Giáo án khối 5 - Tuần 13

Giáo án khối 5 - Tuần 13

I. Mục tiêu:

 - HS đọc chôi chảy, lưu loát toàn bài đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp ở đoạn kể về mưu trí của cậu bé.

 - Từ ngữ: rô bốt, công tay, ngoan cố,

 - Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ chép đoạn từ “Qua khe lá thu lại gỗ”.

 - Bảng phụ viết nội dung bài tập đọc.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
	Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc chôi chảy, lưu loát toàn bài đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp ở đoạn kể về mưu trí của cậu bé.
	- Từ ngữ: rô bốt, công tay, ngoan cố, 
	- Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép đoạn từ “Qua khe lá  thu lại gỗ”.
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- HS đọc thuộc lòng bài ‘‘hành trình của bầy ong”
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV chia bài làm 3 phần:
+ Phần 1: gồm các đoạn 1, 2
+ Phần 2: gồm đoạn 3.
+ Phần 3: gồm 2 đoạn còn lại.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp rèn đọc đúng, giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ. Cho thấy:
+ Bạn nhỏ là người thông minh?
+ Ban nhỏ là người dũng cảm?
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ?
+ Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
+ Gọi HS nêu ý nghĩa của bài
+ GV gắn băng giấy viết ý nghĩa của bài.
c) Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS luyện đọc. GV gắn băng giấy viết đoạn 3 lên bảng.
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Gọi 1, 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- GV bao quát, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài.
- Liên hệ, nhận xét.
- Về đọc bài.
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp đọc rèn đọc đúng, đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 HS đọc trước lớp cả bài.
- HS theo dõi.
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào
+ Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sữ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng- lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc  gọi điện thoại báo công an.
+ Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
+ Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá.
+ Vì bạn hiểu rừng là tài sản chunh ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
+ Bình tĩnh thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.
+ HS nêu ý nghĩa.
+ HS đọc lại.
- HS đọc nối tiếp củng cố giọng đọc- Nội dung.
- HS theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- 1,2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
___________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
	- Bước đầu biết nhân 1 tổng các số thập phân với 1 số thập phân.
	- HS tự giác ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- HS làm bài tập 3 (SGK- 61)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm cá nhân, đặt tính và tính.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm- nhận xét- đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS nêu qui tắc nhân 1 số thập phân với 10; 100; 1000; 
- Yêu cầu HS nêu qui tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001; 
- Gọi HS nối tiếp đọc kết quả.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- GV chấm, chữa.
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi.
- Tính rồi so sánh giá trị của 
(a + b) x c và a x c + b x c
- 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở nháp.
- HS làm cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm.
- HS nêu quy tắc.
- HS nêu quy tắc.
- HS nối tiếp đọc kết quả.
a) 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b) 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm, chữa bài.
 Bài giải
 Giá tiền 1 kg đường là:
38 500 : 5 = 7 700 (đồng)
 Số tiền mua 3,5 kg đường là:
7 700 x3,5 = 26 950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường là:
38 500 – 26 950 = 11 550 (đồng)
 Đáp số: 11 550 đồng
- HS thảo luận- trình bày- nhận xét.
a
b
c
(a + b) x c
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
(2,4 + 3,8) x 1,2 = 7,44
2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2 = 7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5 + 2,7) x 0,8 = 7,36
6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8 = 7,36
(a + b) xc = a xc + b xc
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Dặn HS học quy tắc và làm bài tập.
__________________________________
Khoa học
Nhôm
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
	- Quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của nhôm.
	- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
	- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa, tranh ảnh.
- GV chia lớp làm 6 nhóm.
- Cho HS tự giới thiệu với nhóm mình các thông tin và tranh ảnh về nhôm.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
* Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm cơ của nhiều hộp; làm khung cửa và 1 số bộ phận của phương tiện giao thông như ô tô, tàu thuỷ.
b. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ.
- Gọi các nhóm báo cáo.
- Kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
c. Hoạt động 3: HS làm bài vào phiếu học tập.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- GV thu phiếu học tập.
- Chấm bài, chữa bài, kết luận.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận.
- Nhóm khác bổ xung, nhận xét.
- HS làm bài vào phiếu học tập
- HS trình bày:
Nhôm
Nguồn gốc
Có ở quặng nhôm
Tính chất
- Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm nhẹ, dẫn điện nhiệt tốt.
- Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài.
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Thể dục
Động tác thăng bằng
trò chơi: “ai nhanh và khéo hơn”
(GV chuyên soạn - dạy)
____________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu :
	1. Nắm được nghĩa 1 số từ ngữ về môi trường: biết tìm từ đồng nghĩa.
	2. Biết ghép 1 tiếng gốc Hán với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
	3. Viết được đoạn văn có lời gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ, băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt 1 câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối với những từ ngữ nào trong câu.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV gợi ý: Nghĩa của cụm từ “khu bảo tồn đa dạng sinh học” đã được thể hiện trong đoạn văn.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu trữ được nhiều loài động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật phong phú.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4.
- GV phát bút dạ.
- GV gắn băng giấy.
- Yêu cầu đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV giải thích yêu cầu bài tập: Chọn 1 cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài, viết 1 đoạn văn ngắn (5 câu)
- Gọi một số HS nói tên đề tài
- Yêu cầu HS viết bài.
- Gọi một số HS đọc trước lớp.
- GV và lớp nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.	
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- HS đọc lại đoặn văn và trả lời câu hỏi.
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau trình bày.
+ Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Lắng nghe.
- HS nói tên đề tài mình chọn viết.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết.
	______________________________________
	Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
	- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành.
	- Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nối tiếp nhắc lại các quy tắc cộng, trừ, nhân số thập phân.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
a. Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm ra nháp.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm chữa bài.
b. Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi.
- Gọi các cặp đôi báo cáo.
- Cho HS tính rồi chữa.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa
c. Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Phát phiếu học tập
- GV thu phiếu học tập và gọi HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét.
d. Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài tập và làm vào vở.
- GV chấm vở, chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhắc lại
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm ra nháp.
- HS lên bảng chữa bài.
a) 375,84 - 95,69 + 36,78 = 316,93
b) 7,7, + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 = 61,72
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động theo cặp đôi.
- Cặp đôi báo cáo.
a) (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 
 = 42
hoặc:
 (6,75 + 3,25) x 4,2 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x4,2
 = 28,35 + 13,65
 = 42
b) (9,6 - 4,2) x 3,6 = 5,4 x 3,6  ... 
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Rèn kĩ năng thực hành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
	- Củng cố qui tắc chia thông qua giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Gọi HS lên bảng chữa bài 2.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài tập ra nháp.
- GV nhắc HS chú ý cách đặt tính.
- Nhận xét, chữa bài.
b. Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gọi HS đọc kết quả và ghi lần lượt lên bảng.
- GV hướng dẫn HS tìm số dư
- Gọi HS đọc số dư ở phần b.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Lưu ý: Khi chia số thập phân cho 1 số tự nhiên mà còn dư, ta có thể chia tiếp bằng cách thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm.
d. Bài tập 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV chấm vở HS.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm rồi lên chữa. Kết quả: 
a) 9,6 b) 0,86
c) 6,1 c) 5,203
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS đọc kết quả của phép chia (thương và số dư)
- Thương là 2,05 và số dư là 0,14.
- Đọc yêu cầu bài tập 3.
- 2 HS lên bảng làm- lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- HS tóm tắt đề toán.
8 bao nặng: 243,2 kg
12 bao nặng:  kg?
- HS tự làm vào vở.
- HS chữa bài trên bảng.
Giải
 1 bao cân nặng số kg là:
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
 12 bao cân nặng số kg là:
30,4 x 12 = 364,8 (kg)
 Đáp số: 364,8 kg
________________________________________
Luyện từ và câu
Luyện tập về Quan hệ từ
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng.
	- Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập (Bài tập 3)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu khái niệm quan hệ từ và các cặp quan hệ từ thường gặp.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
a. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi.
- Gọi các nhóm HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
c. Bài tập 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS làm bài ra phiếu học tập
- GV thu và chấm phiếu học tập.
- Gọi HS đứng tại chỗ trình bày ý kiến của mình.
- GV nhận xét, kết luận: Sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ nếu không đúng chỗ, đúng lúc sẽ gây tác dụng ngược lại.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu 
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả:
a) nhờ  mà.
b) không những  mà còn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình: 
a) Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt  nên ven biển các tỉnh như  đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh  đều có phong trào ngập mặn mà rừng ngập mặn còn 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào phiếu học tập.
- Một vài HS nêu ý kiến của mình trước lớp: 
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu sau:
Câu 6: Vì vậy, Mai.
Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé 
Câu 8: Vì chẳng kịp  nên cô bé.
- Đoạn a hay hơn đoạn b vì đoạn b sử dụng quan hệ từ không đúng làm cho câu văn lủng củng.
___________________________________________
Địa lí
Công nghiệp (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS: 
	- Chỉ được trên bản đồ sự phân bố 1 số ngành công nghiệp nước ta.
	- Nêu được tình hình phân bố của 1 số ngành công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Lịch sử - Địa lí 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.1. Nội dung:
a. Phân bố các ngành công nghiệp.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Em hãy tìm những nới có các ngành khai thác than, dầu mỏ A-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện?
- Các ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu?
b. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4.
- Vì sao các ngành công nghiệp dệt may và thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển?
- Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn của nước ta?
- Nêu các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta?
- GV tóm tắt nội dung chính.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà
- HS nêu.
- HS quan sát hình 3 (SGK) trả lời.
- Ngành khai thác than, dầu mỏ A-pa-tít có nhiều ở nơi có khoáng sản.
- Ngành công nghiệp nhiệt điện, thủy điện có ở nơi có nhiều thác ghềnh và gần nơi có than và dầu khí.
- Phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- HS quan sát hình 3 và hình 4 để trả lời câu hỏi.
- Vì những nơi có nhiều lao động nguồn nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc.
- Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa- Vũng Tàu, thuỷ điện ở Hà Tĩnh, Y-a-li, Trị An.
- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa- Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai.
- HS đọc lại. 
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Âm nhạc
Ôn bài hát: Ước mơ. TĐN số 4.
________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
	- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV : Bảng phụ viết ví dụ về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn tả người.
	- HS: Dàn bài tả ngoại hình người em thường gặp.
III. Hoạt động dạy học: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày dàn ý bài văn tả một người thường gặp.
- GV nhận xét, góp ý, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết 1 đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
GV nhận xét: 
+ Đoạn văn cần có câu mở đầu.
+ Nêu được đủ, đúng sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách xắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- GV gắn bảng phụ viết ví dụ.
- GV nhận xét và chấm điểm những bài văn hay.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết đoạn văn chưa đạt.
- HS trình bày.
- 2 đ 4 HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc gợi ý SGK.
- 1đ 2 HS đọc dàn ý tả ngoại hình chuyển thành đoạn văn.
- HS viết đoạn văn dựa theo dàn ý trước.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
Toán
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
	- Rèn kĩ năng tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
II. Hoạt động dạy học: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;  và nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 
a. Ví dụ: 213,8 : 10 = ?
213,8 : 10 = 21,38
- Nhận xét: 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau và khác nhau?
- Muốn chia một số thập phân cho 10 làm như thế nào?
b. Ví dụ 2: 89,13 : 100 = ?
 89,13 : 100 = 0,8913
- Nhận xét: 89,13 và 0,8913 có điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100,  ta làm như thế nào?
g Quy tắt (SGK)
3.3. Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân và nối tiếp đọc kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV chia nhóm và nêu cách làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Kết luận: Chia một số thập phân cho 10, 100,  ta lấy số đó nhân với 0,1; 0,01; 
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà làm bài tập.
- HS nêu
- HS đặt tính và tính.
- HS trả lời
- Nhận xét: Nếu chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái một số ta cũng được 21,38
-  dịch chuyển sang bên trái số đó một chữ số.
+ HS làm tương tự như trên.
- Chuyển dấy phảy của số 89,13 sang bên trái hai chữ số ta được 0,8913.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc nối tiếp g lên bảng làm.
a) 	43,2 : 10 = 4,32 	0,65 : 10 = 0,065 
432,9 : 100 = 4,32 	13, 96 : 1000 = 0,01396
b) 	23,7 : 10 = 2,37	2,07 : 10 = 0,207	
	2,23 : 100 = 0,0223	999,8 : 1000 = 0,9998
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm theo nhóm g đại diện nhóm trình bày bài và nêu cách làm.
a) 12,9 : 10 = 1,29 và 12,9 x 0,1 = 1,29
vậy 12,9 : 10 = 12,9 x 0,1
c) 5,7 : 10 = 5,7 x 0,1
b) 123,4 : 100 = 1,234 và 123,4 x 0,01 = 1,234
Vậy 123,4 : 100 = 123,4 x 0,01
d) 87,6 : 100 = 0,876 và 87,6 x 0,01 = 0,876
Vậy 8,76 : 100 = 8,76 x 0,1
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở g lên chữa.
Giải
 Số gạo đã lấy đi là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,523 (tấn)
 Đáp số: 483,523 tấn
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 13
I. Mục tiêu:
	- HS thấy ưu nhược điểm của mình tuần vừa qua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
	- Giáo dục HS có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Nội dung sinh hoạt:
a) Sơ kết các hoạt động trong tuần 13 : 
	- Lớp trưởng nhận xét, sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp.
	- Lớp trưởng xếp loại thi đua từng tổ.
	- Tổ thảo luận và tự nhận xét các thành viên trong tổ mình.
	- GV tổng kết, nhận xét:
* Ưu điểm:
	- Lớp duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, khăn quàng đầy đủ.
	- Thi đua dành nhiều điểm tốt, có nhiều bạn được tuyên dương, khen ngợi.
	- Chữ viết của một số bạn có tiến bộ.
* Nhược điểm: 
	- Vệ sinh lớp học chưa được sạch sẽ.
	- Vẫn chưa chấm dứt tình trạng nói chuyện riêng trong giờ.
b) Phương hướng tuần 14: 
	- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
	- Ôn tập để kiểm tra giữa kì.
c. Vui văn nghệ:
	- Tổ chức cho HS hát tập thể những bài hát đã được học trong tuần.
	- 1, 2 HS hát trước lớp.
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ sinh hoạt.
	- Chuẩn bị tốt tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc