Giáo án khối 5 - Tuần 24 năm học 2013

Giáo án khối 5 - Tuần 24 năm học 2013

I- Mục tiêu:

- Hệ thống hóa, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

- Giáo dục HS tính cẩn thận tự tin, ham học.

 II- Chuẩn bị:SGK, bảng phụ, Vở làm bài.

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 24 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày tháng năm 2013
Tiết 1+ 2: GV chuyên
Toán : Tiết 116 	LUYỆN TẬP CHUNG
 I- Mục tiêu:
Hệ thống hóa, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
Giáo dục HS tính cẩn thận tự tin, ham học.
 II- Chuẩn bị:SGK, bảng phụ, Vở làm bài.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KTDCHT
2- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS TB nêu 2 quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : 
b– Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Gọi HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- GV quan sát, kiểm tra đối tượng HS yếu.
- GV đánh giá, xác nhận.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ. Y/ c HS tự làm và điền vào bảng ở SGK 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò:
- Gọi 2 HS nêu 2 công thức tính thể tích hình lập phương và hình lập phương.
 -HDBTVN:Bài 3
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung.
- Bày DCHT lên bàn 
- 2HS lên bảng nêu và viết công thức.
- HS nghe .
HS đọc, tóm tắt:
 a= 2,5cm
S1 mặt= ?, Stp= ?, V= ?
HS làm bài
HS nhận xét.
Viết số đo thích hợp vào ô trống.
- HS quan sát và làm bài.
a
11cm
0, 4m
b
10cm
0, 25m
h
6cm
0, 9m
Sm đáy
110cm2
0, 1m2
2
Sxq
252cm2
0,17m2
2
V
660cm3
0,09m3
3
- 2 HS nêu.
- HS nghe .
Lịch sử Tiết 24	ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
AI– Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng . Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thựccho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta .
-GDHS lòng biết ơn Bác Hồ và vun đắp tình yêu tổ quốc 
II– Chuẩn bị- Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn )
Bài soạn violet. SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ :
- Tại sao Đảng & Chính phủ quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ?
 - Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng & bảo vệ đất nước ?
 Nhận xét.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : -Làm việc theo nhóm .
- N.1: Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn ( trên bản đồ ) 
 GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn 
 _ N.2 : Mục đích mở đường trường Sơn ?
_ N.3: Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước như thế nào ?
c)Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp .
Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn 
 _ Hãy kể một số gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ, lái xe, thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn .
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp
+Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn
 _ Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn .
V – Củng cố – dặn dò : 
-Gọi 2 HS đọc ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn
- Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau “ Sấm xét đêm giao thừa “ sưu tầm tranh ảnh về chiến dịch Mậu thân 1968 
- HS trả lời .
- HS nghe .
-HS theo dõi
HS thực hiện theo nhóm
-N.1: HS chỉ trên bản đồ vị trí của đường Trường Sơn: Từ hữu ngạn sông Mã– Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ 
- N.2 : Chi viện cho miền Nam , thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước 
- N.3 : Đó là con đường chiến lược, là mạch máu giao thông nối liền sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam .
- Anh Nguyễn Viết Sinh , chị Lê Phương, Hồ Vai... 
HS dựa vào SGK tập kể 
-HS trao đổi ,đại diện kể ,hoặc đọc thơ 
-cả lớp suy nghĩ để trả lời câu hỏi
- Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực  cho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam .
-HS đọc
- HS lắng nghe 
- Xem bài trước .
Tập đọc : Tiết 47	LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ 
I.Mục tiêu :
 -Kĩ năng: Đọc lưa loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, 
-Kiến thức :Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có lục tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sông yên lành của buôn làng.
-Thái độ: HS quý trọng phong tục của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
II.Chuẩn bị:-Bảng phụ ghi 5 luật ở nước ta . SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Ôn định và kiểm tra :
-Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết nào ?
-GV nhận xét ,ghi điểm .
II.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV gọi HS đọc bài theo quy trình
GV đọc diễn cảm bài văn.
b/ Tìm hiểu bài :
 HS đọc thầm, thảo luận, trả lời câu hỏi
-Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
Giải nghĩa từ :luật tục 
-Kể những việc mà người Ê -Đê cho là có tội 
-Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê -đê quy định xử phạt rất công bằng ?
(Xem tranh)
-Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết
Giải nghĩa từ :công bằng .
c/Đọc diễn cảm .
-GV cho HS đọc đoạn nối tiếp
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :
" - Tội không hỏi mẹ chalà có tội ."
-GV đọc mẫu .
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III. Củng cố , dặn dò :
-Qua bài tập đọc em hiểu được điều gì ?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần .
-Chuẩn bị cho tiết sau :Hộp thư mật .
-Hát
-HS đọc và trả lời câu hỏ
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
- HSđọc toàn bài .
-3 HS đọc nối tiếp đoạn của bài và luyện đọc các từ: xử nhẹ, xử nặng, tội, nhìn tận mặt bắt tận tay,
-Theo dõi
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+Bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng .
-Tội không hỏi cha mẹ; Ăn cắp; Giúp kẻ có tội; Dẫn đường cho địch đến đánh làng mình .
-Chuyện nhỏ thì xử nhẹ( phạt tiền một song ); chuyện lớn thì xử phạt nặng( phạt tiền 1 co ). người phạm tội là người bà con cũng xử như vậy.Tang chứng phải chắc chắn .
-HS thảo luận nhóm và nêu các luật .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
HS đọc theo cặp , nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-Người Ê-đê từ xưa đã có lục tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sông yên lành của buôn làng.
-HS lắng nghe .
	Rút kinh nghiệm:
Khoa họcTiết 47	LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I– Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện .
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện .
 _ Giáo dục HS tính cẩn thận khi tiếp xúc với điện 
II – Chuẩn bị: Các đồ dùng theo SGK
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ :“Sử dụng năng lượng điện“
 _ Nêu tác dụng của dòng điện ?
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : - Thực hành lắp mạch điện .
 GV đặt vấn đề : Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng . 
Làm việc theo cặp. HS làm thí nghiệm theo nhóm 
 + Cho HS quan sát hình 5 trang 95 SGK & dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao ?
+ Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm .
 b) Hoạt động 2:.Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện 
 + Gọi HS nêu kết quả sau khi làm thí nghiệm .
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua ?
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua ?
c) Họat động 3 : Quan sát & thảo luận .
 - GV cho HS chỉ ra & quan sát một cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện 
 *GV kết luận hoạt động3
IV – Củng cố,dặn dò : 
 +Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì
 - GV nhận xét tiết học .
 - Đọc trước bài“ An toàn & tránh lãng phí khi sử dụng điện “
-2 HSTB,K trả lời,cả lớp nhận xét .
- HS nghe .
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK ..
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ & mạch điện của nhóm mình 
- Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng 
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK 
+ HS thực hành kiểm tra thấy đúng với kết quả dự đoán ban đầu , 
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK 
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm .
-Cả lớp nhận xét.
+ Gọi là vật dẫn điện .
+ Đồng, nhôm, sắt .
+ Vật cách điện 
+ Gỗ, sứ, cao su .
- HS quan sát cái ngắt điện. Cái ngắt điện dùng để ngắt dòng điện khi cần thiết 
- Vật dẫn điện .
- Vật cách điện .
- HS nghe .
- Xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
 Chiều Thứ ba ngày tháng 2 năm 2013
 CHÍNH TẢ( Nghe - viết) : Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ 
I / Mục tiêu :
-Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả trích đoạn bài Núi non hùng vĩ .
-Nắm chắc cách viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lý Việt Nam.( Chú ý nhóm tên người và tên địa vùng dân tộc thiểu số .
II / Chuẩn bị: 
- SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3, vở ghi, VBT
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/Ổn định: KT sĩ số
II / Kiểm tra bài cũ : 
-GV gọi 2 HS lên bảng viết: -GV nhận xét.
III / Dạy bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề : 
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả “Núi non hùng vĩ 
-Hỏi : Đoạn văn miêu tả gì ? 
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ mà HS dễ viết sai : 
-GV đọc bài cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài : +GV chấm 8 bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS đọc nội dung bài tập 2 .
-GV cho HS làm việc cá nhân .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng đó 
* Bài tập 3 :-1 HS nêu nội dung của bài tập 3.
-GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự 1,2,3,4,5.
-GV cho HS đọc lại các câu đố bằng thơ .
-GV cho HS trao đổi trong nhóm , giải đố , viết lần  ... t quả .
-GV nhận xét và bổ sung cho dàn ý trên bảng 
*Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2 
-GV cho từng HS dựa vào dàn ý đã lập , trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm .
-GV giúp đỡ uốn nắn cho HS .
-GV cho HS đại diện các nhóm thi trình bày văn trước lớp .
-GV nhận xét và tuyên dương HS .
IV/ Củng cố ,dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại .
-Cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới .
-2 HS lần lượt đọc .
-Cả lớp nhận xét
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc, lớp đọc thầm SGK .
-Nghe.
-Để vở đầu bàn, nói rõ đề bài chọn .
-HS đọc gợi ý 1 SGK để lập dàn ý vào nháp.
-5 HS làm trên giấy .
-HS lần lượt đọc dàn ý của mình. 5 HS dán 5 tờ giấy bài làm lên bảng
-Lớp nhận xét. HS tự sửa dàn ý bài viết của mình .
-1 HS đọc, lớp đọc thần SGK. 
-HS trình bày miệng bài văn miêu tả trước nhóm
-Đại diện nhóm trình bày .
-Lớp trao đổi, nhận xét, bình chọn người trình bày theo dàn ý hay nhất .
-HS chú ý lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
 Toán : 	Tiết 120	LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu :
-Củng cố và rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Vận dụng và giải các bài toán hợp nhanh,chính xác.
 -GDHS tính cẩn thận chính xác khi làm bài ?
 II- Chuẩn bị: SGK.Bảng phụ.Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KTDCHT
2- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS 
- Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
a) Gọi 1 HSK lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
b) Gọi 1 HSY nêu.
Bài 2:
- Cho HS đọc đề bài, tóm tắt.Cho HSY nhắc lại cách tính diện tích và thể tích HLP.
- Gọi 1 HSK lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích các hình đã học.
 - Nhận xét tiết học .
-HDBTVN:Bài 1c.Bài 3.
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Kiểm tra viết.
- Bày DCHT lên bàn
- 2HSTB nêu miệng,cả lớp bổ sung. 
- HS nghe .
- HS đọc đề, tìm hiểu bài toán.
Bài giải
Đổi: 1m = 10 dm; 50 cm = 5dm;
60 cm = 6dm.
 a) Chu vi đáy của bể cá là:
(10 + 5) x 2= 30 (dm)
Diện tích xung quanh bể cá là:
30 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của bể cá là:
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
 Đáp số: 230 dm2
b) Thể tích bể cá là:
 10 x 5 x 6 = 300 (dm2)
 Đáp số : 300 dm2
- HS tìm hiểu đề, tóm tắt.
- HS làm bài và nhận xét.
a-Dtích xung quanh 1,5x1,5x4 = 9( m2)
b-Dtích toàn phần 1,5x1,5x6 = 13,5( m2)
c-Thể tích 1,5x1,5x1,5=3,375
-HSY nêu
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 24: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS
II/ Kiểm điểm công tác tuần 24:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt, những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Nhiều em phát biểu sôi nổi , 
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em chưa nghiêm túc trong giờ học còn nói chuyện, làm việc riêng, chưa chuẩn bị tốt đồ dùng học tập (Nam, Thịnh Thắng...). 
- Một số em ở tổ 2 trực nhật chưa đảm bảo 
- Truy bài đầu buổi chưa nghiêm túc.
III/ Kế hoạch công tác tuần 25:
 - Thực hiện tốt nội quy nhà trường , bảo vệ tài sản của công .
 - Thực hiện tốt nền nếp ra vào lớp,tác phong đội viên,không đốt pháo.
 - Thực hiện tốt ATGT. 
 - Thực hiện tốt truy bài 15’ đầu buổi, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp
 - Rèn Toán, Tiếng Việt cho HS yếu
 - Tham gia học bồi dưỡng HSG đầy đủ
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân và khu vực sạch sẽ
 IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát của Đội
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Khoa học Tiết 48 AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN- KNS
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
 -Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, cháy nhà (Tích hợp toàn phần).
-GDKNS:GD KN ứng phó,xử lí tình huống đặt ra (Khi có người bị điện giật,).KN bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí)
 -Thái độ: Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện & các biện pháp tiết kiệm điện 
*Tích hợp liên hệ:Các biện pháp tiết kiệm điện.
II – Chuẩn bị: Cầu chì . Hình & thông tin trang 98,99 SGK .
 Tranh ảnh , áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm & an toàn .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Lắp mạch điện đơn giản “
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “
2 – Hoạt động : 
Hoạt động 1 : - Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật (Tích hợp).
 Cho HS liên hệ thực tế: Khi ở nhà & ở trường, bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân & cho những người khác .
 Từng nhóm trình bày kết quả .
_ GV bổ sung: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật .
 b) Hoạt động 2:.Thực hành(Tích hợp+ GDKNS).
 GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện ( có ghi số Vôn ).
 GV cho HS quan sát cầu chì & giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện , tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng .
 c) Hoạt động 3 : Thảo luận về việc tiết kiệm điện 
 HS thảo luận theo các câu hỏi :
 + Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ?
 + Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lương điện .
 GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn & tránh lãng phí .
 Cho HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà 
IV – Củng cố,dặn dò : 
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 99 SGK .
 - Nhận xét tiết học .
 - Đọc trước bài : Ôn tập : Vật chất & năng lượng
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- HS thảo luận các tình huống để dẫn đến bị điện giật & các biện pháp dề phòng điện giật .
-HS tự liên hệ trả lời
- Thả diều mắc trên dây điện, dùng tay sờ vào ổ cắm. Tuyệt đối không thả diều nơi có cột điện, không chạm tay vào ổ điện .
- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin & trả lời các câu hỏi trang 99 SGK .
- Từng nhóm trình bày kết quả .
- HS quan sát một vài dụng cụ , thiết bị điện 
-HS làm việc cặp đôi
- Khi sử dụng đồng thời quá nhiều dụng dụ dùng điện, dây bị nóng có thể làm bốc cháy lớp vỏ nhựa & gây cháy nhà; giảm bớt được số tiền điện .
- Chỉ dùng điện khi cần thiết , ra khỏi nhà nhớ tắc đèn , quạt , ti vi .
HS trình bày việc sử dụng diện an toàn & tránh lãng phí .
HS liên hệ việc sử dụng điện ở nhà 
-HS đọc
-HS nghe .
- Xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật LẮP XE BEN 
I/Mục tiêu 
HS cần phải chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben .
-Lắp được xe ben đúng kĩ thuật ,đúng qui trình .
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp ,tháo các chi tiết của xe ben .
*Tích hợpliên hệ: Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng.
II/Chuẩn bị
-GV:Mẫu xe ben đã lắp sẵn 
 -HS:Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III/Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
I/Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra dụng cụ của HS 
II/Bài mới 
*Giới thiệu bài : 
*Hoạt động 1 : Quan sát ,nhận xét mẫu .
Cho Hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn .
GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận .
Hỏi : Để lắp được xe ben theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
Hướng dẫn chọn các chi tiết 
Gọi 1 –2 HS lên bảng ,gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK 
GV nhận xét 
Lắp từng bộ phận 
c) Lắp ráp xe ben ( H1 –SGK )
GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước 
* Bước lắp ca bin :
-+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ .
+ Lắp tấm mặt ca bin vào hai tấm bên của chữ U 
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau 
Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên hạ xuống của thùng xe .
Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp 
Cách tiến hành như bài trên 
-HS thực hành lắp theo nhóm 
III/Củng cố -dặn dò :
-Tích hợp: Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng
GV nhận xét tiết học,chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành 
-HS để dụng cụ lên bàn 
-HS lắng nghe 
Hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn 
5 bộ phận : Khung sàn xe và các giá đỡ ;sàn ca bin và các thanh đỡ ;hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau ,trục bánh xe trước ,ca bin .
- 2HS lên bảng chọn và gọi tên các chi tiế
-HS theo dõi GV hướng dẫn 
Lắp khung sàn xe và các giá đỡ ( H2 –SGK )
-Lắp ca bin và các thanh đỡ ( H3 –SGK )
-Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau ( H4 –SGK )
-Lắp trục bánh xe trước ( H5a –SGK )
-Lắp ca bin ( H5b –SGK 
HS thực hành lắp theo nhóm
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T24TUAN DAK LAK.doc