Giáo án khối 5 - Tuần 7

Giáo án khối 5 - Tuần 7

I - MỤC TIÊU

 - HS nhận biết màu các loại quả quen biết.

 - Biết dùng màu để vẽ vào hình các loại quả.

II - CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Một số loại quả thực. Tranh ảnh về các loại quả.

 Học sinh: Vở tập vẽ 1. Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm ta đồ dùng học tập.

2.Giảng bài mới. Hoa quả quanh ta rất đa dạng về màu lẫn hình dạng. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ dùng màu để vẽ hình quả cho thêm phong phú đa dạng. Bài 7 .

 - GV ghi bảng HS đọc đầu bài.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp 1
 Soạn: 9/10/2011
Giảng: 11/10/2011 Lớp 1A tiết 2 (Chiều)
 Lớp 1B tiết 3 (Chiều)
 12/10/2011 Lớp 1C tiết 1 (PT Xóm Vẽn)
 Lớp 1Đ tiết 4(PT Xóm Long Thành)
Bài 7 : VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY
I - MỤC TIÊU
 - HS nhận biết màu các loại quả quen biết.
 - Biết dùng màu để vẽ vào hình các loại quả.
II - CHUẨN BỊ
 Giáo viên: Một số loại quả thực. Tranh ảnh về các loại quả.
 Học sinh: Vở tập vẽ 1. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới. Hoa quả quanh ta rất đa dạng về màu lẫn hình dạng. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ dùng màu để vẽ hình quả cho thêm phong phú đa dạng. Bài 7 ....
 - GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
Hoạt động 1.Giới thiệu quả
GV giới thiệu cho HS một số loại quả thực và tranh ảnh, nêu câu hỏi :
Hỏi : Em hãy nêu tên các loại quả này?
Hỏi : Quả xoài có màu gì? Hình dáng ntn?
Hỏi : Quả cà có màu gì? Hình dáng ntn?
Hỏi : Quả dưa có màu gì? Hình dáng ntn?
Hỏi : Quả táo có màu gì? Hình dáng ntn?
Hỏi : Em hãy kể tên một số loại quả mà em biết, tả lại hình dáng màu sắc.
- Để vẽ màu quả cho đẹp chúng ta cùng chuyển sang phần cách vẽ nhé.
- Quả xoài, quả cà, quả dưa, quả táo...
- Màu vàng, hình dáng hơi dài, dẹt, phần đuôi hơi cong.
- Màu tím, hình dáng thon dài.
- Màu xanh, hình dáng dài.
- Màu đỏ, vàng, dạng tròn.
- HS tự kể
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ màu
 Bài vẽ màu: Vẽ màu quả cà và quả xoài (H3 Vở TậP Vẽ1)
 GV đặt câu hỏi để HS nhận ra :
Hỏi : Ở hình vẽ 3 vẽ những quả gì?
Hỏi : Hai loại quả này có màu gì?
 - GV hướng dẫn HS cách vẽ màu vào hình trên bảng
- 1 quả xoài, 1 quả cà.
- Xoài có màu xanh và vàng, cà có màu tím.
- HS quan sát :
 Có thể vẽ 1 quả màu xanh, một quả màu vàng, hoặc màu mình thích với cách vẽ sau:
 Vẽ phần gần nét quả trước, vẽ dần kín quả, nét vẽ đều tay không chờm ra ngoài.
 Bài xé dán : Giới thiệu bài xé dán (H2 Vở Tập Vẽ 1) gợi ý để HS nhận ra:
Hỏi : Hãy kể tên và màu sắc của các loại quả trong tranh?
GV hướng dẫn HS cách làm bài: 
+ Chọn màu : HS chọn giấy màu để xé.
GV gợi ý cho HS cách chon màu phù hợp với quả.
+ Cách xé : ước lượng hình quả để xé giấy cho vừa (hình không to quá, không nhỏ quá) so với giấy nền.
+ Dán hình đã xé : GV hướng dẫn HS cách bôi hồ và đặt hình vào nền, sau đó thoa nhẹ tay lên hình.
- Quả cam màu cam, quả xoài màu cam, quả chuối màu vàng, quả cà màu tím, quả mướp đắng màu xanh.
Hs quan s¸t vµ l¾ng nghe
Hoạt động 3. Thực hành
Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung, gợi ý cụ thể hơn với những em HS chưa nắm vững cách vẽ, cách xé và dán. 
Cách vẽ màu : Vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
 GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
 Hỏi : Bài nào vẽ đẹp?
 Hỏi : hình xé dán của bài nào đẹp? vì sao?
 Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao?
 GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
 GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
 Quan sát màu sắc của hoa quả.
 ---------------------------------------------------
 Lớp 2 
 Soạn: 9/10/2011
Giảng: 11/10/2011 Lớp 2C tiết 1 
 Lớp 2A tiết 2 
 12/10/2011 Lớp 2B tiết 1 (Chiều)
Bài 7: VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
I - MỤC TIÊU
 - HS hiểu được nội dung đề tài em đi học.
 - Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh.
 - Vẽ được đề tài tranh em đi học
II - CHUẨN BỊ
 GV :- Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài em đi học.
 - Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ và bộ ĐDDH.
 HS :- Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ (2’)Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới: Cảnh đi học là cảnh diễn ra thường xuyên trong mỗi ngày. Trong tiết này chúng ta cùng nhau thể hiện một bức tranh thật đẹp về đề tài đi học nhé. Bài 7....
 - GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
Hoạt động 1. Tìm chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh ảnh cùng các câu hỏi để gợi ý HS nhớ lại hình ảnh lúc đến trường.
Hỏi : Hàng ngày em đi học cùng ai?
Hỏi : Khi đi học em ăn mặc ntn?
Hỏi : Em thấy phong cảnh hai bên đường ntn?
Hỏi : Màu sắc, cây cối, đồng ruộng, nhà cửa ntn?
Hỏi : Quan sát bức tranh “Đi học dưới mưa”em thấy cảnh đi học diễn ra ntn?
Hỏi : Bức tranh “Chúng em đi học” diễn ra ntn?
Hỏi : Màu sắc, cách sắp xếp hai bức tranh này ntn?
- Cùng các bạn (một hình).
- Mặc quần áo dài tay. Mang theo ô (đội mũ) và đeo cặp.
- Gồm đồng ruộng, cây, núi(nhà cửa, đường).
- Màu xanh của cây cối, màu đỏ ở mái nhà, sơn vàng ở tường, đồng ruộng xanh tươi (hoặc vàng ươm lúa chín).
- Diễn ra khi trời mưa, các bạn đang đội áo mưa và che ô.
- Diễn ra trên đường phố có cây cối nhà cửa, chim chóc đang bay, các bạn đang vui vẻ cùng nhau đến trường.
- Các hình ảnh trong tranh sắp xếp hợp lý, màu sắc có đậm có nhạt, tôn được vẻ đẹp của nhau.
 - Các em đã được biết về cảnh đi học ở phần trên, vậy làm sao để vẽ cho đẹp thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ nhé.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
 GV vẽ lên bảng các bước vẽ đồng thời giảng giải :
 Vẽ cảnh đi học mà mình thích. Trước khi vẽ cần nhớ lại các hình ảnh phù hợp, đúng với nội dung sau đó mới tiến hành vẽ theo các bước sau : 
 B1 : Chọn hình chính vẽ trước bằng nét thẳng có thể vẽ 2 hoặc nhiều bạn cùng đi học sau đó mới vẽ các hình ảnh phụ khác.
 B2 : Vẽ nét cong dựa trên nét thẳng đã có sẵn, vẽ chi tiết cho giống với phong cảnh.
 B3 : Vẽ màu, chon màu tự do, có đậm, nhạt sao cho tranh rõ nội dung.
 - Thầy vừa hướng dẫn cách vẽ xong vậy em nào hãy nêu lại cách vẽ?
 - Trước khi vẽ các em quan sát một số bài của các bạn khóa trước để tham khảo rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
Hoạt động 3. Thực hành
GV nhắc HS vẽ hình vừa với phần giấy đã cuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung, gợi ý cụ thể hơn với những em HS chưa nắm vững cách vẽ.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
Hỏi : Bố cục của bài vẽ ntn?
Hỏi : Hình của bài vẽ so với mẫu ntn?
Hỏi : Màu sắc của bài vẽ ntn?
Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao?
GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
GV nhận xét chung tiết học
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
Dặn dò
 - Hoàn thành bài ở nhà nếu chưa xong ở lớp.
 - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.
 --------------------------------------------------------------
 Lớp 3
 Soạn: 9/10/2011
Giảng: 11/10/2010 Lớp 3C tiết 1
 13/10/2010 Lớp 3B tiết 1 (Chiều)
 Lớp 3A tiết 3 (Chiều)
 Bài 7 : VẼ THEO MẪU
 VẼ CÁI CHAI
I - MỤC TIÊU
 - HS biết quan sát, nhận xét về hình dáng các đồ vật xung quanh.
 - Biết cách vẽ và vẽ được chai gần giống mẫu.
II - CHUẨN BỊ
 GV :- Chọn một số chai có h/d, màu sắc chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh.
 - Một số bài vẽ của HS các khóa trước. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS :- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ (2’)Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới. Chai là một vật dùng khá cần thiết trong cuộc sống. chai dùng để đựng đồ uống, các loại gia vị. Vậy chai có hình dáng màu sắc ntn? Các em sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay. Bài 7 ...
 GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
Hoạt động 1. Quan sát nhận xét
- GV giới thiệ mẫu vẽ và gợi ý cho HS quan sát nhận xét về hình dáng màu sắc của chai:
-Hỏi : Hình dáng của chai ntn?
-Hỏi : Chai có màu gì?
-Hỏi : Chai thường làm bằng chất liệu gì?
-Hỏi : Chai có những phần chính nào?
Gv cho HS quan sát một vài cái chai và gợi ý:
-Hỏi : H/d của các loại chai có giống nhau không?
- Thường là hình trụ (hoặc hơi tròn)
- Màu xanh, trắng, trong suốt, nâu.
- Thủy tinh, nhựa.
- Miệng, cổ, thân, đáy.
- Không giống nhau.
Sau khi đã biết được các đặ điểm của chai chúng ta sẽ chuyển sang phần cách vẽ nhé.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
 GV vẽ phác các h lên bảng và gợi ý HS nx: 
 Hỏi : H nào hợp lý? chưa hợp lý? Vì sao?
Hỏi : Vậy vẽ ntn thì hợp lý?
 Đây là trình tự vẽ cái chai:
 B1 : Vẽ khung hình chung của chai và đường mức.
 B2 : Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các phần chính của chai : cổ, thân, vai.
 B3 : Vẽ phác nét mờ của hình dáng chai, sửa chi tiết cho cân đối và giống với mẫu.
 B4 :Vẽ chai đậm nhạt bằng chì đen.
- Hỏi : Một em hãy nhắc lại cách vẽ?
- Hs nhắc lại
- Hình a chưa hợp lý vì hình vẽ quá nhỏ so với tờ giấy.
 Hình b chưa hợp lý vì hình vẽ quá to so với tờ giấy.
 Hình c chưa hợp lý vì hình vẽ quá nhỏ lại lệch về 1 góc so với tờ giấy.
 - Hình vẽ vào giữa tờ giấy với kích thước vừa phải, không to, không nhỏ.
- Hs lắng nghe
 Trước khi vẽ các em quan sát một số bài của các bạn khóa trước để tham khảo rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
Hoạt động 3. Thực hành
 GV hướng dẫn HS thực hành:
 GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 1 mẫu vẽ.
Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung, gợi ý cụ thể hơn với những em HS chưa nắm vững cách vẽ.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
 Hỏi : Hình vẽ của bài nào giống mẫu hơn?
 Hỏi : Bố cục của bài vẽ ntn?
 Hỏi : Hình của bài vẽ so với mẫu ntn?
 Hỏi : Màu sắc của bài vẽ ntn?
 Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao?
 GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
 GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
Về nhà quan sát và nhận xét thêm hình dáng của một số loại chai khác.
Quan sát người thân : Ông bà, cha mẹ ... để chuẩn bị cho bài sau.
 -------------------------------------------------
 Tuần 7 (10/10 –14/10/2011)
 Lớp 4
 Soạn: 9/10/2011
Giảng: 10/10/2011 Lớp 4B tiết 1 (Chiều)
 Lớp 4A tiết 2 (Chiều)
Bài 7: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I - MỤC TIÊU
- HS biết cách quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- HS thêm yêu mến quê hương.
II - CHUẨN BỊ
GV : SGK, SGV.Một số tranh, ảnh phong cảnh.Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước.
HS : SGK.Giấy vẽ hoặc vở thực hành.Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới.Phong cảnh quê hương chúng ta rất phong phú và đa dạng. Hôm Nay các em sẽ cùng nhau vẽ về phong cảnh quê hương mình nhé. Bài 7 ...
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
Hoạt động 1.Tìm chọn nội dung đề tài
GV dùng tranh ảnh giới thiệu để HS nhận biết :
Hỏi : Tranh phong cảnh là tranh vẽ về những hình ảnh gì là chính?
Hỏi : Nơi em ở có những cảnh đẹp nào không?
Hỏi : Ngoài khu vực em ở, nơi em được đi tham quan em đã thấy những cảnh đẹp gì?
Hỏi : Em hãy tả lại cảnh mà em thích?
Hỏi : Em sẽ chọn đề tài nào để vẽ tranh?
- Thường vẽ cảnh vật là chính như : Đồi núi, đồng ruộng, cây cối, về các cảnh đẹp của quê hương.
- HS tự trả lời.
- Vịnh Hạ Long với cảnh biển rộng mênh mông, những dãy núi cao, bầu trời xanh - - - - - HS tự trả lời.
	Tranh phong cảnh không phải là sự sao chép lại y nguyên phong cảnh thực mà được sáng tạo thông qua cách nhìn nhận, cảm xúc của người vẽ. Hình ảnh chính của cảnh đẹp là : Cây, nhà, con người ..... và phong cảnh đẹp bởi màu sắc của không gian chung.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
 GV giới thiệu cách vẽ tranh phong cảnh:
 Đầu tiên các em tự chọn cho mình một nội dung thích hợp với mình để vẽ sau đó ta tiến hành vẽ theo các bước sau :
 B1 : Sắp xếp hình chính, hình phụ sao cho cân đối, hợp lý, rõ với nội dung.
 B2 : Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền
- Hỏi : Em nào hãy nhắc lại cách vẽ?
- Trước khi vẽ các em quan sát một số bài của các bạn khóa trước để tham khảo rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại
Hoạt động 3. Thực hành
GV yêu cầu HS suy nghĩ chọn cảnh trước khi vẽ, chú ý sắp xếp hình vẽ cho cân đối.
Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có thể vẽ thêm người, con vật....
Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung, gợi ý cụ thể hơn với những em HS chưa nắm vững cách vẽ.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
 GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
 Hỏi : Bức tranh của bạn vẽ cảnh gì?
 Hỏi : Bố cục của bài vẽ ntn?
 Hỏi : Hình của bài vẽ ntn?
 Hỏi : Màu sắc của bài vẽ ntn?
 Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao?
GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
 - Quan sát con vật quen thuộc.
-------------------------------------------
 Lớp 5
 Soạn: 9/10/2011
Giảng: 10/10/2011 Lớp 5A tiết 3 (Chiều)
 11/10/2011 Lớp 5B tiết 4 
 13/10/2011 Lớp 5C tiết 2
 Bài 7 : VẼ TRANH
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I - MỤC TIÊU
- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài anh toàn giao thông theo cảm nhận riêng
- HS có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông
II - CHUẨN BỊ
GV : SGK, SGV, Sưu tầm h/ả về ATGT đường bộ, đường thủy, cả h/ả vi phạm về ATGT
 Hình gợi ý cách vẽ, Tranh của các HS lớp trước về đề tài ATGT
HS : SGK.Giấy vẽ hoặc vở thực hành.Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ (2’)Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới.Để thực hiện ATGT, mọi người cần phải chấp hành đúng quy định: Đi bộ trên vỉa hè, không sang đường khi có xe chạy... để hiểu biết về giao thông trong giờ học này các em sẽ được tìm hiểu đề tài này qua bài 7....
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
Hoạt động 1. Tìm chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông và gợi ý HS nhận xét:
Hỏi : Nội dung đề tài an toàn giao thông có những hình ảnh đặc trưng gì?
Hỏi : Khung cảnh chung của đề tài này là gì?
Hỏi : Trong bức ảnh (tranh) những người tham gia giao thông đã chấp hành đúng luật lệ chưa?
Hỏi : Em sẽ vẽ cảnh gì trong đề tài này?
- Người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thủy,....
- Nhà cửa, cây cối, đường xá....
- Đúng vì đã đi dúng phần đường giành cho mình (chưa đúng vì vượt đèn đỏ, đá bóng trong lòng đường....)
- Tùy HS trả lời.
 Ngoài ra vẽ về cảnh đường phố, HS sang đường, cảnh người qua lại ngã ba, ngã tư .....
Vậy vẽ tranh đề tài này ntn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
GV cho HS quan sát một số tranh ở SGK và đặt câu hỏi gợi ý để các em tự tìm ra các bước vẽ tranh : 
Hỏi : Sắp xếp và vẽ các hình ảnh ntn?
Hỏi : Khi vẽ nên vẽ hình ảnh chính hay phụ trước?
Hỏi : Để tranh sinh động hơn ta phải vẽ gì?
Hỏi : Để bức tranh đẹp hoàn chỉnh bước cuối cùng là gì?
- Người, phương tiện giao thông, cảnh vật cần có chính phụ sao cho chặt chẽ và rõ nội dung.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- Điều chỉnh hình vẽ và thêm các chi tiết vào tranh.
- Vẽ màu.
GV lưu ý HS : 
 + Các hình ảnh người và phương tiện trong tranh cần có hình dáng thay đổi để tạo không khí sôi nổi, nhộn nhịp của hoạt động giao thông.
 + Tranh cần có các hình ảnh chính phụ để thể hiện không gian cụ thể.
 + Màu sắc trong tranh cần có các độ : Đậm, nhạt ,..... để hình thêm đẹp và sinh động.
Trước khi vẽ các em quan sát một số bài của các bạn khóa trước để tham khảo rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
Hoạt động 3. Thực hành
- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung, gợi ý cụ thể hơn với những em HS chưa nắm vững cách vẽ:
 + Thể hiện tranh đúng đề tài.
 + Vẽ hình có chính có phụ.
 + Màu sắc cần có đậm có nhạt.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
 - Hỏi : Bài nào chọn đúng nội dung? Hỏi : Bố cục của bài vẽ ntn?
 - Hỏi : Màu sắc của bài vẽ ntn?
 - Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao?
- GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
 - Quan sát một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.
 -------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docmi thuat tuan 7.doc