Giáo án khối 5 - Tuần 23 (chuẩn)

Giáo án khối 5 - Tuần 23 (chuẩn)

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Giáo dục lòng ham học để giúp ích cho đời, học tập gương các danh nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tranh minh họa trong SGK;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.- Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS lần lượt đọc bài tập đọc tiết trước và trả lời câu hỏi SGK.

- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 23 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 	
Thứ hai ngày 28 tháng 01 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 45 PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 
- Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Giáo dục lòng ham học để giúp ích cho đời, học tập gương các danh nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lần lượt đọc bài tập đọc tiết trước và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV cho HS xem tranh minh họa dẫn lời vào bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Luyện đọc
MT: HS phát âm chính xác và hiểu từ ngữ mới.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý cho HS chia đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
- Nhận xét chung và đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 
Cách tiến hành:	
- Gọi HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ, gọi HS khá, giỏi đọc.
- Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu.
- Giúp đỡ HS luyện đọc.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
- 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc chú giải SGK; đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS khá (giỏi) đọc đoạn văn.
- Lắng nghe, ghi nhận cách đọc GV.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
3- Củng cố: 
- Hỏi HS về ý nghĩa, nội dung bài tập đọc. (Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện).
- GD thái độ: Giáo dục lòng ham học để giúp ích cho đời, học tập gương các danh nhân.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
TOÁN
Tiết 111 XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối. Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bộ đồ dùng dạy học toán 5..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm lại BT1, 2 tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐBT
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
Mục tiêu: Giúp HS: Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối. Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát.
- Đặt hệ thống câu hỏi gợi ý để giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình vẽ SGK và rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối cùng cách đọc, viết chúng.
- Kết luận như SGK.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu: Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động, gọi HS đọc yêu cầu BT 1, 2a trong SGK.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Nêu nhận xét về mối quan hệ, cách đọc, viết về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bài học.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở. 
- Lên bảng chữa bài.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
HSKG
Làm BT2b
3.- Củng cố: 
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải BT2b.
- GD thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 23 EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin; hợp tác; trình bày. BVMT-BĐ (Liên hệ): Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tinh yêu đất nước.Yêu vùng biển, hải đảo của tổ quốc. TGHCM (Liên hệ): Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ. GDSDNL (Liên hệ): Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ: 
- HS lần lượt nhắc lại kiến thức tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
Mục tiêu: Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động; gọi 1 HS đọc thông tin trong SGK.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu câu hỏi, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá, kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- 1 HS đọc thông tin trong SGK.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc cá nhân.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
3.- Củng cố: 
- Cho HS thi đua đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- GD thái độ: GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin; hợp tác; trình bày. BVMT-BĐ (Liên hệ): Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tinh yêu đất nước.Yêu vùng biển, hải đảo của tổ quốc.TGHCM (Liên hệ): Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ. GDSDNL (Liên hệ): Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
Thứ ba ngày 29 tháng 01 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 46 CHÚ ĐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3).
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích.
- Có tình cảm yêu quí, kính mến các chú công an đã tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của tuổi thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.- Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài “Phân xử tài tình”; trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV cho HS xem tranh minh họa dẫn lời vào bài học.
 b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Luyện đọc
MT: HS phát âm chính xác và hiểu từ ngữ mới.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý cho HS chia đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
- Nhận xét chung và đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3).
Cách tiến hành:	
- Gọi HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài thơ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích.
Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ, gọi HS khá, giỏi đọc.
- Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu.
- Giúp đỡ HS luyện đọc.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
- 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc chú giải SGK; đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS khá (giỏi) đọc đoạn thơ.
- Lắng nghe, ghi nhận cách đọc GV.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
3.- Củng cố: 
- Hỏi HS về ý nghĩa, nội dung bài tập đọc. (Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần).
- GD thái độ: Có tình cảm yêu quí, kính mến các chú công an đã tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của tuổi thơ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
TOÁN
Tiết 112 MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU:
	- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : Mét khối. Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti mét khối.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối.
- GD học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm lại BT1, 2 tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐBT
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối .
Mục tiêu: Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : Mét khối. Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti mét khối.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giới thiệu tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối để HS quan sát.
- Đặt hệ thống câu hỏi gợi ý để giới thiệu về mét khối.
- Y ... tự, diễn đạt, trình bày trong bài văn kể chuyện.
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa được lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Rèn luyện ý thức tự sửa lỗi và tham gia sửa lỗi chung khi làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ:
- HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm lại, tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục và lựa chọn chi tiết, trình tự, diễn đạt, trình bày trong bài văn kể chuyện.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động, treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng lớp.
- Nêu nhận xét chung; treo bảng phụ ghi lỗi điển hình lên bảng lớp.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
Hoạt động 2: Trả bài làm cho HS và hướng dẫn HS chữa bài văn.
Mục tiêu: Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa được lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Trả bài làm cho HS và hướng dẫn HS tự chữa lỗi.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Làm việc theo nhóm, sửa chữa các lỗi điển hình trên bảng.
- Đại diện nhóm lần lượt lên bảng chữa lỗi trên bảng phụ.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động.
- Đọc lại bài văn và tự sửa bài văn của mình cho đúng.
- Lần lượt đọc lại một đoạn văn đã viết lại.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
3.- Củng cố: 
- Cho HS bình chọn bạn có bài văn viết hay nhất, đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GD thái độ: Rèn luyện ý thức tự sửa lỗi và tham gia sửa lỗi chung khi làm văn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
MĨ THUẬT
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu: 
- Hs hiểu sù phong phó cña ®Ò tµi tù chän
-HS biết cách tìm chän ®­îc chñ ®Ò vµ vÏ ®­îc tranh theo chñ ®Ò tự chọn. 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Hình gợi ý cách vẽ.
Bài vẽ của học sinh năm trước .
Học sinh: 
	- Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
- GV cho HS xem 1 số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi:
 Các bức tranh vẽ về đè tài nào?
 Trong tranh có những hình ảnh nào?
- GV kết luận:
- GV tổ chức trò chơi: GV yêu cầu HS lên bảng xếp 1 số bức tranh có nội dung khác nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh.
- GV hướng dẫn ở bộ ĐDDH cách vẽ tranh:
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
B2: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ màu
- Cho HS xem một số bài vẽ đẹp.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS vẽ tranh.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS tìm và chọn nội dung theo cảm nhận riêng,...vẽ màu theo ý thích.
- Gợi ý cho nhóm còn lúng túng: Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh; Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn; Vẽ màu theo cảm nhận riệng của mình.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn vài bài vẽ hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Gợi ý học sinh nhận xét:
Cách chọn nội diung đề tài và các hình ảnh.
Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh,vẽ hình, vẽ màu. 
- Gợi ý HS xếp loại bài vẽ.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung thêm
* Trò chơi: 
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi nhữngéH có bài vẽ đẹp.
-Quan sát 
-HSTL
-HSTL
-Lắng nghe
 -Sắp xếp tranh theo đề tài
-HSTL
-Chú ý theo dõi GV hướng dẫn
- Xem và tham khảo
- Thực hành
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nhận xét
- Xếp loại
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị: 2 hoặc 3 vật mẫu/1 tổ, giấy vẽ, thước, compa, bút chì, tẩy, màu cho bài học sau: VTT: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm..
-Lắng nghe và thực hiện
.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 TẾT TRỒNG CÂY
(Dạy vào chiều thứ năm, ngày 31 tháng 01 năm 2013)
1- Mục tiêu hoạt động 
- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây: đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước; góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái. 
- HS biết trồng, bảo vệ và chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi “Tết trồng cây” cảu Hồ Chí Minh. 
2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp, khối hoặc toàn trường
3- Tài liệu và phương tiện
- Hình ảnh Bác Hồ với “Tết trồng cây) 
- Sản phẩm cây hoa, cây rau 
- Hạt giống rau
4- Các bước tiến hành 
Bước 1; Chuẩn bị 
Trước một tháng, GV giới thiệu cho HS lịch sử ra đời của “tết trồng cây” Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mùa xuân năm 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây từ ngày mồng 06 tháng giêng đến mồng 06 tháng hai. Bác kêu gọi mỗi người trồng ít nhất một cây sống. Tự tay Bác đã trồng cây đa trong công viên thống nhất. Bác đặt tên phong trào này là “Tết trồng cây”. Từ đó cho đến nay, xuân về, tết đến, phong trào “Tết trồng cây” đã trở thành phong trào rộng lớn trong toàn dân. 
Để hưởng ứng phong tào này, cả lớp tham gia. 
- Mỗi cá nhân hay một nhóm (2-3 em) trồng và chăm sóc một cây để trưng bày trong ngày hội trồng cây của lớp. 
Bước 2: Ngày hội trồng cây 
- Địa điểm tổ chức nên đặt ngoài sân, có băng rôn, khẩu hiệu 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, công bố thời gian dành cho trưng bày và trang trí sản phẩm. 
- Các nhóm, cá nhân HS trưng bày sản phẩm cây, hoa, rau của mình. Mỗi sản phẩm đều ghi rõ tên cây, tên người trồng.
-GV hướng dẫn cả lớp tham gia từng gốc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến nhóm nào, đại diện nhóm giới thiệu về hình ảnh sưu tầm, giới thiệu tên cây, tên người trồng của từng sản phẩm. 
- Đoàn tham gia bình chọn các sản phẩm đẹp nhất hoặc sản phẩm có cách trồng độc đáo, trưng bày lên góc chung của cả lớp. 
Bước 3: Nhận xét - đánh giá 
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những “Nhà làm vườn giỏi” 
- Khuyến khích cá nhân, nhóm có thể tặng sản phẩm để trang hoàng làm đẹp lớp, đẹp trường. 
- Khuyến khích HS vận động gia đình, tích cực trồng cây phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình mình, góp phần vào việc trồng, bảo vệ, chăm sóc cây ở mọi nơi, mọi chỗ. 
5, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học 
Dặn dò về nhà.
..
Sinh hoạt lớp
I. Phần học sinh : 
- Ổn định lớp: Hát vui.
- Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy
- Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
- Cả lớp tham gia ý kiến.
II. Phần của GV :
Nhận xét chung về tuần 22:
 - Nắm lại các chương trình thực hiện KH liên đội phát động 
+ Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. 
+ Có thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra. 
 	- Phát động phong trào “Xanh hoá trường học” đạt kết quả tốt.
 	- Phát động phong trào “Giúp bạn vui xuân” Hưởng ứng nhiệt tình.
 	- Thực hiện tốt các qui định của nhà nước trong thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán 
 	- Đôi bạn có kiểm tra bản cữu chương, các yêu cầu về công thức do GV yêu cầu.
 	- Nhóm có kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, bài soạn trong tuần.
 	- Tổ chức phong trào “Giúp bạn cùng tiến” đảm bảo yêu cầu.
	- Đội tuyển có HSG tham gia bồi dưỡng vào buổi chiều thứ năm, thứ sáu.
Kế hoạch công tác trong tuần 23:
 - Tiếp tục củng cố nề nếp ra vào lớp, múa hát tập thể, ra về.......
 - Kiểm tra việc tham gia các hoạt động tập thể dục múa hát tập thể giữa giờ.
 -Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. 
 -Phát động phong trào “Xanh hoá trường học”.
 -Phát động phong trào “Giúp bạn vui xuân”.
 -Tiếp tục thực hiện các qui định của nhà nước trong thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán 
 -Đôi bạn tiếp tục kiểm tra bản cữu chương, các yêu cầu về công thức do GV yêu cầu.
 -Nhóm tiếp tục kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, bài soạn trong tuần.
 -Tổ chức phong trào “Giúp bạn cùng tiến”.
 - Đội tuyển HSG duy trì bồi dưỡng vào buổi chiều thứ năm, thứ sáu.
 III. Phần vui chơi, văn nghệ,... 
* Ôn lại các bài hát, múa của đội.
*Trò chơi: Thi hát về mùa xuân.
 - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. 
- Tổ chức cho lớp chơi thử.
- Tổ chức cho lớp chơi thật.
 - GV nhận xét chung, khen ngợi những HS chơi tốt. 
*Hát kết thúc tiết sinh hoạt.
Tuần thứ : 23 Từ ngày 18/2/2013 đến ngày 22/2/2013
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Nội dung tích hợp
Hai
18/2/2013
1
SHDC
2
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài tự chọn
Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối (trang 116)
3
Tập đọc
Phân xử tài tình
4
Toán
Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối (trang 116)
5
Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
6
Đạo đức
Em yêu tổ quốc Việt Nam
GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin; hợp tác; trình bày.
BVMT-BĐ (Liên hệ): Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tinh yêu đất nước.Yêu vùng biển, hải đảo của tổ quốc.
TGHCM (Liên hệ): Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
GDSDNL (Liên hệ): Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Ba
19/2/2013
1
Anh văn
Unit 9:My House. Lesson 1: A.1-3 
2
Thể dục
Nhảy dây - Bật cao - Trò chơi “Qua cầu tiếp sức”
3
LT & Câu
4
Toán
Mét khối (trang 117)
5
Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
GDBVMT (Liên hệ): Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tư
20/2/2013
1
Tâp làm văn
Lập chương trình hoạt động
GDKNS: Kĩ năng hợp tác; thể hiện sự tự tin; đảm nhận trách nhiệm.
2
Toán
Luyện tập (trang 119)
3
Chính tả
Nhớ-viết : Cao Bằng
BVMT (Gián tiếp): Ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. 
4
Kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu
GDSDNL(Liên hệ): Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
5
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Năm
21/2/2013
1
Tập đọc
Chú đi tuần
2
Toán
Thể tích hình hộp chữ nhật (trang 120)
3
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
4
Thể dục
Nhảy dây - Trò chơi “Qua cầu tiếp sức”
5
Địa lí
Bài tự chọn
Sáu
22/2/2013
1
Âm nhạc
Ôn tập: Hát mừng; Tre ngà bên lăng Bác. Ôn tập: TĐN số 6
2
Anh văn
Unit 9:My House. Lesson 2: A.4-6 
3
Toán
Thể tích hình lập phương (trang 122)
4
LT & Câu
5
Tâp làm văn
Trả bài văn kể chuyện
6
SHTT
 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
TỔ TRƯỞNG
 GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 TUAN 23 CKTKN va BVMT.doc