Giáo án khối 5 - Tuần 23 - Lê Văn Tám

Giáo án khối 5 - Tuần 23 - Lê Văn Tám

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Có biểu tượng về xăng- ti-mét khối và đề-xi-mét khối

- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn của đơn vị đo thể tích: xăng- ti-mét khối,đề-xi-mét khối

- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Làm được các bài tập 1, 2(a) ; HSKG thêm câu b) bài 2 - SGK tr.116, 117.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bộ đồ dùng dạy học Toán5.

- Bảng phụ ghi ND BT 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 23 - Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 	 Thứ hai ngày 28 tháng 01 năm 2013 
Toán
Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về xăng- ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn’’ của đơn vị đo thể tích: xăng- ti-mét khối,đề-xi-mét khối
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Làm được các bài tập 1, 2(a) ; HSKG thêm câu b) bài 2 - SGK tr.116, 117.
II. đồ dùng dạy học.
- GV: Bộ đồ dùng dạy học Toán5.
- Bảng phụ ghi ND BT 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1 : (4’) Củng cố về cách tính thể tích một hình.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu MT bài học
- 1 HS đọc kết quả BT1 (SGK - Tr. 115).
- 1 HS đọc kết quả BT2 (SGK - Tr. 115).
2. Hoạt động 2 : (10') Giới thiệu xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Giới thiệu : Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị : xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Giới thiệu hình lập phương cạnh 1cm.
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của HLP có cạnh dài 1cm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3.
- Giới thiệu hình lập phương cạnh 1dm.
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của HLP có cạnh dài 1dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
- GV đặt các HLP 1cm3 vào lòng HLP 1dm3 theo từng cạnh.
+ 1dm3 bằng bao nhiêu cm3 ?
- Chốt kiến thức về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, cách đọc, viết và mối quan hệ giữa hai đơn vị này.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát.
- 2 HS nhắc lại. 
- HS quan sát.
- 2 HS nhắc lại. 
- HS : HLP cạnh 1dm gồm 101010 = 1000 HLP cạnh 1cm.
+ 1dm3 =1000cm3 
- 2 HS nhắc lại.
3. Hoạt động 3 : (19’) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1 :
- GV treo bảng phụ.
- Hd nhận xét, bổ sung, chốt bài đúng.
- Chốt kiến thức về đọc, viết các số đo thể tích.
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lần lượt lên chữa bài, mỗi HS làm 2 dòng.
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Hd nhận xét, bổ sung, chốt bài đúng.
- Chốt kiến thức về chuyển đổi các số đo thể tích từ dm3 ra cm3 và ngược lại.
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HSTB lên chữa câu a, 2 HSKG chữa câu b, mỗi HS làm 2 phép chuyển đổi.
4. Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Chốt kiến thức bài học. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Phân xử tài tình
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đọc lưu loát,diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện lòng khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án .Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ : (4')
- GV nhận xét ghi điểm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi trong SGK.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Hd Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc: (10’)
- Hdchia đoạn: 3 đoạn. 
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt câu; GVHDHS yếu và trung bình cách đọc giọng người dẫn chuyện, giọng nhân vật
- Hd giải nghĩa từ ngữ mới và khó trong bài. 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS giỏi đọc toàn bài . 
+ Đoạn1: Từ đầu đến  bà lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 3 lựơt ).
- 1 HS đọc phần chú giải.
b) Tìm hiểu bài :(11’)
- Hd giải nghĩa từ : manh mối, quan án.
- Hd rút ra ý chính đoạn 1 : 
- Đọc thầm đoạn 1( từ đầu đến bà ấy lấy trộm) trả lời câu hỏi 1 SGK.
+ Hai người đàn bà nhờ quan phân xử bị mất cắp vải.
- Hd giải nghĩa từ : sư sãi, vãn cảnh, chú tiểu. 
- Hd rút ra ý chính đoạn 2 :
- HS đọc đoạn 2 , 3 ( tiếp đến hết bài) trả lời câu hỏi 2,3 SGK 
+ Quan án thông minh hiểu tâm lí ngời đã xử thành công các vụ án.
- Hd rút ra nội dung của bài :
- HS đọc thầm lướt cả bài trả lời câu hỏi 4 SGK . 
- HS nêu (như MT)
- 3 HS nhắc lại nội dung của bài.
c) Luyện đọc diễn cảm : (8’)
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV chốt cách đọc diễn cảm toàn bài.
- Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
+ GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- Tổng kết phần thi đọc diễn cảm.
- 3 HSKG đọc nối tiếp đoạn .
- Lớp theo dõi, nêu giọng đọc phù hợp.
+ HS đọc theo cặp.
- HS tham gia thi đọc.
3. Củng cố dặn dò: (2')
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS
- Dặn HS về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
Đạo đức
em yêu tổ quốc việt nam (tiết 1)
I. Mục tiêu : HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, nền văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam 
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam .
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động khởi động : (4’) 
- Giới thiệu bài mới : Nêu MT bài học.
- HS hát bài "Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam''
1. Hoạt động 1: (13') Tìm hiểu thông tin (Trang 34 SGK ) 
- Hd HS thảo luận nhóm 4 :
- Hd rút ra kết luận :
- 1 HS đọc to thông tin trong SGK
- HS thảo luận nhóm 4 chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào.Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày .
2. Hoạt động 2: (10') Những hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam ?
+ Em suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì ?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
- Hd rút ra kết luận :
- HS thảo luận theo nhóm đôi theo các câu hỏi : (GV giúp đỡ HS yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả (HS :K-G). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ quốc mình,tự hào mình là Người Việt Nam ; Đất nước ta còn nghèo còn nhiều khó khăn vì vậy ta phải cố gắng học tập,rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
3. Hoạt động 3: (8') Củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam.
- Hd HS làm BT 2 – SGK
- Hd nhận xét, bổ sung.
- Hd rút ra kết luận : 
- GV giới thiệu tranh về đất nước con người VN.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lần lượt trình bày. 
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, giữa có ngôi sao năm cánh ;
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam...; 
+ Văn Miếu là trường đại học đầu tiên ở nước ta ; 
+ áo dài Việt Nam là một nét văn hóa tuyền thống của dân tộc .
- HS quan sát, ghi nhớ.
3. Hoạt động nối tiếp: (1')
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà : Sưu tầm tranh ảnh, sự kiện lịck sử có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
i. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. 
ii. đồ dùng dạy học :
- GV: + Các hình minh hoạ trang 92,93 SGK
 	 + Một số đồ dùng ,máy móc sử dụng điện,tranh ảnh về đồ dùng ,máy móc sử dụng điện.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động nối tiếp (3’)
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ?
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ?
- GV nhận xét ghi điểm. 
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
1. Hoạt động 1 : (13’) Dòng điện mang năng lượng.
- Hd HS thảo luận nhóm đôi:
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết ?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên được lấy từ đâu ? 
- Hd nhận xét chốt câu trả lời đúng : 
- Hd rút ra kết luận : 
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Quạt máy,ti vi, bóng điện,đài,máy bơm nước...
+ Lấy từ pin, do nhà máy điện,...cung cấp ).
+ Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi là nguồn điện .
2. Hoạt động 2 : (12') ứng dụng của dòng điện.
- Hd HS làm việc theo nhóm 4: 
- Gọi Đại diện nhóm trình bày.
- Hd nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- Hd rút ra kết luận :
- HS thảo luận nhóm 4 : QS các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh nêu những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được : Kể tên chúng ; Nêu nguồn điện mà các đồ dùng sử dụng điện trên bảng cần sử dụng ; Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ ( Như SGK trang 93) 
- 1 HS đọc lại nội dung bài (mục Bạn cần biết SGK trang93)
3. Hoạt động 3 : (6') Vai trò của điện.
- Tổ chức trò chơi " Ai nhanh, ai đúng?"
- GV chia lớp thành 4 đội. 
- GV nêu các lĩnh vực :sinh hoạt hàng ngày ; học tập;thông tin; giao thông ;công nghiệp ; giải trí ; thể thao... 
- Tổng kết trò chơi, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
HS tìm các dụng cụ ,phương tiện sử dụng điện sử dụng cho mỗi lĩnh vực đó. (các đội thảo luận ghi vào giấy ) 
- Đại diện các đội trình bày,đội nào tìm được nhiều VD hơn là thắng cuộc .
* Hoạt động nối tiếp : (2’) 
- Hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
- Giáo dục ý thức an toàn và tiết kiệm trong sử dụng điện.
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu nội dung mục Bạn cần biết SGK.
Thứ ba ngày 29 tháng 01năm 2013 
Toán
Mét khối
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn’’ của đơn vị đo thể tích: mét khối
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối .
- Làm được các bài tập 1, 2(b) ; HSKG thêm câu a bài 2 - SGK tr.118.
II. đồ dùng dạy học :
- GV chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối ,đề-xi-mét khối,xăng-ti-mét khối. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: (4’) Củng cố về đề-xi-mét khối và xăng-ti-met khối.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu MT bài học.
- 2 HS chữa BT 1 - SGK trang 117. 
2. Hoạt động 2:(12') Hình thành biểu tượng về mét khối và MQH giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối .
a) Mét khối: 
 - GV cho HS quan sát hình ,nêu câu hỏi gợi ý : Các em đã biết dm3, cm3, vậy m3 là thể tích hình lập phương có cạnh dài như thế nào ?
 - Gọi ... hữa bài.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Thể tích của hình A là :
1,5 x 0,8 x 1 = 1,2(m3)
Thể tích của hình B là :
0,8 x 1 x 1,5 = 1,2(m3)
Vậy thể tích hình A bằng thể tích hình B.
- Chốt kiến thức về so sánh thể tích giữa cá hình hộp chữ nhật.
* Bài 3: (HSKG)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV vẽ hình lên bảng.
- Hướng dẫn HS chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật .
- Gọi HS nêu cách giải.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên chữa bài.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Chiều dài của hình (1) là:
20 - 12 = 8 (cm)
Thể tích của hình (1) là:
8 x 5 x 12 = 480 (cm3)
Chiều cao của hình (2) là :
10 - 5 = 5 (cm)
Thể tích của hình (2) là :
12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là :
480 + 480 = 960 (cm3)
Đáp số : 960 cm3
10cm
?cm
?cm
8cm
20cm
12cm
5cm
- Chốt kiến thức về giải bài toán liên quan đến tính thể tích của một vật có thể chia thành các hình hộp chữ nhật nhỏ.
4. Hoạt động nối tiếp: (2')
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Về nhà làm BT trong SGK trang 121. 
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động 
I. Mục tiêu:
- HS dựa vào dàn ý đã cho, biết lập chương trình hoạt động cho một trong các HĐ tập thể góp phần giữ trật tự, an ninh .(theo gợi ý trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi vắn tắt cấu trúc 3 phần của CTHĐ ( Mục đích - phân công chuẩn bị - Chương trình cụ thể )
- Giấy khổ to và bút dạ để HS lập CTHĐ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu :
A. Bài cũ : (3')
- Gọi 2 HS đọc chương trình hoạt động đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : (1’) Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn lập chương trình hoạt động : (29’)
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- 2HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài suy nghĩ lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu . - GV lưu ý cho HS cách lưa chọn đề để làm bài 
- 1 số HS nêu tên HĐ các em chọn để lập CT.
- GV mở bảng phụ đã viết cấu trúc 3 phần của một CTHĐ,1-2 HS đọc to cho cả lớp nghe . 
b) HS lập CTHĐ : 
- GV cho HS làm bài cá nhân vào VBT , HDHSYTB làm bài.
- Cho 3 HS (K-G) làm vào giấy khổ to
- 3 HS dán bài lên bảng và trình bày trước lớp.
- Gọi 4-5 HS đọc bài làm của mình cho; .HS và GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò	: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến (nội dung Ghi nhớ).
- Tìm được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong chuyện "Người lái xe đãng trí"
- HSKG phân tích được cấu tạo câu ghép B1. Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2) 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 ( phần nhận xét. )
- Bút dạ và 3 băng giấy viết 3 câu ghép ở BT2, 3 (phần Luyện tập)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu
A. Bài cũ: (3') 
- HS chữa bài 2 - 3 (SGK) tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (1')
2. Phần nhận xét: (12')
* Bài tập 1:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 1, Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân; 2 HS lên bảng làm.( gạch chéo ngăn cách các vế ,gạch chân 1 gạch dưới CN,2gạch dưới VN , khoanh tròn các quan hệ từ ).
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng.
- Chốt kiến thức về quan hệ giữa các vế câu ghép.
* Bài tập 2:
-GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để tìm các cặp QHT
- HS nêu miệng kết quả: (không những...mà... ; không chỉ ... mà ; không phải chỉ ... mà ... )
- 5 HS khá, giỏi nêu ví dụ.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
+ Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm như thế nào ?
3. Ghi nhớ: (2')
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
- Hướng dẫn HS lấy ví dụ minh hoạ.
4. Hướng dẫn luyện tập (15')
* Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu BT1 (đọc mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí )
- HS làm bài độc lập vào vở bài tập .2 HS lên bảng thực hiện.
Vế 1 : Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái
 C V
Vế 2 : mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp 
 C V 
- HS, GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng . 
- GV hỏi tính khôi hài của mẩu chuyện (HS khá ,giỏi nêu )
- Chốt kiến thức về quan hệ tăng tiến.
* Bài tập 2: 
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân (GV quan tâm HS yếu )
- GV dán 3 tờ phiếu đã CB lên bảng gọi 3 HS ( khá,giỏi )lên bảng làm bài .
- HS và GV nhận xét bổ sung.
- Chốt kiến thức về kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Địa lí
một số nước ở châu âu
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí,đặc điểm lãnh thổ của liên bang Nga, Pháp .
- Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga , Pháp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Các nước châu Âu. 
- Tranh ảnh về LB Nga ,Pháp ; Phiếu học tập (SD ở HĐ1 )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu
1. Bài cũ: (2') 
+ Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu ÂÂ u ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (1')
b) Hoạt động 1: (14') Tìm hiểu nước Liên bang Nga. 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, trả lời vào phiếu đã kẻ sẵn 2 cột (cột 1: Đặc điểm ; cột 2: Sản phẩm chính của ngành sản xuất )
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả , Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS,GV nhận xét,kết luận.
- KL : LB Nga nằm ở Đông Âu , Bắc á có diện tích lớn nhất thế giới, Liên Băng Nga có khí hậu khắc nhiệt, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, hiện nay đang là 1 nước có nhiều nghành kinh tế phát triển.
- Gọi HS nhắc lại.
c) Hoạt động 2 : (15’) Tìm hiểu nước Pháp. 
* Vị trí giới hạn : 
- GV tổ chức làm việc cả lớp yêu cầu học sinh quan sát H1 để xác định vị trí nước Pháp .
- Gọi một số HS(K-G) trình bày và so sánhvị trí ,khí hậuvới LB Nga
 GVKL: Nước Pháp nằm ở Tây Âu,giáp biển,có khí hậu ôn hòa.
- Vài HS đọc kết luận trong SGK .
* Các ngành kinh tế ở nước Pháp :
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi,trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đạidiện các nhóm trình bày quả. 
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
 KL : Nước Pháp có công nghiệp ,nông nghiệp phát triển ,có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển vì nước nàycó nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và ngườ dân rất văn minh, lịch sự.
- Gọi HS nhắc lại.
3. Củng cố dặn dò: (2')
- GV hệ thống bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Buổi sáng 	 Thứ sáu ngày 28 tháng 01năm 2013 
Toán
tHể tích hình lập phương 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương. 
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải các bài tập có liên quan .
- Làm được các bài tập 1, 2 ; HSKG thêm bài 3- SGK trang 36, 37.
II. đồ dùng dạy học :
- Mô hình trực quan về HLP có số đo độ dài cạnh là STN ( ĐV đo cm ) và một số HLP có cạnh 1cm ; Bảng phụ vẽ HLP. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu.
1. Hoạt động 1: (4’) Củng cố về cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật. 
- 3 HS chữa BT 1 - SGK tr. 121.
+ Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Thể tích hình lập phương.
2. Hoạt động 2: (12’) Hình thành công thức tính thể tích HLP 
- GV giới thiệu mô hình trực quan về HLP cả lớp quan sát.
- GVnêu ví dụ SGK, Treo bảng phụ vẽ hình minh hoạ,yêu cầu học sinh quan sát nhận xét nêu kết quả.
- Từ VD trên gọi HS nêu qui tắc và công thức( HS: K-G)
V = a x a x a
- Gọi 1số HS đọc lại qui tắc trong SGK.
- GV nêu thêm VD cho HS vận dụng thực hiện.
3. Hoạt động 3: (17’) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1:
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Số hình lập phương nhỏ của hình A là :
4 x 3 x 3 = 36 (hình lập phương nhỏ)
Số hình lập phương nhỏ của hình B là :
5 x 2 x 4 = 40 (hình lập phương nhỏ)
Hình B có thể tích lớn hơn.
* Bài 2 :
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a) Hình hộp chữ nhật C gồm 32 hình lập phương nhỏ.
b) Hình hộp chữ nhật D gồm 27 hình lập phương nhỏ.
c) Thể tích hình lập phương D nhỏ hơn thể tích hình hộp chữ nhật C.
- Chốt kiến thức về cách xác định thể tích của hình hộp chữ nhật đã được chia thành các đơn vị thể tích nhỏ bằng nhau.
3. HĐ nối tiếp: (2’) 
- Nhận xét chung tiết học. 
- Về làm bài tập trong SGK - Trang 122, 123.
Tập làm văn
trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được cô chỉ rõ; Biết tham gia sữa lỗi chung ; Biết tự sữa lỗi ;Tự viết lại đoạn văn cho đúng hoặcviết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi 3 đề bài KT viết (kể chuyện ) T22 ; Một số lỗi điển hình để chữa trớc lớp .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1. Bài cũ: (3') 
- 2 HS đọc chương trình hoặt động đã lập tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (1')
b) GV nhận xét kết quả bài viết của HS . (12’)
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 đề bàicủa tiết KT; một số lỗi điển hình
- Gọi HS đọc lại 3đề bài trên bảng phụ .
- Nhận xét về KQ làm bài : 
+ Những ưu điểm chính. Nêu một số VD kèm theo tên HS.
+ Những thiếu xót hạn chế. Nêu VD kèm theo tên HS.
- Thông báo điểm cụ thể không mở rộng.
c) Hướng dẫn chữa bài. (18’)
- GVtrả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung : GV chỉ các lỗi cần chữa viết ở bảng phụ , gọi HS lên bảngchữa lần lượt các lỗi .HS và GV nhận xét , chữa lại cho đúng .
- Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài :
- HS tự sửa lỗi.
- Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn hay hơn : GV dọc một số đoạn văn hay cho HS nghe HS trao đổi rút kinh nghiệm để làm bài. 
- HS chọn viết một đoạn văn hay hơn: GV cho HS tự làm bài cá nhân vào VBT.
- Gọi một số HS đọc bài viết đã sửa của mình.
- GV nhận xét, động viên, khích lệ HS.
3 Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
--------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Sinh lớp Tuần 23
I. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 23.
1. Lớp trưởng điều hành các tổ trưởng tự nhận xét đánh giá về tổ mình.
2. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
3. ý kiến.
4. Bình xét thi đua trong tuần.
II. Lớp trưởng triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần 24.
III. ý kiến của GVCN.
Duyệt kế hoạch bài học lớp 5A - Tuần 23

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5 B1 T 23 2 cot Le Lam.doc