Giáo án khối 5 - Tuần 33

Giáo án khối 5 - Tuần 33

I. MỤC TIÊU

_ Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích 1 số hình đã học

_ Giáo dục ý thức tính diện tích, thể tích của 1 hình vào thực tế linh hoạt

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2010
( Nghỉ bù này 01/05 )
Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2010
Buổi sáng 
Tiết 1
Toán 
Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình 
I. Mục tiêu
_ Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích 1 số hình đã học
_ Giáo dục ý thức tính diện tích, thể tích của 1 hình vào thực tế linh hoạt
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra sự chẩn bị của học sinh
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B. Bài mới
Hoạt động 1: GV cho HS nêu lại các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1
_ GV hướng dẫn HS tính diện tích cần quét vôi bằng cách
Bài 2
Bài 3
_ Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
_ Hs làm bài rồi chữa bài
_ Tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà, rồi trừ đi diện tích các cửa
_ HS tự làm bài và chữa bài
_ HS trước hết tính thể tích bể nước
_ Sau đó tính thời gian để nước chảy vào đầy bể
c- Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 2
Tập đọc 
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
I. Mục tiêu:	
- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu ND từng điều luật.
- Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
 II .Đồ dùng học tập:
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi lại lời nói trực tiếp của người con và người cha trong bài.
III . Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
- 2 HS đọc thuộc bài: K.
B. Dạy bài mới 
1 :Luyện đọc đúng 
- GVđọc mẫu( điều 15,16,17) .Chú ý giọng thông báo rành mạch rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục;nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
 GV đọc mẫu cả bài.
2:Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đặt tên cho từng điều luật các em vừa tìm được.
- ? Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em.
3: Luyện đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn 4 HS nối tiếp đọc lại 4 điều luật- đúng với giọng đọc một văn bản luật.
- GV n/x 
C :Củng cố ,dặn dò
 -Yêu cầu H nhắc lại ND bài tập đọc . 
- NX tiết học. Nhắc HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em 
- 1HS khá - giỏi đọc nối tiếp (điều 21)
- 4 HS nối tiếp đọc lần 1, kết hợp luyện đọc những từ khó . 4 HS nối tiếp đọc lần 2 , kết hợp giải nghĩa từ HS thấy khó. 4HS nối tiếp đọc lần 3 .
- HS đọc lướt toàn bài TLCH1
- HS thảo luận nhóm câu hỏi 2.
- Điều 21 HS đọc tiếp TLCH 3.
- HS liên hệ thực tế để TLCH4.HS nối tiếp trả lời NX
- 4 HS nối tiếp đọc cả bài nêu giọng đọc văn bản luật.
- HS luyện đọc diễn cảm các bổn phận của điều 21 chú ý nhấn giọng:Yêu quý, kính trọng,hiếu thảo, lễ phép, thương yêu, đoàn kết, chăm chỉ, rèn luyện, thực hiện, ...
- HS luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm.
Tiết: 3
Đạo đức 
Tìm hiểu về địa phương
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	Các tài nguyên có ngày trên địa bàn HS sinh sống 
	Có những hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường thiết thực hàng ngày 
II - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
 B.Bài mới; 
	GV giời thiệu nội dung yêu cầu của bài
1: Tìm hiểu về các nguồn tài nguyên có ở địa phương 
	Nơi em sinh sống những tài nguyên gì? 
	Có những loại khoáng sản gì ? 
	Em thấy người dân ở địa phương ta sử dụng tài nguyên đất như thế nào? 
	Em thấy con người ở địa phương em có những hoạt động nào gây ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên? 
	GV định hướng đúng cho học sinh 
HS tự nêu
 HS tự đưa ra một số tình huống mà HS thấy 
2: Các hoạt động bảo vệ quyền, bổn phận của trẻ em ở địa phương 
 	 Em hãy kể tên các hoạt động bảo vệ tài nguyên ở địa phương em 
	ở trường em có những hoạt động nào để bảo vệ tài nguyên môi trường? 
	 GV kết luận 
 HS tự nêu. 
C. Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết: 4
Chính tả (Nghe – viết)
Trong lời mẹ hát
 I . Mục tiêu
- Nghe-viết đúng chính tả bài thơ:Trong lời mẹ hát.
- Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan,đơn vị.
II .Hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở BT3 -tiết trước .HS luyện viết.NX
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B.Dạy bài mới :
 1 : Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát.
-?Nội dung bài thơ nói lên điều gì. 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- Em nêu cách trình bày bài thơ.
- GV đọc cho HS viết bài
2 : Chấm ,chữa bài 
 GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp
 -Rút kinh nghiệm 
3 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2 
- Yêu cầu 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn.
- Một HS nhắc lại ND cần ghi nhớ về cách viết hoa 
Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm lại bài thơ. Phát hiện từ dễ viết sai VD:chòng chành, nôn nao, lời ru,....
HS viết bảng con (giấy nháp ) , đọc lại các từ khó .
HS gấp SGk viết bài vào vở
HS soát lỗi ,HS đổi chéo bài soát lỗi
2 HS nối tiếp đọc ND BT2: 1HS đọc phần lệnh và đoạn văn, 1 HS đọc phần chú giải.
tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- GV phát bảng phụ cho 4 HS.
- Tổ chức hoạt động nhóm 4
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
- Từ kết quả của BT trên, GV giúp HS đi đến kết luận. SGV tr 253. Chú ý các chữ:về, của tuy đứng đầu 1 bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
C. Củng cố ,dặn dò 
-Nhắc lại qui tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị..-NX tiết học. Chuẩn bị bài sau học thuộc bài thơ Sang năm con lên bảy..
Các nhóm thảo luận, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận để làm bài.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Đáp án SGV tr 235
HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Buổi chiều
Tiết: 1
Toán 
Luyện tập 
I. Mục tiêu
_ Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích 1 số hình đã học
_ Giáo dục ý thức tính diện tích, thể tích cẩn thận, chính xác
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
	 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B. Bài mới
Bài 1
Bài 2
_ GV có thể gợi ý để HS biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy)
Bài 3
_ HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật
_ HS có thể tính diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của 2 khối đó
_ HS nhận xét:"Cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương gấp lên 4 lần"
c- Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết: 2
Thể dục 
Môn thể thao tự chọn – Trò chơi: "Dẫn bóng"
I. Mục tiêu :	- ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân, đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng nhưng và nâng cao thành tích.
	- Học trò chơi	"Dẫn bóng" Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đồ dùng : 
	1 còi, kẻ sân chơi, vệ sinh sân sạch sẽ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Yêu cầu HS tập các động tác khởi động 
- Tập bài thể dục phát triển chung 
 2. Phần cơ bản:
1- Môn thể thao tự chọn 
a. Đá cầu: 
 a. - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 
ôn tập theo nhóm 2-3 người 
6-10’
18-22’
14
6-8'
HS tập hợp điểm số, báo cáo. 
Tập các động tác khởi động, 
Xoay các khớp, chạy nhẹ tại chỗ
HS theo dõi
HS ôn tập theo nhóm 2-3 người, yêu cầu nâng cao thành tích 
 2. Ôn ném bóng
a. Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực) 
 Cho học sinh tập ném bóng vào rổ tại vị trí chuẩn bị ở sân trường
GV quan sát, giúp HS chơi an toàn. 
b. Thi đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực 
GV hướng dẫn HS thi và làm trọng tài 
 3. – Chơi trò chơi: "Dẫn bóng" 
 GV phổ biến luật chơi hướng dẫn học sinh chơi thử. Gọi HS lên chơi thử
GV quan sát hướng dẫn học sinh chơi 
GV yêu cầu HS chơi an toàn, đúng luật
 4. Phần kết thúc:
- Cho HS thả lỏng.
- Hát 1bài theo nhịp vỗ tay.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
4-6’
Cả lớp theo dõi 
Lần lượt từng học sinh lên thực hành đứng ném bóng bằng hai tay
Lớp chia thành 4 tổ thi ném bóng vào rổ 
HS lần lượt tham gia chơi, 
GV yêu cầu chơi đúng luật chơi, nâng câothnhf tích 
- Cả lớp chạy đều (theo thứ tự 1,2,3,4) thành vòng tròn lớn sau khép thành vòng tròn nhỏ.
Tiết: 3
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
I. Mục tiêu 
	1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ;biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em 
	2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
 II .Đồ dùng học tập:
	- Bảng phụ nhóm cho HS làm BT 4
III .Hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ
 Gọi HS nêu tác dụng của dấu hai chấm, lấy 
VD minh hoạ. NX.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B.Dạy bài mới 
1:Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm miệng.
Bài 2:
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức Tìm các từ đồng nghĩa với từ trẻ em.
- GV chú ý phân tích các từ HS tìm được theo nghĩa sắc thái.
- GV yêu cầu HS nối tiếp đặt câu với các từ vừa tìm được.NX
Bài 3
- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những h/ả so sánh đẹp đúng về trẻ em VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp cảu hình dáng, tính tình...
- GV phát phiếu cho 3 HS làm bài
 Bài 4: 
- GV phát bảng phụ nhóm cho 3 HS làm BT4 HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả, cả lớp theo dõi,n/x
1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,suy nghĩ trả lời vì sao em chọn đó là câu trả lời đúng. 
Đáp án c
HS chơi trò chơi, NX nhóm thắng.
HS nối tiếp đặt câu.
1 HS đọc yêu cầu BT3,xác định yêu cầu của bài .
HS trao đổi nhóm, làm bài VBT. HS làm phiếu báo cáo kết quả.Đáp án SGV tr 255.
HS đọc yêu cầu BT4, làm bài vào VBT- các em điền vào mỗi chỗ trống 1 thành ngữ, tục ngữ thích hợp.Các h/s khác đối chiếu kết quả. 1 h/s đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng 
HS nhẩm HTL các th ... ạng toán "Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó"
 HS có thể nhận xét tổng số phần bằng nhau chính là số phần diện tích của hình tứ giác ABCD
Bài 2
 Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán "Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó"
Bài 3
 Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách "rút về đơn vị"
Bài 4
_ Ôtô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là:	12 : 100 x 75 = 9(l)
_ Tính số % HS lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi
C. Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết: 2
Tập làm văn
 Tả người ( kiểm tra viết)	.
I. Mục đích yêu cầu:
 HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những q/s riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II .Đồ dùng học tập: 
- HS chuẩn bị dàn ý cho bài văn. 
III .Hoạt động dạy và học 
A.Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị dàn bài của HS .
B. Dạy bài mới 
 1:Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 2 : Hướng dẫn HS làm bài.
 GV viết 3 đề lên bảng lớp 
 Chọn một trong các đề sau:
 +Tả cô giáo( thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
 +Tả một người ở địa phương em sinh sống( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng...)
 +Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
GV nhắc HS: 
 +Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.
 +Các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 3 :HS viết bài.
 C.Củng cố, dặn dò:
- GV n/x tiết học.
- Thông báo trả bài văn tả cảnh vào tuần sau
1 HS đọc 3 đề.
 .
HS lắng nghe.
HS xem lại dàn ý và chỉnh sửa.
HS viết bài.
Tiết: 3
Khoa học 
Tác động của con người đến môi trường đất
I,Mục tiêu 
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa
 - Có ý thức bảo vệ mmôi trường đất 
II, Đồ dùng dạy- học
 -Hình trang 136, 137 SGK
 -Có thể sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay 
III, Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
	 Nêu hậu quả của việc phá rừng ?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài: mới
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 + Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
 + Nuyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 + Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi?
 + Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
 Rút ra kết luận :SGK trang 137
3. Hoạt động 2: Thảo luận 
* Mục tiêu : HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đát trồng ngày càng suy thoái 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ,.. đến môi trường đất?
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Rút ra kết luận :SGK trang 137
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát hình 1,2 trang 136 SGK để tả lời câu hỏi .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ xung .
 - Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu đô thị hóa cần phải mở thêm trường học, mở thêm học mở rộng đường.
- HS nêu
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ xung 
- HS nêu 
C. Củng cố dặn dò
	- Dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó 
- Nhận xét, đánh giá giờ học 
Tiết 4	Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu: 
HS cần:
HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp.
Lắp được từng bộ phận và lắp rá mô hình đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động. khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. đồ dùng dạy học:
Mẫu mô hình .
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
GV cho HS quan sát mẫu mô hình .
HS quan sát.
HS quan sát kĩ từng bộ phận và nhận xét mẫu mô hình .
HS quan sát từng chi tiết của mô hình để nhận xét và trả lời 
Hỏi mô hình có mấy bộ phận chính? Là những bộ phận nào?
HS trả lời 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật
a HS chọn chi tiết theo SGK 
GV cùng HS chọn chi tiết
Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp
HS thực hành theo qui trình SGK 
HS chọn chi tiết
xếp vào nắp hộp theo từng loại.
b) Lắp từng bộ phận:
Lắp phần đầu và thân (H2 - SGK ).
Lắp thân (H3 - SGK)
HS trả lời câu hỏi SGK 
1 HS lắp mẫu
HS quan sát H3 SGK 
3 HS lắp mẫu.
Lắp chân 
GV lắp, HS quan sát
HS quan sát mẫu
1 HS lắp mô hình .
1 HS khác lắp bộ phận còn lại
Lắp các bộ phận của mô hình 
HS lắp nhanh.
c) Lắp ráp mô hình 
GV lắp ráp mô hình theo qui trình SGK 
HS quan sát.
Kiểm tra sự chuyển động của mô hình 
HS nêu quy trình lắp
 *Trưng bày sản phẩm
 Bình chọn sản phẩm đẹp
d) HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
C.Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau.
GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Tiết: 1
Tiếng Việt * 
Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu
Củng cố khắc sâu về dấu ngoặc kép.
Rèn kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II- Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ ghi bài tập 1.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ:
 	Kiểm tra sự chuẩ bị của học sinh 
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, đánh giá 
 B. Bài mới:
	Giới thiệu nội dung của bài mới. 
1: Luyện tập 
Bài 2: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ? Chọn câu trả lời đúng 
Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 
Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
Cả hai tác dụng nêu trong các câu trả lời a, b. 
	GV tóm tắt ý đúng
HS làm việc cá nhân 
HS yếu lên bảng bàm bài 
Bài 2: Gạch dưới những câu văn là lời nói trực tiếp của nhân vật trong mỗi đoạn văn sau: Dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp đó. 
	a. Thế là trưa ấy, sau buổi học, Tốt-tô-chan xin gặp thầy hiệu trưởng. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng, ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này em lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này. 
	b. Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đó là xứ tiền rừng biển bạc . Tôi đang đứng ở mui thuyền, bỗng nghe thấy tiếng ba gọi: Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi. 
HS thảo luận 
Thực hành làm bài tập 
GV Kết luận 
“ Thưa thầy.này” 
" Mau . Rồi" 
Bài 3: Gạch dưới các từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong mỗi câu sau. Dùng dấu ngặc kép để đánh dấu các từ ngữ đó. 
	a. Lớp 5A chúng tôi gọi Long là cây khôi hài của lớp. Rất nhiều điều nghiêm túc đã được Long nói ra một cách hài hước, khiến cho mọi người ai cũng vui, làm dịu đi không khí căng thẳng của những giờ học có bài khó. 
	b. Loài ong xây nhà rất khéo. Ngôi nhà của mỗi đàn ong có một hình dáng và ở một vị trí khác nhau. Có cái hình bầu dục, treo lơ lửng tít trên ngọn cây cao. Một số cái khác lại có hình ống, trông như cái thùng nước đặt ở ngay gần chạc ba của một thân cây to. Sở dĩ nhà của loài ong đa dạng như vậy vì đa số dân chúng của loài ong là các thợ xây lành nghề.
HS thảo luận cặp đôi 
Thực hành làm bài 
2 HS lên bảng làm 
HS khác nhận xét , GV chốt lời giải đúng
a. " cây khôi hài" 
b. "xây nhà"; "Ngôi nhà"" dân chúng" " thợ xây" " lành nghề" 
 C. Củng cố dặn dò 
	GV tóm tắt ý chính 
	Nhận xét, đánh giá giờ học 
	Dặn học sinh chuẩn bị bài sau 
Tiết: 2
Toán * 
Luyện tập về biểu đồ
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một số bảng thống kê tư liệu.
II.Đồ dùng dạy học:
	Biểu đồ, bảng số liệu phóng to của biểu đồ, bảng số liệu như trong vở bài tập.
III.Các hoạt động chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
 Bài 4 trang 86
Thể tích không khí cần cho 33 người là:
 6 x 33 = 198 m3
Phải xây phòng học đó cao là:
 198 : 7,5 : 6,4 = 4,12 m
 Đ/s: 4,12 m
B. Bài mới
Bài 1:
Chỉ số cây do học sinh trồng được
Chỉ tên của từng học sinh trong nhóm cây xanh.
Bài 2:
Ô trống của hàng cam là:
Ô trống của hàng chuối là: 16
Ô trống của hàng xoài là:
Bài 3:
Khoanh vào C
Một nửa diện tích hình tròn là 20 HS, phần hình tròn chỉ số lượng HS thích bóng đá lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh vào C là hợp lí. 
1 HS lên bảng chữa bài tập 4 trang 86.
Dưới chữa miệng bài 5 trang 86.
-GV dán biểu đồ lên bảng.
Các số trong cột dọc biểu đồ chỉ gì?
Các tên ở hàng ngang chỉ gì?
HS trong lớp chữa bài dây chuyền sau 5 phút làm bài.
HS đọc đề bài rồi tự làm , sau 7 phút mới cho chữa bài trên bảng.
GV lưu ý giúp HS vẽ các cột còn thiếu đúng với số liệu trong bảng nêu ở câu a.
HS đọc đề bài, tự làm rồi cho chữa. GV vẽ hình lên bảng.
Tại sao lại khoanh vào C?
c. Củng cố dặn dò 
	GV tóm tắt ý chính 
	Nhận xét, đánh giá giờ học 
	Dặn học sinh chuẩn bị bài sau 
Tiết 3 
Hoạt động tập thể 
 Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu:
	- Giúp học sinh nhận ra những ưu, khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập trong tuần. Đề ra phương hướng học tập rèn luyện trong tuần tiếp theo. 
	- Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật cho HS. 
II- Các hoạt động dạy học:
* Lớp trưởng điều hành buổi sinh hoạt 
	a: Các tổ trưởng báo các nhận xét đánh giá, nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện của các tổ viên.
	 Các tổ viên bổ sung 
	b . Đánh giá kiểm điểm các hoạt động về nề nếp học tập của cả lớp 
+ Ưu điểm: (học tập, nề nếp truy bài, làm bài tập TDVS, quan hệ bạn bè ....) 
+Nhược điểm 	
+ Bình bầu thi đua giữa các tổ, cá nhân trong lớp
c- GV nhận xét đánh giá chung 
- Tuyên dương Hs thực hiện tốt; nhắc nhở học HS có ý thức chưa tốt 
 Tuyên dương....................................................................
..........................................................................................
 Nhắc nhở........................................................................
..........................................................................................
d- Phương hướng hoạt động tuần 34
e- Các tiết mục văn nghệ
- Tổ trưởng thực hiện 
- Lớp trưởng thực hiện 
HS phát biểu 
HS theo dõi- nghe tự rút kinh nghiệm cho bản thân

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an t33.doc