Giáo án khối 5 - Tuần 5 năm 2012

Giáo án khối 5 - Tuần 5 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD học sinh luyện đọc diễn cảm.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/Bài cũ:

 - Gọi ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung của bài

 - HS nhận xét, GV bổ sung.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 5 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2012
TIẾT 1: Chào cờ
TIẾT 2: Thể dục
TIẾT 3 Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục TIÊU:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD học sinh luyện đọc diễn cảm.
III . Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ:
 	- Gọi ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung của bài
 	- HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài ( quan sát tranh )
 * HĐ1: Luyện đọc:
 	- GV hướng dẫn đọc: Đọc lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng đằm thắm và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến êm dịu.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thân mật 
+ Đoạn 3 : Tiếp theo đến máy xúc
+ Đoạn 4 : Đoạn còn lại
 * Đọc đoạn: ( HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt )
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó: công trường, A-lếch-xây....HS khá đọc, GV sửa lỗi giọng đọc. HS (TB - Y) đọc lại. Một HS đọc chú giải .
* Đọc theo cặp : ( HS lần lượt đọc theo cặp ); HS , GV nhận xét .
* Đọc toàn bài : HS (K) đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi 
* GV đọc mẫu bài toàn bài.
 	* HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 (Từ đầu đến ...thân mật) trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
 (Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng. Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng, thân hình chắc khoẻ,....)
 - Giải nghĩa từ : Ngoại quốc.
 	ý1: Cuộc gặp gỡ của anh Thủy và anh A-lếch-xây.
- HS đọc đoạn 2, 3 còn lai trả lời câu hỏi 3 SGK.
 (Yêu cầu HS kể lại diễn biến của cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa họ.)
 * Giải nghĩa từ: Buồng lái.
- HS (K) rút ra ý chính, HS (TB,Y) nhắc lại.
 	ý2: Diễn biến cuộc gặp gỡ của anh Thủy và anh A-lếch-xây và tình cảm thân thiết giữa hai người.
 + Nội dung của bài nói lên điều gì? HS (K) rút ra ND.
 	Nội dung : ( Như mục 1 )
 	* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 4 hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi.
- GV tổ chức cho HS đọc phân vai đoạn 4.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
 	3/Củng cố- Dặn dò:
- HS (K,G) nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 Toán
Ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi , kí hiệu và các quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan với các số đo độ dài. 
II. Đồ dùng dạy học:
 	GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ:
 	- Gọi HS nêu : Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài? HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
 	* HĐ1: Thực hành
 	+ Bài tập 1: 
- Yêu cầu một HS đọc đề. (Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm)
- HS làm bài tập cá nhân,2 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- HS (K) nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
 	Kết luận: Củng cố bảng đơn vị đo độ dài và quan hệ giữa các đơn vị đo.
 	+ Bài tập 2: VBT
- Một HS đọc đề bài. (Viết số thích hợp vào chỗ chấm) 
- HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a)	148m = 1480dm	89dam = 890m
531dm = 5310cm	76hm = 760dam
92cm = 920mm	247km = 2470hm
b)	7000m = 7km	630cm = 63dm
 8500cm = 85 m 67 000mm = 67 m
 	Kết luận: Củng cố chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề và ngược lại
 	+ Bài tập 3: VBT.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. (Viết số thích hợp vào chỗ chấm)
- HS làm bài cá nhân, 2 HS ( TB,K) lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
 	Kết luận: Củng cố chuyển đổi từ các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại.
+ Bài tập 4: VBT.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. 
- HS làm bài cá nhân, 1 HS ( K) lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 	Kết luận: Củng cố về giải toán.
* HĐ2: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống kiến thức toàn bài
TIẾT 5 Đạo đức
Có chí thì nên
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết người sống có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia dình, xã hội.
II. Đồ dùng dạy học:
 	GV: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó; thẻ màu dùng cho hoạt động3.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/ Bài cũ:
 - Một HS lên bảng trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là người sống có trách nhiệm?
 - HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/ Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời)
 	* HĐ1: Tìm hiểu thông tin về những tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng.
 	+ Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng. 
 	+ Cách tiến hành: 
- GV cho HS đọc thầm thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK. 
- HS thảo luận nhóm đôi theo 3 câu hỏi trong SGK rồi trả lời miệng.
 	Kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
 	* HĐ2: Xử lý tình huống
 	+ Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
 	+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm: Nhóm 1,2 thảo luận tình huống 1; nhóm 3,4 thảo luận tình huống 2.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
 	Kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể... mới là con người có chí.
* HĐ3: Làm bài tập 1, 2 SGK
+ Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
+ Cách tiến hành: 
- HS trao đổi theo cặp làm bài tập 1
- GV lần lượt nêu từng trường hợp.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước)
- HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên
 	Kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biêu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK 
 	3/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài học.
- Sưu tầm một vài mẫu chuyện nói về những gương HS “Có chí thì nên”.
Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2011
TIẾT 1 Tập đọc
Ê- mi- li, con...
I. Mục TIÊU:
- Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- HS khá, giỏi học thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3,4 .
III. Các hoạt động dạy-học: 
 	1/Bài cũ :
 - Gọi hai HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài :(Dùng tranh minh họa)
 * HĐ1: Luyện đọc.
 + GVHD đọc: Đọc lưu loát toàn bài và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
- HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
 + Đọc đoạn: ( HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt )
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó: Ê- mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn.....HS khá giỏi đọc, GV sửa lỗi giọng đọc. HS (TB-Y) đọc lại .
- 1HS đọc chú giải .
 + Đọc theo cặp : ( HS lần lượt đọc theo cặp ); HS , GV nhận xét .
 +Đọc toàn bài : HS (K) đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi 
 + GV đọc mẫu bài toàn bài.
 	* HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Khổ 1: HS đọc diễn cảm khổ 1 để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và em bé Ê-mi-li .
 + Giải nghĩa từ: Lầu Ngũ Giác.
- HS và GV nhận xét.
 	ý1: Tâm trạng của hai cha con.
- HS đọc khổ thơ 2 trả lời câu hỏi 2 SGK.
 (Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa- không "nhân danh ai"- và vô nhân đạo...) 
 + Giải nghĩa từ : Giôn-xơn.
 	ý2: Nguyên nhân Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
- HS đọc khổ thơ 3 trả lời câu hỏi 3 SGK.
(Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến...đừng buồn) 
 + Giải nghĩa từ: Nhân danh.
 	ý3: Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn với con.
- HS đọc khổ thơ còn lại trả lời câu hỏi 4 SGK.
 (Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân Việt Nam. Hành động cao đẹp, đáng khâm phục)
 + Giải nghĩa từ: Oa-sinh-tơn, linh hồn.
 	ý4: Hành động của chú Mo-ri-xơn.
 + Nội dung bài này nói lên điều gì? HS (K) rút ra ND, HS (TB,Y) nhắc lại.
Nội dung : ( Như mục 1 )
 	* HĐ3: Đọc diễn cảm và HTL.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. 
- 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn khổ thơ 3,4 hướng dẫn HS HTL.
- HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4.
 	3/Củng cố, dặn dò:
- HS (K,G) nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
TIẾT 2 Toán
Ôn tập: bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và các quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan với các số đo khối lượng. 
II. Đồ dùng dạy học:
 	GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1a.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp:
4km 37m = 4037m
- HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài.( dùng lời)
 	* HĐ1: Thực hành.
+ Bài tập 1:VBT.
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài. (Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm)
- HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
 	Kết luận: Giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
 	+ Bài tập 2: VBT.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. (Viết số thích hợp vào chỗ chấm)
- HS làm cá nhân , 4 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
 	Kết luận: Củng cố chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé và ngược lại, chuyển đổi từ các số đo có 2 tên đơn vị sang các số đo có 1 tên đơn vị đo và ngược lại.
+ Bài tập 3: VBT.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. 
- HS làm cá nhân , 2 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
 	Kết luận: Củng cố cách so sánh đơn vị đo khối lượng.
+ Bài tập 4: VBT.
- 1 HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài giải:
Đổi 2 tấn = 2000 kg
Thửa ruộng thứ 2 thu hoạch được số kg dưa chuột là:
100 : 2 = 500 (kg)
Cả 2 thửa ruộng thu hoạch được  ... t vuông.
+ Bài tập 3: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 3. (Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề- ca- mét vuông)
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
Kết luận: Rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích có 2 đơn vị thành số đo diện tích dưới dạng hỗn số có một đơn vị. 
3/Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài. 
TIẾT 2: Âm nhạc
TIẾT 3 Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu truyện vui và các câu đố.
II. đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động,...có tên gọi giống nhau.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ:
- Gọi ba HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn hay thành phố.- GV nhận xét cho điểm.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
 	* HĐ1: Nhận xét.
- HS làm việc cá nhân, trả lời miệng câu hỏi trong SGK.
- HS và GV nhận xét.
- GV chốt lại: 2 từ "câu" ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế dược gọi là những từ đồng âm.
- Cả lớp đọc thầm ghi nhớ SGK.
- 2,3 HS (TB) nhắc lại trước lớp.
 	* HĐ2: Luyện tập.
 	+ Bài tập 1: VBT
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp làm bài, trả lời miệng trước lớp.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 	Kết luận: Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của những từ đồng âm.
 	+ Bài tập 2: VBT
- HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc cá nhân, 3 HS (TB) lên bảng làm, các HS khác lần lượt trả lời miệng trước lớp.
- HS và GV nhận xét 
Kết luận: Rèn kĩ năng 
 	+ Bài tập 3: VBT.
- 1 HS đọc yêu cầu bài .
- HS làm việc cá nhân và trả lời miệng trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 	Kết luận: Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong văn cảnh.
 	+ Bài tập 4: VBT
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thi giải đố nhanh.
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 	Kết luận: Củng cố về nghĩa của các từ đồng âm.
 	* HĐ3: Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
- Hướng dẫn học sinh về học bài
Tiết 4 Địa lí
Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu: 
- Trình bày được đặc điểm của vùng biiển nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng.
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á; Các hình minh họa trong SGK; Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ: Em hãy nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam?
	- HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Vùng biển nước ta.
- HS quan sát lược đồ SGK nêu tên, nêu công dụng của lược đồ.
- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển đông.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ trả lời miệng câu hỏi sau: Biển đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển Việt Nam trên bản đồ
 	Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển đông.
 	* HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- HS đọc SGK và trao đổi theo cặp để trả lời miệng các câu hỏi sau:
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 	* HĐ3: Vai trò của biển.
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi sau: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 	Kuận luận: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch và nghỉ mát.
 	3/Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng dạy học:
 	GV: Hình vẽ biễu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a SGK. Một bảng có kẽ sẵn các cột, các dòng như phần b SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ :
 	- Gọi một HS lên bảng thực hiện phép đổi sau:
3dam2 = 300 m2 12hm2= 1 200dam2
- HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
 	* HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
- GV nêu gợ ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã học.
- GV hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được: “mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”.
- HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ có cạnh 1mm rồi tự rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm vuông gồm 100 hình vuông1mm vuông. 
- Yêu cầu 1,2 HS (K) rút ra mối quan hệ giữa mm vuông và cm vuông: 
1cm2 = 100mm2 ; 1mm2 = 1/100 cm2.
* HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích.
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa lập, nêu nhận xét:
 + Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 + Mỗi đơn vị đo diện tích =1/ 100 đơn vị lớn hơn tiếp liền.
* HĐ3: Thực hành
 	+ Bài tập 1: 
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. (Viết vào ô trống theo mẫu)
- HS làm bài cá nhân và nêu kết quả trước lớp.
- HS và GV nhận xét.
 	Kết luận: Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm vuông.
 	+ Bài tập 2: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 2. (Viết số thích hợp vào chỗ chấm)
- HS làm bài cá nhân , 4 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét.
 	Kết luận: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích.
 	+ Bài tập 3: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 3. (Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm)
- HS làm theo 3 nhóm đối tượng, 3 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
 	Kết luận: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo dưới dạng phân số. .
 	* HĐ3: Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
TIẾT 2: Thể dục
Tiết 3: Tập làm văn 
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi.
II. đồ dùng dạy học:
 	GV: Bảng phụ viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy- học:
 	1/Bài cũ:
- Chấm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của năm HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
 	* HĐ1: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình theo trình tự sau:
 + Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
 + HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng.
 	* HĐ2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài theo trình tự sau:
 + Sửa lỗi trong bài.
 + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
 + Viết lại một đoạn văn trong bài làm rồi trình bày trước lớp .
 	* HĐ3: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Chính tả (Nghe - viết) 
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày dúng đoạn văn. Tìm được các tiếng có chứa uô,ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có uô,ua (BT1), tìm được tiếng thích hợp có chứa uô,ua để điền vào hai trong bốn câu thành ngữ ở BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy - học:
 	1/Bài cũ:
 	- Gọi một HS lên bảng đọc cho một HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở nháp các tiếng phù sa, sương đêm. HS nhận xét, GV bổ sung.
 	2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 	* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Gọi 1 HS (K) đọc đoạn viết.
 + Hai người gặp nhau tại đâu? ( Trên công trường xây dựng )
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS (K) nêu các từ khó viết : khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác...
- Yêu cầu HS viết , đọc các từ khó.
c) Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
d) Thu, chấm bài: 10 bài.
 	* HĐ2: Luyện tập.
 	+ Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 (Gạch dưới các tiếng chứa uô, ua trong bài văn dưới đây)
- HS làm bài cá nhân viết vào vở những tiếng chứa ua/uô; 1 HS lên bảng viết, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV kết luận: Cách đánh dấu thanh.( Như SGK ) 
 	+ Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời miệng trước lớp.
- GV giúp HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ:
 Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng.
 Chậm như rùa: quá chậm chạp...
 	* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại qui tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/uô
- Dặn học sinh ghi nhớ đánh dấu thanh trong tiếng.
TIẾT 5 Sinh hoạt TUẦN 5
I/ Mục tiêu.
- Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 5.
- Giúp hs nhận thấy được ưu, khuyết điểm, có biện pháp khắc phục và đề ra được kế hoạch tuần 6.
II/ Nội dung.
	1/ ổn định: Hát.
	2/ Đánh giá kế hoạch hoạt động tuần qua.
	- Nề nếp: 	+ Thực hiện tương đối nghiêm túc nề nếp học tập.
	+ Đảm bảo giờ giấc ra vào lớp.
	- Tác phong: Trang phục có một số em chưa thực hiện đúng tác phong đội viên.
	- Học tập: SGK đã đầy đủ, VBT còn một số em thiếu.
- Đa số các em có ý thức giữ gìn sách vở và làm bài ở nhà.
	* Tồn tại:
	- Một số em còn thiếu khăn quang, ăn mặc chưa gọn gàng sạch sẽ.
	- Một số em chưa có ý thức giữ gìn sách vở, chưa bao bọc và dán nhãn.
	 - Vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ.
	- Nộp các khoản đóng góp rất chậm.
	3/ Kế hoạch tuần tới.
	- Trang phục đúng tác phong. Đi học đầy đủ, đúng giờ.
	- Giữ gìn tốt sách vở, đồ dùng học tập.
	- Đọc bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
	- Vệ sinh cá nhân phải sạch sẽ gọn gàng.
	- Tích cực nộp các khoản đóng góp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan5L5Ngon.doc