I/-Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- HS khá giỏi :
+ Biết được ý nghĩa của hoà bình.
+ Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II/-Chuẩn bị:
Tranh ảnh về cuộc sống trẻ em và nội dung ở những nơi có chiến tranh.
-Thẻ màu
III/-Lên lớp:
Tuần 26 Thứ Môn Tiết Tên bài dạy Hai Đạo đức 26 Em yêu hoà bình (t1) Tập đọc 51 Nghĩa thầy trò Toán 126 Nhân số đo thời gian Lịch sử 26 Chiến thắng Điện Biên phủ trên không Ba Chính tả 26 Lịch sử ngày quốc tế lao động Toán 127 Chia số đo thời gian Luyện từ và câu 51 Truyền thống Khoa học 51 Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa Tư Tập đọc 52 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Kể chuyện 25 KC đã nghe,đã đọc Toán 128 Luyện tập Địa lí 26 Châu Phi(tt) Năm Tập làm văn 51 Tập viết đoạn đối thoại Toán 129 Luyện tập chung Kĩ thuật 26 Lắp xe ben (tiết 3) Luyện từ và câu 52 Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu Sáu Tập làm văn 52 Trả bài văn tả đồ vật Toán 130 Vận tốc Khoa học 52 Sự sinh sản của thực vật có hoa Sinh hoạt Đồ dùng dạy học Thứ Môn Tiết Tên bài dạy Hai Đạo đức 26 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Tập đọc 51 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Toán 126 Bảng phụ, bảng nhóm Lịch sử 26 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Ba Chính tả 26 Bảng phụ, bảng nhóm Toán 127 Bảng phụ, bảng nhóm Luyện từ và câu 51 Bảng phụ, bảng nhóm Khoa học 51 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Tư Tập đọc 52 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Kể chuyện 25 Bảng phụ, bảng nhóm Toán 128 Bảng phụ, bảng nhóm Địa lí 26 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Năm Tập làm văn 51 Bảng phụ, bảng nhóm Toán 129 Bảng phụ, bảng nhóm Kĩ thuật 26 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Luyện từ và câu 52 Bảng phụ, bảng nhóm Sáu Tập làm văn 52 Bảng phụ, bảng nhóm Toán 130 Bảng phụ, bảng nhóm Khoa học 52 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Sinh hoạt Thứ hai ngày tháng năm 200 Đạo đức: EM YÊU HOÀ BÌNH I/-Mục tiêu: - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày. - Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. - HS khá giỏi : + Biết được ý nghĩa của hoà bình. + Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng. II/-Chuẩn bị: Tranh ảnh về cuộc sống trẻ em và nội dung ở những nơi có chiến tranh. -Thẻ màu III/-Lên lớp: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/-Bài cũ: 2/-Bài mới: HS hát bài Trái đất này là của chúng em. -Bài hát muốn nói lên điều gì? * Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin. Y/c hs đọc các thông tin trang 37-38-sgk và trả lời các câu hỏi. -Em có nhận xét gìvề cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? Những hậu quả mà chiến tranh để lại? -Để thế giới không còn chiến tranh để mọi người sống hoà bình,ấm no,hạnh phúc,trẻ em được tới trường theo em cần làm gì? GV kết luận:chiến tranh gây ra đổ nát đau thương, thất học, vì vậy chúng ta phải cùng bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2) y/c hs giơ thẻ màu các ý tán thành và giải thích lí do. Y/c hs đọc ghi nhớ GV kết luận:Theo nội dung SGK Hoạt động 3: Làm bài tập 3 sgk Khoanh tròn vào số ghi trước hạt động vì hoà bình. -Em có thể tham gia vào hoạt động nào 3/-Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. -Cả lớp hát -Bài hát thể hiện niềm ước mơ của bạn nhỏ:ước mơcho sự hoà bình và niềm khát khao được sống trong vùngtrời bình yên của trái đất. -Cuộc sống của người dân ở cácvùng cóchiến tranh rất khổ cực,có những tổn thất lớn đặc biệt mà trẻ em phải gánh chịu:mồ côi cha mẹ,bị thương tích tàn phế; sống bơ vơ mất nhà cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính,cầm súng giết người.Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của: cướp đi nhiều sinh mạng và bị tàn tật hai triệu người nhiễm chất độc màu da cam, thành phố làng mạc, đường xá bị phá huỷ. -Chúng ta cần phải: Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa -Tán thành:a,d a/ Vì cuộc sống người dân nghèo khổ đói kém,trẻ em thất học nhiều . -Không tán thành: b,c b/ Vì trẻ em các nước bình đẳng không phân biệt chủng tộc,giàu nghèođều có quyền sống trong hoà bình. c/ Nhân dân các nước có trách nhiệm bảo vệ hoà bình nước mình và tham gia bảo vệ hoà bình thế giới. -hs khoanh vào số -hs trả lời Tập đọc : NGHĨA THẦY TRÒ I/-Mục tiêu: - Biết đọc trôi chảy lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trong đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II/-Chuẩn bị: Bảng phụ viết đoạn HD đọc III/-Lên lớp: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/-Bài cũ: Cửa sông 2/-Bài mới: Nghĩa thầy trò Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài. a/-Luyện đọc: Y/C hs đọc bài. Đoạn 1:Từ đầumang ơn rất nặng. Đoạn 2:Tiếp theotạ ơn thầy. Đoạn 3:Phần còn lại. GV đọc diễn cảm toàn bài:giọng nhẹ nhàng,trang trọng.Lời thầy giáo Chu nói với học trò ôn tồn,thân mật;nói với cụ đồ-kính cẩn. b/-Tìm hiểu bài: Y/c hs đọc thầm đoạn 1 -Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? -Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? -Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? -Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? -Những thành ngữ,tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? -Em biết thêm những thành ngữ tục ngữ,ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự? *GV :Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người VN giữ gìn bồi đắp và nâng cao.Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. Luyện đọc lại Nội dung c/ Đọc diễn cảm. 3/-Củng cố dặn dò: Hs nhắc lại ý nghĩa của bài. GV nhận xét tiết học -1hs khá đọc bài -hs đọc nối tiếp đoạn -Đọc theo cặp -Đọc cả bài -Đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành. -Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ.Dâng biếu thầy những cuốn sách quí. Khi nghe cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng họ đồng thanh dạ ran cùng theo sau thầy. -Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. -Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng /Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ/Thầy cung kính thưa với cụ: Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”. -Tiên học lễ, hậu học văn Uống nước nhớ nguồn Tôn sư trọng đạo Nhất tự vi sư; bán tự vi sư. -Không thầy đố mày làm nên Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. -Hs đọc cả bài -Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Toán : NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN I/-Mục tiêu: Biết : - Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. - Làm bài tập 1 II/-Chuẩn bị: Bảng nhóm III/-Lên lớp: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/-Bài cũ:Luyện tập 2/-Bài mới:Nhân số đo thời gian. * Ví dụ 1:y/c hs đọc bài toán. 1 giờ 30 phút x =? y/c hs đặt tính rồi tính Vậy 1 giờ 30 phút x 3 = 3 giờ 90 phút Ví dụ 2: y/c hs đọc đề toán 3 giờ 15 phút x 5 =? -Y/c hs đặt tính rồi tính Cần đổi 75 phút ra giờ và phút 75 phút=1 giờ 15 phút Vậy 3 giờ 15 phút x 5=16 giờ 15 phút. -Y/c hs nêu nhận xét về cách nhân số đo thời gian. Luyện tập Bài tập 1:y/c hs đọc đề bài. Bài tập 2: (Dành cho HS Khá giỏi) y/c hs đọc đề bài. 3/-Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau 1 giờ 30 phút x 3 3 giờ 90 phút 3 giờ 15 phút x 5 15 giờ 75 phút -Khi nhân số đo thời gian với một số,ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.Nếu phần số đo với đơn vị phút,giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. 1/ 1hs đọc a/ 9 giờ 36 phút 4 giờ 23 phút * 4 16 giờ 92 phút 92 phút = 1 giờ 32 phút Vậy 4 giờ 23 phút x 4 = 17 giờ 32 phút. 12 phút 25 giây * 5 60 phút 125 giây 125 giây=2 phút 5 giây Vậy 12 phút 25 giây = 62 phút 5 giây = 1 giờ 25 giây b/ 4,1 giờ x 6 =24,6 giờ 3,4 phút x 4 =13,6 phút 9,5 giây x 3 =28,5 giây 2/ (HS Khá giỏi) - 1hs đọc Thời gian bé Lan nhồi trên đu quay là: 1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây Đáp số;4 phút 15 giây. Lịch sử : CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG. I/-Mục tiêu: Biết : - Cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuát phục nhân dân ta. - Quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. II/-Chuân bị: - Tranh trong SGK -Bản đồ thành phố Hà Nội (để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ trên không). III/-Lên lớp: Hoạt đông dạy Hoạt động học 12/-Bài cũ:Sấm sét đêm giao thừa. 2/-Bài mới: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Hoạt động 1:y/c hs đọc sgk trả lời câu hỏi. -Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968? -Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52? -Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội? Hoạt động 2: -Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? -Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? Y/c hs đọc nội dung bàì 3/-Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau. -Sau cuộc tổng tiến côngnổi dậy tết mậu thân 1968 ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam.Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết hiệp định pa-ri vào tháng 10-1972 để chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở Việt Nam. -Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta,hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí hiệp định pa-ri có lợi cho Mĩ. -Ngày 26-12-1972 địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52 ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội.Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất,300 người đã chết 2000 ngôi nhà bị phá huỷ với tinh thần chiến đấu kiên cường,ta bắn rơi 18 máy bay trong đó 8 máy bay B52 ,5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ bắt sống nhiều phi công Mĩ. -Chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta,còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954. Sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bà ... /-Mục tiêu: Biết cộng trừ, nhân, chia số đo thời gian. Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. Làm các bài tập 1, 2(a), 3, 4(dòng 1, 2) II/-Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng nhóm III/-Lên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG 1/-Ôn định: 2/-Bài cũ:Luyện tập 3/-Bài mới:Luyện tập chung. Bài tập 1:y/c hs đọc đề bài Bài tập 2: y/c hs đọc đề bài Bài tập 3 y/c hs đọc đề bài. Bài tập 4 3/-Củng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau:Vận tốc Hát 1/-1 hs đọc a/ 21 giờ 68 phút=22 giờ 8 phút đổi 68 phút=1 giờ 8 phút b/-21 giờ 17 phút c/- 36 giờ 90 phút=37 giờ 30 phút đổi 90 phút = 1 giờ 30 phút d/-4 phút 15 giây 2/-1 hs đọc a/ (2 giờ 30 phút +3 giờ 15 phút) x 3 =15 giờ 135 phút = 17 giờ 15 phút 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3 = 11 giờ 75 phút = 12 giờ 15 phút 3/- 1 hs đọc Khoanh vào câu b. 4/ Thời gian đi từ HN đến HP : 8 giờ 10 phút – 6 giờ 05 phút = 2 giờ 5 phút Thời gian đi từ HN đến Lào Cai : (6 giờ - 0 giờ) + 2 giờ = 8 giờ Tập làm văn :TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I/-Mục tiêu: Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản. II/-Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ phần sau truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch giữ nghiêm phép nước. - Một số giấy khổ to để nhóm viết lời đối thoại màn kịch. III/-Lên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/-Ôn định: 2/-Bài cũ:Kiểm tra tả đồ vật 3/-Bài mới:Tập viết đoạn đối thoại *HD hs luyện tập. Bài 1:y/c hs đọc đề Bài 2:y/c hs đọc đề -Gv nhắc hs:Sgk đã cho sẵn gợi ý về nhân vật cảnh trí,thời gian,lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân.Nhiệm vụ của các em viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý ) để hoàn chỉnh màn kịch. -Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật:Thái sư Trần Thủ Độ phu nhân và người quân hiệu. Bài 3:y/c hs đọc đề GV nhắc các nhóm: -Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. -Hs dẫn chuyện có thể nhắc lời cho các bạn. 3/-Củng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau Hát 1/- 1hs đọc Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ. 2/- 1hs đọc 2 hs đọc đoạn đối thoại,cả lớp đọc thầm. Hs traođổi viết tiếp đoạn đối thoại Đại diện nhóm trình bày -1hs đọc -Hs phân vai đọc Luyện từ và câu :LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU I/-Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ ngữ dùng để thay thế trong BT1 ; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2 ; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3. II/-Chuẩn bị: Bảng phụ III/-Lên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/-Ôn định: 2/-Bài cũ:Truyền thống 3/-Bài mới:Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu. HD hs luyện tập Bài 1:y/c hs đọc đề bài Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”. 1/-Nghe chuyện “ Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. 2/-Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia đang lâm nguy đã xông pha ra trận,đem sức khoẻ mà đánh tan giặc,nhưng bị thương nặng. 3/-Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm,xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. Bài 2:y/c hs đọc đề bài Bài 3:y/c hs đọc đề bài 3/-Củng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau Hát - 1 hs đọc Hs đánh số thứ tự các câu văn,đọc thầm lại đoạn văn - Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế. - Tránh việc lập từ,giúp cho diễn đạt sinh động hơn,rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết. - Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp lại và rút gọn văn bản. Còn việc dùng từ đồng nghĩa. - Hoặc dùng từ ngữ cùng chỉ về một đối tượng để liên kết (như đoạn văn trên) có tác dụng tránh lặp cung cấp thêm thông tin phụ (làm rõ hơn về đối tượng). -1 hs đọc - 2HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở. (2) Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách (3) Nàng bắn cung rất giỏi. (4) Có lần, nàng đã bắn hạ (5) Triệu Thị Trinh vô cùng (6) Năm 248, người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh (7) Tấm gương dũng cảm của Bà sáng mãi - HS trình bày kết quả - Đính bảng nhóm - Nêu ý kiến 3/- 1hs đọc Hs giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai Hs viết vào vở,noối tiếp nhau đọc đoạn văn. Thứ sáu ngày tháng năm 20 Toán :VẬN TỐC I/-Mục tiêu: - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II/-Chuẩn bị: Bảng nhóm III/-Lên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/-Ôn định: 2/-Bài cũ:Luyện tập chung 3/-Bài mới:Vận tốc Gv nêu tên bài toán(sgv) Gv hỏi:ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn? *Bài toán 1:gv nêu tên bài toán,gọi hs nói cách làm và trình bày lời giải bài toán. Gv: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,5km/giờ viết là 42,5 km/g Gv viết bảng: Vận tốc của ô tô là: 170:4 = 42.5 (km/giờ) -Yc hs nêu cách tính vận tốc *Bài toán 2:y/c hs đọc đề bài và tìm cách giải. -Y/c hs nhắc lại cách tính vận tốc Thực hành: Bài 1:y/c hs đọc đề bài Bài 2:y/c hs đọc đề bài Bài 3: (Dành cho HS khá giỏi) y/c hs đọc đề bài 3/-Củng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. Hát Hs lắng nghe -ô tô đi nhanh hơn xe máy Hs suy nghĩ tìm kết quả 170:4 = 42,5(km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là 42,5 km. -Muốn tính vận tốc ta quãng đường chia cho thời gian v :vận tốc s :quãng đường t :thời gian Ta có: v = s : t -1hs đọc đề Tính vận tốc của xe máy đơn vị đo là km/giây. Vận tốc chung của người đó là: 60:10=6(m/giây) 1/- 1hs đọc đề bài và làm bài Vận tốc của người đi là: 105:3=35 (km/giờ) Đáp số:35km/giờ. 2/- 1hs đọc đề bài và làm bài Vận tốc của máy bay là: 1800:2,5=720(km/giơ) Đáp số:720km/giờ 3/- 1hs khá, giỏi đọc và làm bài 1 phút 20 giây=80 giây Vận tốc chạy của người đó là: 400:80=5(m/giây) Đáp số:5m/giây. Khoa học : SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I/-Mục tiêu: Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. II/-Chuẩn bị: -Thông tin và hình trang 106,107 sgk. -Sưu tầm các hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng,nhờ gió. -Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính. III/-Lên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/-Ôn đinh: 2/-Bài cũ:Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 3/-Bài mới:Sự sinh sản của thực vật có hoa. Hoạt động 1: -Y/c hs đọc bản thông tin trang 106sgk và làm các bài tập. -Thế naaào là sự thụ phấn? -Thề nào là sự thụ tinh? -Hạt và quả đựoc hình thành như thế nào? Hoạt dộng 2:Trò chơi “ghép chữ vào hình” Xem sgv trang 169 Gv phát phiếu cho từng nhóm Đại diện nhóm báo cáo,các nhóm khác bổ sung. Hát -1-2hs đọc 1-a 2-b 3b 4a 5b -Sư thụ phấn là hiện tựong đầu nhuỵ nhận đựoc những hạt phấn của nhị. -là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn. -noãn phát triển thành hạt.Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thừong có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọtdẫn côn trùng. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, mướp, cam, bầu, bí Các loại cây cỏ, lúa ngô. -Y/c hs quan sát hình 4,5,6 sgk/107 3/-Cùng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau H4:hoa táo thụ phấn nhờ côn trùng.Hoa táo không có màu Tập làm văn : Trả bài văn tả đồ vật I Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn 5 đề bài ; một số lỗi điển hình.. III Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A Kiểm tra bài cũ - YC HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại. B Dạy bài mới: 1 Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2 Nhận xét kết quả bài viết của học sinh. - Mở bảng phụ đã viết 5 đề bài của tiết kiểm tra trước; một số lỗi điển hình - Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. + Ưu điểm: Viết đủ 3 phần, sử dụng từ hợp lí, dấu câu tương đối đạt (một số ít) + Những thiếu sót : Tả các bộ phận chưa rõ ràng, nhiều lỗi chính tả. Sử dụng dấu câu chưa đúng chỗ. - Thông báo điểm số cụ thể 3 Hướng dẫn HS chữa bài. - Trả bài cho HS. - Hướng dẫn sửa lỗi chung - Gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi - Chữa lại (nếu còn sai) - HD HS chữa lỗi trong bài. - Theo dõi việc chữa lỗi của học sinh - Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - Đọc những đoạn văn, bài văn hay của học sinh - Chấm điểm đoạn văn viết lại của một số học sinh 4 Củng cố, dặn dò - Nhận xét, biểu dương học sinh làm bài tốt, học sinh chữa bài tốt trên lớp. - Yêu cầu học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài. - Chuẩn bị trước bài ôn tập tả cây cối. - Đọc lại đoạn kịch đã viết lại - Nghe và liên lệ bài làm của mình. - Chú ý cac lỗi nêu trên bảng - Chú ý các ưu, khuyết điểm. - Nhận lại bài - Nghe cách chũa lỗi. - Chữa trên giấy nháp - Trao đổi về bài chữa trên bảng - Đọc lời nhận xét, phát hiện thêm lỗi trong bài và sửa lỗi. - Đổi bài cho bạn bên cạnh rà soát lại. - Trao đổi tìm cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Chọn, viết lại đoạn văn cho hay hơn. - Tiếp nối đọc đoạn văn vừa viết lại Sinh hoạt cuối tuần I Mục tieâu: - Học sinh tự nhận xét về tình hình học tập, lao động, nề nếp học tập trong tuần vừa qua. - Tập cho học sinh thói quen nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn - Tạo cho học sinh không khí vui học và thi đua giữa các tổ, cho học sinh nhận thấy vai trò của mình trong tổ, trong lớp. - Tạo sự tự tin nói trước đám đông II Các hoạt động lên lớp : 1 Giới thiệu : 2 Văn nghệ : Cho cả lớp hát chung 1 bài. 3 Đánh giá két quả học tập, lao động trong tuần - Kẻ bảng tổng kết thi đua lên bảng Tổ Đạo đức-kỉ luật Học tập Lao động- trật tự Điểm Điểm trừ Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 YC lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt: + Các tổ báo cáo tình hình học tập, lao động của tổ tuần qua. + Thư kí ghi kết quả lên bảng + các tổ góp ý, nhận xét + Lóp trưởng nhận xét + Thư kí tổng kết thi đua + Cả lớp tuyên dương tổ xuất sắc, phê bình tổ chưa tốt - Giáo viên nhận xét chung về ưu điểm, khuyết điểm - Cho những học sinh vi phạm hứa trước lớp - Nêu phương hướng tuần tới về học tập, lao động, vệ sinh. - Nhắc học sinh các khoản tiền trong năm học 4 Cho học sinh chơi một số trò chơi 5 Nhận xét, kết thúc
Tài liệu đính kèm: