Giáo án khối 5 - Tuần 30

Giáo án khối 5 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

 - Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

 HS đọc bài Con gái, trả lời câu hỏi về bài tập đọc

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 30 ( Từ ngày 09/4 – 13/4 )
Thứ hai, ngày 09 tháng 4 năm 2007
tập đọc: thuần phục sư tử
I. mục tiêu:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
 - Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. đồ dùng dạy – học:
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc bài Con gái, trả lời câu hỏi về bài tập đọc.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
 - Một HS khá giỏi đọc toàn bài - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
 - HS đọc theo cặp - một, hai HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:
 + Ha- li - ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? 
 + Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào? 
 + Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc? 
 +Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? 
 + Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử như thế nào? 
 + Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang dận dữ "bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi" ? 
 + Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
c) Đọc diễn cảm
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn
 - Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
 - GV nhận xét giờ học. Dặn nhớ lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe.
 ----------------------------------------------
 chính tả: (nghe - viết) cô gái của tương lai
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng chính tả bài “Cô gái của tương lai”.
 - Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
II.Đồ dùng dạy – học:
 - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
 - Bút dạ và một số tờ phiếu chuẩn nị cho BT 2,3.
III.Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Một HS đọc cho 2-3 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT tiết chính tả trước.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
 - GV đọc bài chính tả “Cô gái của tương lai”. HS theo dõi trong SGK.
 - GV hỏi nội dung về bài chính tả.
 - HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
 - GV đọc bài cho HS viết.
 - GV đọc lại bài cho HS khảo bài.
 - GV chấm một số bài - Chữa lỗi.
 3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT.
 - HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chữa bài
C. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT 2,3.
toán: ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS lên bảng chữa BT trong VBT của tiết trước.
 B. Luyện tập:
 GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các BT.
 Bài 1: GV có thể kẻ sẵn bảng các đơn vị đo diện tích ở trên bảng rồi cho HS điền vào chỗ chấm trong bảng đó.
 - Cho HS đọc thuộc tên các đơn vị đo diện tích thông dụng.
 Bài 2: Củng cố về mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau, về cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 Bài 3: Cho HS tự làm bài.
 - GV chấm, chữa bài.
 C. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét giờ học - Dặn về nhà làm các BT trong VBT.
Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2007
thể dục: môn thể thao tự chọn. trò chơi “ lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
	- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân, y/c nâng cao thành tích hơn giờ trước.
	- Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Y/c tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường sạch sẽ.
	- 1 còi, mỗi HS 1 quả cầu; mỗi tổ 3-5 quả bóng.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu: 	- GV phổ biến ND Y/C tiết học.
	- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên theo cột dọc hoặc vòng tròn sân: 200-250 m.
- Xoay khớp cổ tay, chân,...
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài TD phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 
 a) Môn thể thao tự chọn: 
* Đá cầu: - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 
	+Tập theo đội hình hàng ngang.
	- Thi phát cầu bằng mu bàn chân: 
b) Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”: 
 Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, PP do GV sáng tạo.
3. Phần kết thúc: 
	- GV hệ thống bài. 
	- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 1 bài.
	- Một số động tác hồi tĩnh.
	- GV nhận xét tiết học.
khoa học: sự sinh sản của thú
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ một lứa nhiều con.
II. Đồ dùng: 
	- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ1: Quan sát.
- Mục tiêu: GIúp HS:
	+ Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
	+ Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chim và ếch.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình q/s các hình 1, 2 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
	- Chỉ vào bào thai trong hình cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
	- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
	- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
	- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? 
	- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
	- Kết luận ( ..... )
*HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
- Mục tiêu: HS biết kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con; mỗi lứa nhiều con.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển cả nhómm làm việc theo ND có trong phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng, ghi điểm thi đua.
VI. Củng cố, dặn dò: 
 - Tìm hiểu thêm các loài vật 1 lứa 1 con, 1 lứa nhiều con.
	- Nhận xét tiết học.
Ơ
luyện từ và câu: mở rộng vốn từ : nam và nữ
I. Mục tiêu:
 1.Mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng của nam và nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam , một người nữ cần có.
 2. Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : Không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết những phẩm chất quan trọng của nam giới và nữ giới.
	- Vài trang phô tô từ điển HS có từ cần tra cứu cho BT1. 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
	- 2 HS làm lại BT2,3 của tiết LTVC (Ôn tập về dấu câu) 
	- HS khác nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c tiết học.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: - 1 HS đọc y/c bài tập.
	- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a- b- c( HS dùng trang từ điển đã phô tô để hoàn thành câu c).
	- HS lần lượt phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
	- HS khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: - 1 HS đọc y/c bài.
	- Lớp đọc lại chuyện” Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng ( tiêu biểu cho nữ tính và nam tính ) của hai nhân vật Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô.
	- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, thống nhất ý kiến:
Bài 3: - 1 HS đọc ND BT3( đọc cả giải nghĩa từ sau SGK)
	- GV nhấn mạnh y/c BT:
	+ Nêu cách hiểu về ND mỗi thành ngữ, tục ngữ.
	+ Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu a hay câu b; giải thích vì sao.
	- HS đọc thầm lại từng câu tục ngữ, thành ngữ, suy nghĩ,thực hiện từng y/c BT, GV chốt lại:
	- GV nhấn mạnh phần này bằng cách liên hệ thực tế cuộc sống bây giờ.
	- HS nhẩm đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ; thi đọc TL các thành ngữ, tục ngữ trước lớp.
3. Chấm, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhắc HS cần có quan niệm đúng đắn về quyền bình đẳng nam nữ.
	- Nhận xét tiết học.
TOán: ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu:	 Giúp HS:
	- Củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
	- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 HS trả lời:
	Trong bảng đơn vị đo diện tích:
	- Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? Nêu ví dụ.
	- Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? Nêu ví dụ.
	- HS khác nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:	GV nêu mục đích y/c tiết học.
2. Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn bài tập.
Bài 1: GV kẻ sẵn bảng như SGK lên bảng lớp, y/c HS viết số thích hợp vào chỗ chấm, trả lời các câu hỏi của phần b).
- Khi chữa bài cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa ba đơn vị đo thể tích ( mét khối,đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối) và quan hệ của hai đơn vị liên tiếp nhau.
Bài 2: - 1 HS đọc y/c bài tập, HD HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài.
	- 1 HS làm ở bảng phụ.
	- Chữa bài: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
Bài 3: ( HD tương tự bài 2 )
*HĐ2: Chấm, chữa bài.
3. Nhận xét, dặn dò:
	- Ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
	- Tuyên dương những HS có bài làm tốt.
	- Nhận xét tiết học.
 Thứ tư, ngày 11 tháng 4 năm 2007
Toán: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- So sánh các số đo diện tích và thể tích.
- Giải bài toán có liên quan đến tích diện tích, tính thể tìch các hình đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: - GV ôn lại lí thuyết cho HS nắm vững để làm bài.
Bài1: Cho Hs tự làm bài rồi chữa baì. Khi HS chữa bài , GV có thể cho HS viết vào vở hoặc đọc kết quả, có thể YC hs giải thích cách làm 
Bài2:
Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
Bài2: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải 
- HS tự giải bài tập
- GV yêu cầu 1 số HS lên chữa bài 
- HS khác nhận xét bổ sung nếu sai.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học , tuyên dương những HS học bài tốt.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập này.
Đạo đức: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người .
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi  ... 
- Ôn các động tác tay, chân , vặn mình , toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục PTC, mỗi động tác 2x 8 nhịp .
* Trò chơi khởi động
* Kiểm tra bài cũ .
2. Phần cơ bản :
a. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu. 
+ Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân, tổ trưởng điều khiển.
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
+ Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân
- GV tổ chức cho HS chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài .
- GV nhận xét giờ học giao bài về nhà.
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu:
Dựa trên kiến thức có được về tả con vật và kết quả quan sát, HS biết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu , ghi mục bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài:
- Một HS đọc đề bài và gợi ý của tiết tập làm văn tả con vật.
- GV nhắc HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước , viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn.
3.HS làm bài: 
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ND cho tiết tập làm văn tuần 31.
Toán: Ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian , cách viết số đo thời gian giới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,...
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1: GV tổ chức , hướng dẫn HS tự làm bài tập rồi chữa bài .
Bài 1:
- GV cho HS tự làm bài rồi sau đó chữa bài.
- GV nêu YC HS nhớ các kết quả của bài 1.
Bài 2:
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
Bài 3:
 - GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển , YC HS trả lời đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ , bao nhiêu phút ?
Bài 4: GV cho HS tự làm rồi chữa bài . Khanh vao B.
VI. Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét giờ học, tuyên dương những HS làm bài tốt.
- Dặn học HS về nhà làm bài tập lại.	
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu( Dấu phẩy)
I.Mục tiêu:
1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho. 
II-Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và 1 vài tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu câu ( BT1)
- 2 tờ phiếu khổ to viết những câu,đoạn văn có ô để trống trong “Truyện kể về bình minh”.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bái cũ:
Hai HS làm lại bài tập1,3 (tiết luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Nam và nữ )
- Mỗi em làm 1 bài.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiẹu bài:
 GV giới thiệu ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập1: 1 HS đọc ND bài tập 1.
- GV dán lên bảng tờ phiếu kẻ bảng tổng kết; giải thích yêu cầu của bài tập .
-HS đọc từng câu, suy nghĩ, làm bài vào vở hoạc VBT.GV phát riêng bút dạ và phiếu cho một vài HS.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng 
Bài tập2:
- Một HS giỏi đọc ND BT2 
- GV hướng dẫn HS làm bài :
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS đọc thầm “Truyện kể về bình minh”, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống .
- HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
lịch sử: xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà bình
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Việc XD Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt –Xô.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II. Đồ dùng: 
-ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- Bản đồ Hành chính VN.
III. Các hoạt động:
*HĐ1: ( Làm việc cả lớp).
	- GV giới thiệu bài
	- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
	+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được XD năm nào? ở đâu? Trong thời gian nào?
	+ Trên công trường XD Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
	+ Những đóng góp của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta.
*HĐ2: ( Làm việc theo nhóm)
	- HS thảo luận ý 1.
*HĐ3: ( Làm việc theo nhóm và cả lớp).
	- HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
- Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2
*HĐ4: ( Làm việc cá nhân và cả lớp).
	- HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
	- Thảo luận ý 3.
*HĐ5: ( Làm việc cả lớp).
	- GV nhấn mạnh: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
	- HS nêu cảm nghĩ sau khi học xong bài này.
	- HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước ta.
VI. Nhận xét, dặn dò: 
	- Tuyên dương những HS tích cực XD bài.
	- Nhận xét tiết học.	
 Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2007
tập làm văn: tả con vật (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Giấy kiểm tra hoặc vở.
 - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS làm bài
 - Một số HS đọc đề bài và gợi ý của tiết: “ Viết bài văn tả con vật”.
 - GV nhắc HS : Có thể dùng đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
 3. HS làm bài - GV thu bài.
 4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
Kĩ thuật: Lắp máy bay trực thăng ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- HS cần biết :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng .
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy trực thăng đúng kĩ thuật , đúng qui trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp gép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1:
- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- GVnêu tác dụng của máy bay trực thăng trong thực tế...
* HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi: Để lắp ghép được máy bay trực thăng , theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
* HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 a. Hướng dẫn chọn các chi tiết 
 b. Lắp từng bộ phận
* Lắp thân và đuôi máy bay ( H 2 -SGK )
- YC HS quan sát H@ ( SGK )để trả lời câu hỏi :
+ Để lắp thân và đuôi máy bay, cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng. 
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ ( H 3 - SGK )
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV đặt câu hỏi: Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ , em cần phải chọn những chi tiết nào? - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp.
* Lắp ca bin ( H4 -SGK )
- Gọi 1-2 HS lên bảng lắp ca bin.
- YC toàn lớp nhận xét bổ sung bước lắp của bạn.
- Nhận xét bổ sung.
* Lắp cánh quạt ( H 5 -SGK )
- YC HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét câu trả lời của HS , sau đó hướng dẫn lắp cánh quạt.
* Lắp càng máy bay ( h 6 -SGK )
- GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay. GV thao tác chậm cho HS quan sát .
- YC HS quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- GV nhận xét , uốn nắn...
c. Lắp ráp máy bay trực thăng ( H 1- SGK )
- GV hướng dẫn lắp ráp theo các bước trong SGK.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp 
- Cách tiến hanh như bài trước.
VI. Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS chuận bị cho tiết sau học tiếp.
toán: phép cộng
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán.
II. Các hoạt động dạy – học:
 1. Củng cố kiến thức:
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung: Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng.(như SGK) 
 2. Luyện tập: 
Bài 1: Cho HS tự tính.Gọi vài em đứng tại chỗ nêu cách tính và kết quả.
Bài 2: HS tự làm bài.Gọi vài em lên bảng lớp tính. 
Bài 3: HS tự làm bài. Cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài, có thể cho HS nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lí nhất. VD :
 a) x + 9,68 = 9,68 ; x = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68 ( Dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó) HS khác cố thể giải thích ... GV kết luận cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với không nhanh gọn hơn.
Bài 4: Cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt rồi giải.
 3. GV hướng dẫn chữa bài.
 4. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét giờ học - Dặn về nhà luyện tập thêm.
khoa học: sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết :
 Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Thông tin và hình trang 122, 123 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hoạt động cụ thể:
HĐ1: Quan sát và thảo luận
 - GV cho HS hoạt động theo nhóm : Nghiên cứu SGK và thảo luận câu hỏi:
 Nhóm 1: Tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ.
 + Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
 + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
 + Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn.
 + Khi nào hổ con có thể sống độc lập ?
Nhóm 2: Tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
 + Hươu ăn gì để sống ?
 + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con ? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ? 
 + Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung. GV kết luận.
HĐ2: Trò chơi " Thú săn mồi và con mồi"
 - GV phổ biến cách chơi , luật chơi.
 - GV cho HS tiến hành chơi.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
 3. Củng cố - Dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 Tuan 30.doc