tiết 57 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” MỤC TIÊU Ôn tâng cầu bằng đùi, mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân. Chơi trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đôïng tác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. Tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu; 3 quả bóng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung và phương pháp lên lớp Định lượng Hình thức tổ chức Phần mở đầu Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc quanh sân tập. Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu. Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối(cán sự điều khiển). Ôn các động tác, tay, chân, vặn mình, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. Phần cơ bản a) Môn thể thao tự chọn “Đá cầu” Ôn tâng cầu bằng đùi Chia tổ cho HS tự quản tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV hướng dẫn thêm cho những HS còn lung túng. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân Đội hình tập như trên. GV nhắc lại những điểm cơ bản của động tác, chia tổ cho HS tự quản tập luyện. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân Tổ chức cho HS tập luyện theo hai đội dưới sự điều khiển của cán sự lớp. Mỗi đội đứng thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau, phát cầu cho nhau. b) Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” Chia lớp thành 2 đội tương đương nhau, GV nêu tên trò chơi, giải thích luật chơi. Cho HS chơi có thi đua giữa các đội trong khi chơi. 3. Phần kết thúc GV cùng HS hệ thống bài. Đi thường theo 3 hàng dọc và hát bài Em vẫn nhớ trường xưa. Làm một số động tác hồi tỉnh, thả lỏng GV nhận xét kết quả tập. Giao bài về nhà: Tập đá cầu 6 – 10’ 1’ 1vòng 1’ 1’ 2 lần x 8 nhịp 1’ 18 – 22’ 14 – 16’ 3 – 4’ 3 – 4’ 7 – 8’ 5 – 6’ 3 lần 4 – 6’ 1’ 2 - 3’ 1’ 1’ ▲ ▲ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ▲ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ Toán Tiết 142 ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU Củng cố về đọc, viết, so sánh số thập phân. Rèn kỹ năng tính đúng. Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’) Gọi HS lên làm BT4. GV nhận xét cho điểm. 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: Ôn tập số thập phân. b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn cách đọc, viết số thập phân Bài 1. Yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu HS đọc theo cặp rồi đọc trước lớp. GV chốt lại cách đọc số thập phân. Bài 2. Yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu 1 HS đọc cho cả lớp viết. GV kiểm tra kết quả của HS. Lưu ý hàng của phần thập phân không đọc ® 0 Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. GV giúp HS củng cố cách viết phân số dưới dạng số thập phân, lưu ý trường hợp hỗn số. Hoạt động 2: (5 – 7’) Củng cố cách so sánh số thập phân Bài 5. GV nêu yêu cầu. Yêu cầu HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả. GV chốt lại 3. Củng cố- dặn dò: (1 – 2’) Dặn HS về nhà làm bài 1, 2/ 150 Nhận xét tiết học. 2 HS lên làm bài, lớp làm trên bảng con. - 1 HS đọc đề yêu cầu. Lớp đọc thầm. 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài. Sửa bài miệng. - 1 HS đọc đề yêu cầu. Lớp đọc thầm. Cả lớp viết trên bảng con. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng chữa bài. 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ rồi chữa. - HS theo dõi SGK. - HS làm bài vào vở rồi nêu kết quả và giải thích lí do điền dấu. Tập làm văn Tiết 57 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu. Tìm đúng các VD minh hoạ cho các nội dung trong bảng tổng kết về kiểu cấu tạo (câu đơn – câu ghép). Làm đúng các bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Có ý thức sử dụng đúng câu ghép, câu đơn trong nói, viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc sẽ kiểm tra. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra giữa kì II 2. Các hoạt động: v Hoạt động 1: (18 – 20’) Kiểm tra ( 1/5 số HS) Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài đọc rồi đọc. GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và cho điểm. GV nhận xét, ghi điểm. v Hoạt động 2: Luyện tập viết tiếp vế câu để tạo câu ghép. Gọi HS đọc yêu cầu củabài. Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy . b) Nếu mỗi thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng c) “ Mỗi người . và mọi người vì mỗi người” 3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’) Chuẩn bị: “Ôn tập: Tiết 3”. Nhận xét tiết học. Mỗi HS xem lại bài khoảng 1- 2 phút HS đọc trong SGK 1 đoạn, trả lời câu hỏi. - Cả lớp theo dõi. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, tìm VD viết vào nháp. HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp và trình bày. Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu văn của mình. Lịch sử Tiết 29 HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Học sinh biết: Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất). Sự kiện này đánh dấu đất nước ta được thống nhất về mặt nhà nước. Trình bày sự kiện lịch sử. Tự hào dân tộc, vui mừng khi nước nhà độc lập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’) “Tiến vào Dinh Độc Lập” Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4 –1975 GV nhận xét bài cũ. 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài:“Hoàn thành thống nhất đất nước.” b/ Các hoạt động: v Hoạt động 1: (10 – 12’) Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm 4 câu hỏi sau: Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết? Yêu cầu HS trình bày. GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời. v Hoạt động 2: (8 – 10’) Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. Yêu cầu HS đọc SGK trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi: Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? Yêu cầu HS trình bày. GV nhận xét + chốt. v Hoạt động 3: (5 – 7’) Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào? nhận xét + chốt. Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. 3. Củng cố - dặn dò: gọi HS đọc phần ghi nhớ. Nêu ý nghĩa lịch sử? Nhận xét tiết học. 2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi. - Đại diện 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trao đổi theo nhóm 2, gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ. - Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. HS phat biểu ý kiến. HS nhắc lại. 2 HS đọc. 2 HS nêu. Kĩ thuật Tiết 29 LẮP XE CẦN CẨU MỤC TIÊU HS cần phải chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Mẫu xe cần cẩu đãlắp sẵn Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’) Kiểm tra ghi nhớ về quy trình lắp xe cần cẩu. GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: Lắp xe cần cẩu b/ Các hoạt động Hoạt động 1: (25 – 26’) Thực hành lắp xe cần cẩu Chọn chi tiết Yêu cầu HS chọn ca ... độ thấp. Yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? Đọc tên và chỉ một số đảo và quần đảo thuộc châu Đại Dương. Khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì? Nêu nhận xét về số dân của châu Đại Dương. Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. Yêu cầu HS trình bày. GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời. v Hoạt động 2 : Châu Nam Cực GV giới thiệu châu Nam Cực trên quả Địa cầu. Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình để trả lời các câu hỏi sau: Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực. Nêu đặc điểm về khí hậu của châu Nam Cực. Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật? GV chốt lại ý chính. Gọi HS đọc bài học. 3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’) Dặn HS học bài. Chuẩn bị: “Các Đại Dương trên thế giới”. Nhận xét tiết học. 3 HS trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi, nhận xét. HS quan sát. - Đọc SGK, trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi. HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương. HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực. 2 HS đọc lại bài học. Lớp theo dõi. Mĩ thuật Tiết 29 Tập nặn tạo dáng: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI I. MỤC TIÊU HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội. HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài. Thêm yêu quê hương đất nước và trân trọng các phon tục tập quán. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Giáo viên : Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày hội, đất nặn. Học sinh :Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : (2 - 3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài :Tập nặn tạo dáng: Đề tài ngày hội b) Các hoạt động Hoạt động 1 : (4 – 5’) Tìm, chọn nội dung đề tài. Yêu cầu HS kể về những ngày hội mà em biết. Giới thiệu tranh, ảnh về ngày hội. Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về lễ hội ở SGK và nêu các hoạt động, những trò chơi có trong lễ hội. Không khí của ngày hội như thế nào? GV chốt: trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau. Yêu cầu HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán (theo nhóm). Hoạt động 2 : (4 – 5’) Cách vẽ tranh Yêu cầu HS nhớ lại cách nặn (xé dán) đã học để thực hành. GV làm mẫu: Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại. GV lưu ý HS nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết. Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài. Tìm nặn các chi tiết đặc trưng cho ngày hội như: khăn, áo, cờ, trống, và tạo dáng sinh động cho hình nặn. Nên nặn nhiều dáng ngươi và các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo nội dung để tạo không khí tưng bừng, vui tươi của ngày hội. Hoạt động 3 : (18 – 20’)Thực hành Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 6 Bao quát lớp, gợi ý, bổ sung cụ thể cho từng nhóm để giúp các em hoàn thành bài ở lớp. Hoạt động 4 : (4 – 5’) Nhận xét, đánh giá Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét bài của các nhóm. Gợi ý HS nhận xét về : Hình nặn (xé dán), tạo dáng, cách sắp xếp các hình. Gợi ý HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng Bổ sung, khen ngợi, động viên chung cả lớp. 3. Củng cố - Dặn dò: (1 – 2’) Đánh giá, nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm có bài nặn (xé dán) đẹp. Chọn một số bài để làm ĐDDH. Nhắc HS sưu tầm một số đầu báo, tạp chí, báo tường, - HS phát biểu. - HS quan sát tranh - HS nêu. - Đại diện các nhóm nêu. - HS quan sát. - Các nhóm trao đổi, tự chọn nội dung, tìm hình ảnh rồi phân công mỗi thành viên trong nhóm nặn (xé dán) một vài hình để sắp xếp theo đề tài. - Tự nhận xét, xếp loại các bài đẹp, chưa đẹp. Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2007 Nghỉ chế độ công đoàn Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2007 Luyện từ và câu Tiết 56 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (như tiết 1). Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho. Có ý thức dùng từ ngữ để liên kết các câu trong bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ viết sẵn 3 đoạn văn ở BT 2 Giấy khổ to viết về 3 kiểu liên kết câu (lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II. 2. Các hoạt động: v Hoạt động 1: (15 – 18’) Kiểm tra tâïp đọc, HTL (1/5 số HS) Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài đọc rồi đọc. GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và cho điểm. GV nhận xét, ghi điểm. v Hoạt động 2: (18 - 20’) Luyện tập thực hành Bài tập 2. Gọi HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS chú ý: sau khi điền từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào. Yêu cầu HS tự tìm các bài theo yêu cầu. Tổ chức cho HS nhận xét, sửa bài. GV chốt lời giải đúng: + nhưng là từ nối câu 3 với câu 2 + chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1 + nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2 + chị ở câu 5 thay thế cho Sứ ở câu 6 + chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6 3. Củng cố - dặn dò: (2 – 3’) Nêu các phép liên kết đã học? Dặn HS học bài. Chuẩn bị: “Kiểm tra GKII”. Nhận xét tiết học. - Mỗi HS xem lại bài khoảng 1- 2 phút - HS đọc trong SGK 1 đoạn, trả lời câu hỏi. - Cả lớp theo dõi. 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2, cả lớp đọc thầm. - Cả lớp làm bài vào vở BT. 2 HS làm bài trên bảng . - Lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng. 1 HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - 2 HS nhắc lại. Lớp nhận xét, bổ sung. Toán Tiết 145 ÔN TẬP VỀ ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (tt) I. MỤC TIÊU Giúp HS ôn tập, củng cố về: Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng STP. Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng. Rèn cách viết đo khối lượng, các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5 – 6’)“Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng” Gọi HS sửa BT3. Yêu cầu một số HS nêu bảng đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: “Ôn tập về đo độ dài và khối lượng”(tt) b/ Các hoạt động: v Hoạt động 1: (15 – 17’) Viết các đơn vị đo dưới dạng số thập phân Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Lưu ý HS đơn vị đo khi viết số đo dưới dạng số thập phân. Yêu cầu HS làm bài rồi chữa. Chốt lại cách viết các đơn vị đo dưới dạng số thập phân. Bài 2. Thực hiện tương tự bài tập 1. v Hoạt động 2: (12 – 15’) Đổi đơn vị đo Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Cho HS chơi trò chơi tiếp sức. GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: GV nêu yêu cầu. Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV chấm nhanh 10 bài. GV nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: Dặn HS xem lại nội dung ôn tập. Chuẩn bị: Ôn tập về đo diện tích . Nhận xét tiết học. - 3 HS sửa 3 phần. - HS nối tiếp nhau nêu. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc. Lớp đọc thầm. - HS tự làm bài, 2 HS lần lượt lên làm bài trên bảng. Cả lớp nhận xét, sửa bài. - HS tự làm bài rổi chữa. 1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK. - Cả lớp làm bài. 3 tổ cử mỗi tổ 4 bạn lên thi tiếp sức điền kết quả. Lớp nhận xét. HS theo dõi. HS làm bài cá nhân. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7) KIỂM TRA ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8) KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I. MỤC TIÊU Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần và đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình. Nắm được công việc phải làm trong tuần tới. Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt. II. TIẾN HÀNH 1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 29 Duy trì sĩ số tương đối tốt. Xuân còn nghỉ học. Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp tốt. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Giữ gìn sách vở: Việc rèn chữ giữ vở có tiến bộ. Có ý thức bảo quản sách giáo khoa. Học tập: Kết quả học tập có tiến bộ hơn. Kĩ năng tính toán tốt hơn. Bên cạnh đó một số em đọc còn yếu (Rô Ma, Ma Đêm, Thê Rim). Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội tương đối tốt. Một số em tích cực tập luyện để dự thi hội thao nghi thức cấp huyện. 3. Kế hoạch hoạt động tuần 30 Củng cố, phát huy nề nếp học tập sinh hoạt. Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt. Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Thực hiện rèn chữ giữ vở. Rèn đọc đối với một số HS đọc còn yếu. Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Tham gia tích cực các hoạt động của Liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch, mang khăn quàng đầy đủ. Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt. Các bạn đọc tốt kèm các bạn đọc yếu, rèn đọc trong giờ truy bài. Tích cực ôn tập, học phụ đạo để chuẩn bị thi giữa kì II. Thực hiện học phụ đạo 2 buổi / tuần (thứ tư, thứ sáu). Tiếp tục tham gia tập luyện để dự thi hội thao nghi thức.
Tài liệu đính kèm: