Giáo án khối 5 - Tuần 5, 6

Giáo án khối 5 - Tuần 5, 6

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .

- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cộc sống .

- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

 * KNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống). Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tấm gương vượt khó.

- Học sinh: SGK, vở .

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 55 trang Người đăng huong21 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 5
Thứ
Ngày, tháng
Môn học
Tên bài học
Thứ 2
Ngày 19/9/11
Buổi sáng 
Đạo đức
Có trí thì nên (tiết 1)
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
Toán
Ôn tập: Bảng đo độ dài
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
Khoa học
Thực hành “ Nói”
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn
Thứ 3
Ngày 20/9/11
Buổi sáng 
Tin học
Toán
Ôn tập: bảng đơn vị đo khối lượng
Chính tả
Nghe viết: Một chuyên ga máy xúc
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hoà bình
Buổi chiều
Khoa học
Thực hành
Ôn Toán
Ôn tập
Địa lí
Vùng biển nước ta
Thứ 4
Ngày 21/9/11
Buổi sáng
Ngoại ngữ
Mĩ thuật
Toán 
Luyện tập
Tập đọc
Ê- mi- li- con.
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
Buổi chiều: Nghỉ
Thứ 5
Ngày 22/9/11
Buổi sáng
Toán
Đề ca mét vuông, Héc tô mét vuông
Tin học
Thể dục
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
Buổi chiều
Âm nhạc
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào..
Thứ 6
Ngày 23/9/11
Buổi sáng
Thể dục
Ngoại ngữ
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
Toán
Mi li mét vuông, bảng đơn vị.
 GDNGLL
Buổi chiều: Nghỉ
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
ĐẠO ĐỨC: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cộc sống . 
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. 
 * KNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống). Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tấm gương vượt khó.
- Học sinh: SGK, vở .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
- Nêu ghi nhớ .
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét .
2. Bài mới: 31’Giới thiệu bài .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng . 10’
- Cung cấp thêm những thông tin về Trần Bảo Đồng .
- Đọc thầm thông tin về Trần Bảo Đồng (SGK).
- 2 học sinh đọc to cho cả lớp nghe.
- Nêu yêu cầu về thảo luận nhóm qua các câu hỏi sau:
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trả lời câu hỏi .
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và trong học tập ? 
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm , phải phụ mẹ đi bán bánh mì .
- Lớp cho ý kiến.
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
- Em học tập được những gì từ tấm gương đó ?
 Giáo viên chốt lại: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình .
Lắng nghe, nhắc lại.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống .
- Giáo viên nêu tình huống.
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống).
1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trứơc hoàn cảnh đó Khôi sẽ như thế nào?
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
2) Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị bão lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học ?
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- Giáo viên chốt: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học  Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí .
* Hoạt động 3: Làm bài tập 1 , 2 SGK - 5’
- Nêu yêu cầu , HS đọc yêu cầu.
- Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau .
- Chốt: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ vượt qua những khó khăn đó, vươn lên trong cuộc sống .
- Đại diện nhóm trình bày.
* Hoạt động 4: Củng cố. 5’
- Đọc ghi nhớ.
- 2 học sinh đọc .
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- 2 học sinh kể.
3. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc địa phương em-đề ra phương án giúp đỡ.
Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học .
TẬP ĐỌC: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của ngườ kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. Trả lời được câu hỏi 1,2,3 (SGK)
II. Chuẩn bị:
- Gv: Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: .... 
- HS : Sưu tầm tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- HS Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
-HS Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
- Học sinh nhận xét 
2. Giới thiệu bài mới: 
- Gv giới thiệu bài
- HS theo dõi
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Luyện đọc : GV đọc mẫu toàn bài -nêu xuất xứ – định hướng cách đọc.
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật 
+ Đoạn 2: Còn lại
- Sửa lỗi đọc cho học sinh
- Lần lượt học sinh nêu từ khó đọc – luyện phát âm đúng
-Cho HS nối tiếp đọc đoạn lần 2
- HS đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ ở SGK
Ÿ Giáo viên gọi 1 HS đọc toàn bài, 
-HS đọc , cả lớp theo dõi nhận xét
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
Giảng từ: Công trường
- Dự kiến HS Công trường.
- HS nêu SGK
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
+ Giảng từ “chất phác”
- Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
- Học sinh nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
Ÿ Giáo viên chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- HS lắng nghe
- Nêu ý đoạn 1
-Ý 1: Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh thảo luận + báo cáo kết quả 
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
- HS lắng nghe.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
- Dự kiến: 
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
Ÿ Giáo viên chốt lại
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
Giảng từ: thân mật
 Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
Ý 2: Tình cảm thân mật giữa anh Thuỷ và một chuyên gia nước Nga
- Cho HS nêu nội dung của bài
- GV ghi bảng
- HS lần lượt nêu: Tình cảm thân mật của chuyên gia nước bạn với anh Thuỷ thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Nga và Việt Nam
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm,. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
-Rèn đọc câu văn dài “Aùnh nắngêm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
_Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm
Ÿ Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Đọc diễn cảm
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”
- Nhận xét tiết học 
- HS lắng nghe.
TOÁN: (ÔN TẬP) BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các đơn vị đo độ dài
- HS cần làm các bài tập 1, bài 2 (a,c), bài 3, 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Phấn màu - bảng phụ 
- HS: Vở bài tập - SGK - bảng con - vở nháp 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- 2 học sinh (TB)
- Học sinh chữa bài (VBT)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - chữa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Giới thiệu bài mới: 
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành bảng đơn vị đo độ dài
- Hoạt động cá nhân 
- HS nêu thứ tự tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 2: (cột a, cột c)
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề 
- Xác định dạng 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
- Học sinh làm bài vào bảng con 
- Lưu ý HS: đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn làm phép tính nhân, ngược lại làm phép tính chia.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con – chữa bài, nhận xét.
- Học sinh chữa bài - nêu cách chuyển đổi. 
135m = 1530dm
342dm= 3420cm
15cm =150mm
1mm = 
1cm = 
1m = 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp
- Học sinh đọc đề 
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài
- Học sinh nêu dạng đổi 
- Học sinh làm bài vào vở nháp
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cho 2 HS yếu đọc lại kết quả
- Học sinh chữa bài 
 HS: 4km37m = 4037m 
HS : 8m12c ... g điều quan trọng khi viết một lá đơn. 
- GV hướng dẫn HS dựa vào bài văn để xây dựng lá đơn. 
*KNS - Thể hiện sự cảm thông ( chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam)
Bài tập 2:
*KNS: - Ra quyết định (làm đơn trình by nguyện vọng).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn. 
- GV phát mẫu đơn cho HS. 
- Gọi HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, khen những HS trình bày đúng, đẹp. 
- GV chấm điểm một số đơn, nhận xét về kĩ năng viết đơn của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập tả cảnh sông nước.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng, trả lời lần lượt các câu hỏi. GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam./ Sáng tác truyện thơ, bài hát, tranh, ảnh... thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân, vận động mọi người giúp đỡ cô bác và những bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam./ Lao động công ích gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng, nạn nhân chiến tranh nói chung.
- HS đọc yêu cầu của BT2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
- HS viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét: đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Lý do, nguyện vọng viết có rõ không? 
Buổi chiều: Nghỉ
******************
Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:Biết:
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
- * Bài 3, bài 4 dùng cho học sinh khá, giỏi. HSKT lm bi 1
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu - Bảng phụ - Hình vẽ 
- Học sinh: Chuẩn bị câu trả lời, công thức, quy tắc tính diện tích các hình đã học.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng. 
Điền dấu thích hợp vào ô trống:
2 m2 8 dm2 ... 28 dm2 
7 dm2 5 cm2 ... 710 cm2 
780 ha ... 78 km2
2 m2 3 mm2 ... 2 cm2
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bi: Hơm nay, cả lớp sẽ cng nhau lm một số bi tốn giải về diện tích cc hình.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Yêu cầu HS tự tìm hiểu bài toán rồi làm lần lượt theo các phần a, b.
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Gợi ý: 
Muốn tính DT thửa ruộng ta cần biết kích thước nào? 
Bi tốn thuộc dạng quan hệ tỉ lệ cĩ thể giải bằng cch no?
Lưu ý HS: Sau khi làm xong phần a, b có thể giải tóm tắt sau:
100m2 : 50kg
3 200m2 : ...kg?
Đổi số kg thóc thu hoạch được ra đơn vị tạ.
* Bài 3: HS tự lm.
*Bài 4: HS tự lm. 
3. Củng cố – dặn dò: Tt nd bi
Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe
- HS ln bảng -nx
- HS lm vo vở + bảng lớp.
Bài giải
a) Chiều rộng của thửa ruộng là:
80 : 2 = 40 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
80 : 2 = 3 200 (m2)
b) 3 200 m2 gấp 100m2 số lần là:
3200 : 100 = 32 (lần)
Số thóc thu hoạch được trênn thửa ruộng đó là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600kg = 16 tạ.
Đáp số: a) 3200m2; b) 16 tạ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ 
(Giảm tải)
Buổi chiều
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện cho học sinh đặt dấu thanh vào vị trí thích hợp trên những chữ in đậm
- Hiểu được nội dung của bài
II. Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’Giáo viên gọi học sinh đọc bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : 30’
- Giới thiệu bài : On tập
* Hoạt động 1: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh điền dấu thanh.
- Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý miêu tả một cái hồ.
- Giáo viên nhận xét
3. Tổng kết - dặn dò: 1’
Dặn dò: học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết sau.
Nhận xét tiết học .
- 3 học sinh lên bảng đọc bài
- Học sinh điền dấu
- Học sinh đọc đoạn văn
- Học sinh lập dàn ý
LỊCH SỬ: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết ngày 05-6- 1911 tại bến Nhà Rồng ( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Học sinh: SGK, tư liệu về Bác .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
-GV gọi 2h/s trả lời câu hỏi : 
 +Hãy nêu tiểu sử của Phan Bội Châu?
 + Tại sao phong trào Đông Du lại bị thất bại? 
- GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới: 
3. Các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 
1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 
+ Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành? 
+ Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
+ Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành với đường lối các nhà yêu nước tiên bối ? 
+ Trước tình hình đó Nguyễn Tất Thành đã làm gì? 
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét và chốt lại ; giới thiệu về phong cảnh quê và con người của Bác 
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân 
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành . 
+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài để làm gì ?
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước những khó khăn khi lên tàu và sang nước ngoài như thế nào ? 
+ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở đâu ? lúc nào ?
- GV nhận xét và chốt lại bài 
3. Củng cố - dặn dị:
- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.
+ Thông qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người như thế nào? 
+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào? 
- Nhận xét tiết học.
+Phan Bội Châu sinh năm 1867trong một gia đình nhà nghèo
+ Vì pháp cấu kết với Nhật chống lại VN 
- HS cả lớp nhận xét 
- HS đọc phần 1 trong SGK 
+ Là con của một gia đình nhà nho yêu nước 
+ Là một chàng trai yêu nước 
+ Vì Ngưới thấy các con đường đó không đúng đắn 
+ Quyết ra đi tìm đường cứu nước 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả 
- HS cả lớp nhận xét 
- HS đọc phần 2 trong SGK và tìm hiểu bài 
+ Để tìm đường cứu nước 
+ Làm tất cả việc gì để sống  
Tại Bến Cảng Nhà Rồng vào ngày 5/6/19911 
- HS cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe.
- Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì nhân dân.
- Đất nước không được độc lập, nhân dân ta vẫn chịu cảnh sống nô lệ.
********************
Thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích bài tập 1.
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước ( BT2).
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm .
- Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước, yêu cầu BT4, tiết TLV cuối tuần 5).
2. Dạy bài mới:
Bài tập 1:
- Gợi ý trả lời câu hỏi ở phần a:
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
- Gợi ý trả lời câu hỏi phần b:
+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? 
+ Thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày?
+Tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước. 
- 2HS đọc “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện...”
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm hoặc theo cặp.
+ Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời.
+ Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
+ Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
+ Từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ về chuyện của mình.
+ Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác. 
+ Buổi sáng phơn phốt màu đào, giữa trưa: hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều: biến htành một con suối lửa.
+ Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thắng nắng nóng như đổ lửa.
+ Ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất, con kênh phơn phớt màu đào, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, biến thành một con suối lửa lúc trời chiều.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiếp theo )
I. Yêu cầu cần đạt: Biết:
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số. 
- Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- *Bài 3 dành cho học sinh khá, giỏi. HSKT làm bt1
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Tìm hiểu , nghiên cức bài .
- Học sinh:- Xem trước, định hướng giải các bài tập giáo viên giao ở tiết trước, Vở nháp, SGK 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc bi tập và tự làm các bi tập. Gv hd hskt
- Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Khi chữa bài, nên yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
Bài 2: 
- GV cho HS đọc đề.
- GV yu cầu HS làm bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3: GV cho HS nêu bài toán rồi làm bài 
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề Tóan va hỏi bài toán thuộc dạng toán nào em học
- Nêu lại cách làm và thực hiện
3. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Làm thêm bài tập 2b, 2c và bài 3 ở nhà.
- 1-2 HS thực hiện 
- HS lắng nghe
a) ; ; ; 
 b) ; ; ; 
- 1 HS đọc đề.
- 4 HS lên bảng lảm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) + + = = = 
b) – – = = 
d) 15/16 : 3/8 x ¾ = 15/16 x 8/3 x ¾ = 15/8..
GDNGLL: AN TOÀN GIAO THÔNG
 Tổ chức
Lên kế hoạch lao động cho lớp; Ôn lại Luật Giao thông
2. Hoạt động
- Ôn tập nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- Làm gì để giữ an toàn giao thông
- Sinh hoạt lớp.
- Giáo viên đôn đốc, nhắc nhở học sinh
3. Nhận xét
Buổi chiều: Nghỉ
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 6 nam hoc 20112012.doc