Giáo án khối 5 - Tuần 4 - Trường TH Trường Tây C

Giáo án khối 5 - Tuần 4 - Trường TH Trường Tây C

I - Mục tiêu

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô Xa - xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki)

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

-Trả lời được câu hỏi 1,2,3

2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 4 - Trường TH Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
TT
Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I - Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô Xa - xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki)
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 
-Trả lời được câu hỏi 1,2,3
2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
* Kĩ năng sống:
-Xác định giá trị
-Thể hiện sự cảm thông(bày rỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
* Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận nhóm	-Hỏi đáp trước lớp
-Đóng vai xử lí tình huống
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn 3 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ:
Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân (nhóm 1 đọc phần 1, nhóm 2 đọc phần 2) và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch.
 -Giới thiệu về chủ đề bài học:
- Giới thiệu bài đọc Những con sếu bằng giấy: kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân đáng thương của chiến tranh và bom nguyên tử
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài	
 a) Luyện đọc
GV hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình đã hướng dẫn. Chú ý:
- Viết lên bảng số liệu 100 000 người (một trăm nghìn người); các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki); hướng dẫn HS đọc đúng.
- HS quan sát tranh Xa-da-cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm.
- GV chia bài làm 4 đoạn.
Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tủ xuống Nhật Bản
Đoạn 2: Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra
Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki
Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô-xi-ma.
- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn- GVsửa sai về lỗi phát âm , ngắt nhịp
- Giải nghĩa các từ khó đã chú giải trong SGK.
 b) Tìm hiểu bài
-Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? (Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản)
GV giải thích thêm trong sgk
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
(Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi cho Xa-da-cô)
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
(Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây tượng đài kỉ niệm những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình)
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
(HS có thể nói: Chúng tôi căm ghét chiến tranh/Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh/....)
- Câu hỏi bổ sung: Câu chuyện muốn nói các em điều gì?
(Câu chuyện tố cao tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới)
 c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài văn .chú ý:
- Nhấn mạnh: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 644 con.
- Nghỉ hơi: Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng/ nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa-da-cô chết/ khi em mới gấp được 644 con.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 	
- HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; 
Cb: Bài ca về trái đất. – đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi sgk
KỂ CHUYỆN
Tiết 4 : Tiếng vĩ cầm ở Mã Lai
I.Mục đích, yêu cầu:
-Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đngs ý, ngắn gọn, rõ cac chi tiết trong chuyện.
-Hiểu ý nghiã: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trng chiến tranh xâm lược Việt Nam.
* Kĩ năng sống:
-Thể hiện sự cảm thông(cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri
-Phản hồi/lắng nghe tích cực)
* Phương pháp sử dụng:
Kể chuyện sáng tạo
-Trao đổi về ý nghĩa câu chuyên.
-Tự bộc lộ
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ, tranh SGK
III: Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết. HS 
– GV nhận xét.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thệu bài : 
2.GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ các dòng chữ ghi ngày tháng, têncủa những người lính Mĩ. (HS lắng nghe).
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Bài tập 1 : 1HS đọc yêu cầu .
- GV hướng dẫn hs dựa vào tranh SGK tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. - HS làm việc cá nhân. Gọi HS phát biểu ý kiến. HS nhận xét . 
- GV chốt ý và treo bảng phụ. Gọi 1HS đọc lời thuyết minh cho mỗi tranh.
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV nhắc nhở HS kể đúng cốt truyện, kể xong cùng trao đổi vớicác bạn - Cho HS kể theo nhóm (3em).
Kể từng đoạn. Kể toàn bộ câu chuyện .
- Thi kể trước lớp.Trao đổi ý nghĩa câu chuỵện .
* GV gợi ý: 
Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì
+Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh?
+ Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp hiểu thêm điều gì?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4.Củng cố dặn dò: 
- HS kể lại chuyện.
- 1HS nêu ý nghĩa câu chuyện .
Về nhà chuẩn bị câu chuyện cho giờ sau : Kể chuyện đã nghe đã đọc 
Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nhớ viết)
Tiết 4: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I - Mục tiêu
1. Nghe -viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2,BT3).
II- Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ:
HS viết vần của các tiếng chúng - tôi - mong - thế -giới - này - mãi - mãi - hoà - bình và mô hình cấu tạo vần ; Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng .
(tránh yêu cầu HS điền vào mô hình cấu tạo vần những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi uô/ua, ươ, iê/ia, yê/ ya vì HS chưa được học.)
 - Giới thiệu bài :
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết: 	
- GV đọc toàn bài chính tả. HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.
- HS viết từ khó theo cặp – trình bày – phân tích viết nháp.
- GV đọc cho HS chép bài .
- HS đổi chéo bài soát lỗi . 
- GV thu chấm 1 số bài .
- Tuyên dương những bài viết đẹp- chữa 1 số lỗi trong bài viết của HS 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả	 
Bài tập 2
- HS đọc nội dung BT, điền tiếng nghĩa, chiến vào mô hình câú tạo vần
- Hai HS lên bảng làm bài; nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng.
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (GV nói: đó là các nguyên âm đôi)
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
Bài tập 3
- HS hoạt động cá nhân Quy tắc:
- Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
- Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 	
HS nhắc lại một số quy tắc chính tả
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê để không đánh dấu sai vị trí.
Chuẩn bị: Một chuyên gia máy xúc – viết trước các từ khó
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 7: TỪ TRÁI NGHĨA
I - Mục tiêu
1. Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
2. Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong cá thành ngữ ,tục ngữ (BT1); biết tìm từ tráI nghĩa với từ cho trước.
*HS khá giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết nội dung BT 1, 2, 3 - phần luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ 
HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý, một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu - BT 3, tiết học trước (Luyện tập về từ đồng nghĩa)
 -Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Phần nhận xét 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu BT
-HS thảo luận cặp đôi ( HS có thể dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa.)
 -GVchốt KQ đúng :
Từ
Phi nghĩa
Chính nghĩa
Nghĩa của từ
Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Bài tập 2
-HS đọc YC BT 
-HS làm cá nhân 
-GV chốt ý đúng :
+ Lời giải: sống/chết; vinh/nhục (vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ)
Bài tập 3	-HS đọc YC BT.
-HS thảo luận nhóm đôi .
-2 nhóm trình bày Kq thảo luận - nhóm khác nhận xét
-GV chốt về cách dùng từ trái nghĩa :
-Lời giải: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam - thà chết mà được tiếng thơm tho còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
-Vậy em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
Hoạt động 3: Phần ghi nhớ 
HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4: Phần luyện tập 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của BT, những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
- GV mời 4 HS lên bảng - mỗi em gạch chân cặp tự trái nghĩa trong một thành ngữ, tục ngữ.
- Lời giải: đục/trong; đen/sáng; rách/lành; dở/hay
Bài tập 2
- Cách tổ chức tương tự BT1.
- Lời giải: hẹp/rộng; xấu/đẹp; trên/dưới
- GV: Vì sao em biết các từ trên là từ trái nghĩa ?
Bài tập 3
-HS đọc YC BT.
-Tổ chức cho các nhóm trao đổi, rồi thi tiếp sức
- Nhận xét
Bài tập 4 *HSkhá,giỏi:
- HS đọc YC BT.
HS làm cá nhân.(. HS có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ, cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ.)
-2 HS trình bày trên bảng
- HS khác nhận xét- GV chốt ý đúng:
- GV lưu ý cách dùng cặp từ trái nghĩa .
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò
Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ ?
GV nhận xét tiết học. 
CB: Luyện tập về từ trái nghĩa – xem trước các bài tập sgk
Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 7: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I - Mục tiêu
1. Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
2. Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. 
II- Đồ dùng dạy - học
- Những ghi chép HS đã có, khi quan sát cảnh trường học
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ 
HS trình bày kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị ở nhà.
 -Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài tập 1
- Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà
- HS lập dàn ý chi tiết. 
- HS trình bày dàn ý. Mời 1 HS làm bài tốt làm lên bảng. Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh.
- VD về dàn ý:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giới thiệu bao quát:
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng.
- Ngôi trường nổi bật với mái ton trắng, tường vôi vàng, những hàng cây xanh bao quanh.
Tả từng phần của cảnh trường:
- Sân trường:
+ Sân rải đá mi rộng: giữa sân là cột cờ; trên sân có một số cây xanh, phượng, xà cừ toả bóng mát.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi
- Lớp học:
+ Các phòng xếp thành hình chữ U, một dãy lầu có 10 phòng học
+ Các lớp học thoáng mát, có quạt trần, đèn điện, tủ đồ dùng. Tường lớp trang trí rất gọn gàng, sạch sẽ
- Phòng truyền thống ở toà nhà chính
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn
+ Hoạt động chăm sóc vườn trường
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy, các cô và chính quyền địa phương.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
Bài tập 2
- lưu ý HS: Nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn (xem dàn ý trên)
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS viết một đoạn văn ở phần thân bài. GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới
Hoạt động 3. Củng cố , dặn dò 	
- GV nhận xét tiết học 
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết bài văn tả cảnh sắp tới: xem lại các tiết TLV tả cảnh đã học, những dàn ý đã lập, những đoạn văn đã viết; đọc trước các đề bài gợi ý (SGK, tr.44)
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 8: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I - Mục tiêu
1. Bước đầu biết dọc diễn cảm của bài thơ với giọng vui, tự hào.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
3. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Học thuộc 1,2 khổ thơ.
*HS khá, giỏi: Thuộc lòng bài thơ 
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 
 - kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Những con sếu bằng giấyvà trả lời câu hỏi về bài đọc.
 -Giới thiệu bài
Bài thơ Bài ca trái đất của nhà thơ Định Hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà trẻ em Việt Nam nào cũng biết. Qua bài thơ này, nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc
- 1 HS khá giỏi đọc bài thơ 
- 3HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ.(GV sửa sai lỗi phát âm , ngắt nghỉ ,giọng đọc)
Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng nhịp thơ. VD:
Trái đất này / là của chúng mình
Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh
Trái đất trẻ / của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen./ dù da khác màu
Bom H, bom A/ không phải bạn ta
Tiếng hát vui / giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran / cho trái đất không già.
-HS luyện đọc theo cặp 3
-3 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.( Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm). 
 b) Tìm hiểu bài
+ HS đọc thầm khổ thơ 1 và cho biết : hình ảnh trái đất có gì đẹp?
(Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển)
+ Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 (Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!) nói gì?
(Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu)
+ Đoc thầm khổ thơ 3 và cho biết : Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
(Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất)
+ Câu hỏi bổ sung: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
(Trái đất là của tất cả trẻ em/Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất/Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi)
 c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. Cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ
- Cả lớp hát bài hát Bài ca trái đất
*HS khá, giỏi thuộc bài thơ.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
CB: Một chuyên gia máy xúc.- đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi sgk
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 8: LUYỆN TÂP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.
I - Mục tiêu
-Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2,BT3
-Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4(chọn 2 ý); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4
II- Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ 
HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, 2 
 -Giới thiệu bài:
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập	
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu BT1, làm bài vào VBT. 2 - 3 HS lên bảng thi làm bài 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; 1 - 2 HS đọc lại
- Lời giải: 
+ Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
+ Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả
+ Nắng chông mưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.
+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho; yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già.
- HS học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 2	-HS đọc YC BT
	-HS làm vào VBT- 4 HS làm trên bảng
	- HS khác NX - GV chốt ý đúng :
Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống
Bài tập 3	-HS đọc YC BT
	-HS làm vào VBT- 3 HS làm trên bảng
	- HS khác NX - GV chốt ý đúng :
- Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya
- HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 4
-HS đọc YC BT
	-HS làm vào VBT- 4 HS làm trên bảng
	-HS khác NX - GV chốt ý đúng :
Lưu ý :( Để HS hiểu đúng yêu cầu của BT và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa, GV gợi ý; những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau (cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ ghép hay từ láy) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn. VD: cao/thấp; cao kều/lùn tịt; cao cao/ thâm thấp.)
a) Tả hình dáng
b) Tả hành động
d) Tả phẩm chất
- cao/thấp; cao/lùn; cao vống/lùn tịt;
- to/bé; to/nhỏ; to xù/bé tí; to kềnh/bé tẹo
- béo/gầy; mập/ốm; béo múp/gầy tong
- khóc/cười; đứng/ngồi; lên/xuống; vào/ra
- buồn/vui; lạc quan/bi quan; phấn chấn/ỉu xìu
-sướng/khổ: vui sướng/đau khổ; hạnh phúc/bất hạnh..
- khỏe/yếu; khoẻ mạnh/ốm đau; sung sức/mệt mỏi..
- Tốt/xấu; hiền/dữ; lành/ác; ngoan/hư; khiêm tốn/kiêu căng; hèn nhát/dũng cảm; thật thà/dối trá; trung thành/phản bội; cao thượng/hèn hạ; tế nhị/thô lỗ.
Bài tập 5
- GV giải thích: có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ.
- HS đặt câu mình đặt, GV nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- Trường hợp mỗi câu chứa 1 từ trái nghĩa:
+ Chú chó Cún nhà em béo múp. Chú Vàng nhà Hương thì gầy nhom
+ Hoa hớn hở vì được điểm mười. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt.
- Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều căp từ trái nghĩa:
+ Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt
+ Bác xan-trô vừa thấp vừa béo đi bên ngài Đôn Ki-hô-tê vừa cao vừa gầy trông rất buồn cười.
+ Bọn tí nhau đang trêu chọc nhau, đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ.
+ Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học; nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bt1, 3
CB : MRVT : Hoà Bình
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8: TẢ CẢNH (kiểm tra viết)
I mục tiêu
HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) và chọn lọc chi tiết miêu tả.
Diễn đạt thành câu, bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II- Đồ dùng dạy - học
- Giấy kiểm tra
- Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo Thời gian
3. Kết bài: Nên lêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. 
- Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết kiểm tra
 -Đề bài 
Hoạt động 2 : HS viết bài 
 HS chọn 1 trong những đề gợi ý ở tr.44, SGK HS viết bài
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
Giáo viên thu bài học sinh
Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5 (Luyện tập làm báo cáo thống kê), nhớ lại những điểm số xem có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê.
Chuẩn bị : Luyện tập làm báo cáo thống kê – xem trước mẫu báo cáo sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTV tuan 4 mot cot.doc